Thầy giáo cực “có tâm”: Phổ thơ toàn bộ tên thông tin chương trình Văn lớp 9 để học sinh dễ nhớ hơn
Thầy giáo có tâm nhất năm là đây!
Thời đi học ai cũng sẽ mang nỗi ám ảnh về một môn học nào đó. Đối với các học sinh ban tự nhiên nói riêng và nhiều học sinh nói chung, chắc hẳn luôn thường trực sự sợ hãi với 2 chữ: Ngữ văn. Không ít những học sinh cứ nhìn thấy những tác phẩm dài đằng đẵng là buồn ngủ hay thậm chí đọc đi đọc lại cũng không thể thuộc nổi 1 bài thơ.
Thấu hiểu điều này, một thầy giáo đã sáng tác đoạn thơ lục bát tổng hợp toàn bộ tên các tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời… của các tác phẩm truyện, thơ Việt Nam hiện đại lớp 9. Đặc biệt, thầy giáo này còn cực “có tâm” khi sắp xếp các câu thơ theo đúng trình tự thời gian để học sinh dễ học, dễ nhớ hơn.
Từ những chất liệu tưởng như khô khan và nhỏ nhặt, thầy giáo đã tạo nên một đoạn thơ lục bát mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Lời thơ giản dị, dễ hiểu có lẽ chính là điểm cộng để đoạn thơ này đến gần hơn với các bạn học sinh: Bài “Làng” tác giả Kim Lân – Viết năm 48 (1948), gian truân bão bùng, “Đồng chí” những vị anh hùng – Chính Hữu 48 (1948) sống cùng chúng ta… Việc lồng ghép hoàn cảnh sáng tác chỉ bằng những câu thơ ngắn vừa dễ nhớ mà vẫn giúp các bạn học sinh nắm được nội dung chính của mỗi bài.
Đoạn thơ phổ từ thông tin các tác phẩm Văn học gây bão MXH
Được biết, đoạn thơ này được sáng tác và chia sẻ bởi thầy giáo Lương Hải Đăng, giáo viên khoa Ngữ Văn của trường Spring Hill – ngôi trường song ngữ liên cấp nằm cách Hà Nội 40km.
Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, thầy Hải Đăng viết: “Sau một thời gian ngâm cứu, với mong muốn giúp các con lớp 9 dễ dàng ghi nhớ các mốc thời gian, tên gọi, nội dung,…mình viết ra đôi dòng lục bát đơn sơ giản dị này. Thân tặng các học sinh của thầy, hy vọng món quà nhỏ này sẽ giúp các con có hứng thú hơn, dễ dàng khám phá chiều sâu rộng của văn chương.”
Video đang HOT
Ngay sau khi đăng tải, đoạn thơ độc đáo này nhanh chóng nhận được sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng, đa phần đều tỏ ra vô cùng thích thú và ngưỡng mộ trước sự tâm huyết của thầy giáo.
Bạn Đ.N để lại bình luận: ” Dễ nhớ dễ thuộc quá thầy ơi”.
Bạn T.T bình luận: ” Thầy giỏi và tâm huyết quá ạ”.
Bạn M.T bày tỏ: “Giá như năm ấy thầy gửi con bài này!”
Đáng chú ý còn có bạn trẻ đối thêm câu thơ dành tặng thầy giáo: ” Hải Đăng văn chương sáng ngời – năm hai mốt ấy nhẹ nhàng thiết tha”.
Nguồn: Thầy giáo Lương Hải Đăng
Học trò thảng thốt 'bó tay' với độc chiêu chống quay cóp giờ kiểm tra của giáo viên
Chúng ta vẫn hay dùng câu 'nhất quỷ, nhì ma, thứ 3 học trò' để miêu tả về độ nghịch ngợm của học sinh. Chuyện quay cóp trong giờ kiểm tra cũng xảy ra như cơm bữa với nhiều cô cậu tinh quái.
Thế nhưng "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", những người thầy người cô từng trải qua quãng đời học sinh cũng chẳng còn lạ lẫm với những "trò quỷ" của đám học trò. Với tinh thần thúc đẩy các em chăm chỉ học tập, tránh lười biếng, ỉ lại, quay cóp bài của bạn, nhiều giáo viên đã ra độc chiêu chặn đứng thói xấu trong sự ngỡ ngàng, thảng thốt của học trò.
Mỗi người 1 đề thi, khỏi lo quay cóp
Chuyện mỗi người một đề thi là chuyện hoàn toàn có thể làm được khi giáo viên có một ngân hàng đề thi đủ phong phú. Tuy nhiên, việc làm này có vẻ mất rất nhiều công sức nên vị thầy giáo này đã nghĩ ra một cách đơn giản hơn mà vẫn đáp ứng "mỗi người 1 đề thi".
Theo đó, thầy giáo dạy Toán đã ra đề kiểm tra 15 phút gồm 2 câu hỏi tự luận. Bài toán với dữ kiện liên quan đến 2 số m và n trong đó m là ngày sinh, n là tháng sinh của học trò.
Mỗi học trò sẽ có ngày sinh và tháng sinh khác nhau nên kết quả bài toán cũng khác. Với đề bài này thì ý định quay cóp bài của bạn đã bị đập tan từ trong trứng nước!
Mã đề thi dành cho người tinh mắt
Để phòng ngừa những bài thi gian lận, không phản ánh được thực lực học hành, vị giáo viên "cao tay" này đã nghĩ ra một mẹo khiến đám học trò nhanh nhảu chép bài của bạn có thể ăn 0 điểm.
Biết học trò đã quá quen với việc đọc mã đề thi rồi hỏi nhau xem có cùng đề hay không, vị giáo viên bèn bỏ việc đánh số mã đề thi đi, thay vào đó là dùng ký hiệu đặc biệt: những dấu chấm in đậm. 6 mã đề thi đã lần lượt phân biệt bằng số dấu chấm in đậm.
Phòng thi chống cóp bài của bạn
Nhiều trường học đã chuyển không gian giờ kiểm tra vào những phòng thi đặc biệt, đảm bảo học sinh chỉ có thể giải quyết bài thi bằng cách "tự lực cánh sinh".
Ví dụ như tại trường Quốc tế Nam Sài Gòn (TP.HCM), học sinh sẽ phải ngồi thi trong phòng thể dục. Mỗi em ngồi một bàn riêng, bàn không có ngăn và khoảng cách giữa các bàn khá xa.
Dưới giám sát của giáo viên, thí sinh ngồi trong phòng thi này chỉ có cách... tập trung làm bài.
Một trường khác thì dựng cả vách ngăn bàn trong phòng thi để đảm bảo không ai có thể nhìn sang bài của người khác.
Loạt đề thi siêu mặn của thầy cô: Người tặng điểm nếu học sinh cười, người mang phim chưởng vào câu hỏi Sợ học sinh mất bình tĩnh, cuống quá trong phòng thi mà để sai sót lặt vặt khiến bài kiểm tra điểm không cao, thầy cô đã nhanh trí cải biên đề thi thành dạng siêu độc đáo, thậm chí còn tặng ngay cho trò chút điểm khích lệ tinh thần Dù là kỳ thi lớn hay bài kiểm tra nhỏ thì học...