Thấy gì từ thương vụ thâu tóm Twitter của Elon Musk?
Twitter, công ty 16 năm tuổi, đã chính thức bán mình cho người giàu nhất thế giới trong một thương vụ lên tới 44 tỷ USD tiền mặt.
Một nền tảng truyền thông xã hội với hàng trăm triệu người dùng thường xuyên, chuyển đổi từ công ty đại chúng sang sở hữu của một cá nhân duy nhất, hứa hẹn tạo ra những câu chuyện kịch tính trong thời gian tới.
Con dao 2 lưỡi
Elon Musk, nhân vật chính của câu chuyện, trước đó gọi bản thân mình là một người theo chủ nghĩa “tự do tuyệt đối”, đồng thời chỉ trích sự kiểm duyệt của Twitter. Tỷ phú này muốn thuật toán của Twitter tập trung vào những bài đăng (tweet) công khai và phản đối việc trao cho các doanh nghiệp quảng cáo quá nhiều quyền lợi.
Về lý thuyết, chủ nghĩa tự do hoá của Musk có thể giúp người dùng Twitter tránh được sự kiểm duyệt nội dung mang tính chủ đích từ phía công ty quản lý (và cả các đối tác quảng cáo). Theo các chuyên gia chính trị, trong kỷ nguyên Twitter Musk tài khoản của các cá nhân đang bị cấm có thể được khôi phục, bao gồm cả cựu Tổng thống Trump.
Thế nhưng, ý tưởng này cũng có thể tạo thêm thách thức trong bảo vệ quyền riêng tư người dùng. Bên cạnh đó, các nhà hoạt động xã hội cũng bày tỏ lo ngại về sự gia tăng của ngôn ngữ thù địch khi công ty nới lỏng hoạt động giám sát nội dung.
Musk và những người ủng hộ có thể nhìn nhận thương vụ này như một chiến thắng dành cho “tự do hoá Internet”. Nhưng ở khía cạnh khác, nó đang trao thêm quyền lực “online” cho CEO Tesla, người vốn có ảnh hưởng không nhỏ thời gian gần đây với hơn 80 triệu người theo dõi (follower) trên nền tảng “Chim xanh”.
Mặc dù quy mô chỉ bằng 1/10 so với các mạng xã hội khác như Facebook, nhưng Twitter được cho là đã góp phần làm lan rộng phong trào “mùa xuân Ả-rập” và bị cáo buộc là một trong những phương tiện dẫn đến cuộc bạo loạn Điện Capitol ngày 6/1/2021.
Nhà Trắng từ chối bình luận về thương vụ thâu tóm trên, nhưng khẳng định Tổng thống Joe Biden từ lâu vốn quan ngại về quyền lực của các nền tảng mạng xã hội.
“Quan ngại của chúng tôi không phải điều mới. Tổng thống từ lâu đã nhắc tới lo ngại của ông ấy đối với các nền tảng mạng xã hội, gồm Twitter cũng như các công ty khác, liên quan vấn đề lan truyền tin giả”, Jen Psaki, phát ngôn viên Nhà Trắng nói.
Video đang HOT
Nội bộ rối ren, bên ngoài hưởng lợi
Việc Elon Musk trở thành chủ sở hữu “Chim xanh” không ngay lập tức tạo ra thay đổi đối với công việc của hơn 7.000 nhân viên tại đây. Dù vậy, bầu không khí bất an đang bao trùm công ty là điều có thể cảm nhận được. Chính bản thân CEO Parag Agrawal cũng thừa nhận “không biết đường hướng phát triển của công ty thế nào cho đến khi thoả thuận chính thức hoàn tất”.
Twitter cho biết họ không có kế hoạch sa thải nhân viên trong tương lai gần. Dù vậy, tai tiếng về phong cách quản lý của Musk, cũng như việc công ty không còn thực hiện chế độ thưởng cổ phiếu cho nhân viên, sẽ khiến Twitter mất lợi thế cạnh tranh trong tuyển dụng cũng như giữ chân nhân tài, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo cấp cao.
Hiện tại thoả thuận thâu tóm này vẫn cần đợi hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan. Nhưng trong trường hợp mọi việc diễn ra theo kế hoạch, rất có thể Twitter sẽ đối mặt với làn sóng nghỉ việc và từ chức. Và những đối thủ trực tiếp sẽ là người hưởng lợi từ cuộc “di cư” lao động này.
Không chỉ vậy, nguồn thu của “Chim xanh” có thể bị ảnh hưởng khi CEO Tesla và SpaceX công khai ưu tiên khía cạnh tự do Internet thay vì hoạt động kinh doanh. Không chỉ vậy, Musk cũng bày tỏ ý muốn xây dựng mô hình đăng ký dịch vụ trả phí định kỳ chứa ít quảng cáo hơn.
“Khoảng 85% doanh thu của Twitter đến từ quảng cáo thương hiệu. Với việc Elon Musk đặt ưu tiên hàng đầu là tự do ngôn luận, các nhà quảng cáo có thể chuyển ngân sách sang các kênh khác”, các chuyên gia phân tích JMP giải thích rằng không nhãn hàng nào muốn thương hiệu của mình xuất hiện cạnh những bài viết bạo lực hay thông tin sai lệch.
Như vậy, các nền tảng như YouTube, Snap, Meta (Facebook) và TikTok sẽ là điểm đến của dòng tiền quảng cáo này.
Ai đứng sau giúp Elon Musk mua Twitter?
Khi quyết định thâu tóm Twitter, Elon Musk nhận được sự hỗ trợ về tài chính từ nhiều ngân hàng đầu tư lớn.
Một trong những bước ngoặt của thương vụ diễn ra ngày 21/4, khi Elon Musk công khai kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn 46,5 tỷ USD để mua lại Twitter. Trong hồ sơ gửi đến Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Musk cam kết bỏ ra 21 tỷ USD vốn cá nhân, 13 tỷ USD vay của Morgan Stanley và 12,5 tỷ USD vay ký quỹ từ những ngân hàng khác.
Nguồn vốn từ các "ông lớn"
Theo Reuters, năm ngân hàng lớn và một công ty tài chính là những đơn vị đứng sau hỗ trợ thương vụ trị giá 44 tỷ USD của Elon Musk.
Morgan Stanley là một trong những ngân hàng chính rót vốn để Musk mua lại Twitter.
Theo tuyên bố được đưa ra hôm 25/4, Goldman Sachs Group, JPMorgan Chase & Co. và ngân hàng đầu tư Allen & Co. là nhóm cố vấn cho Twitter. Trong khi đó, Morgan Stanley, Bank of America Corp. và Barclays Plc là cố vấn chính của Elon Musk.
Ít nhất 9 ngân hàng khác đang giúp Morgan Stanley, Bank of America và Barclays cung cấp khoản vốn 25,5 tỷ USD cho thương vụ này, bao gồm Credit Suisse Group AG, BNP Paribas SA, Citigroup Inc. và Deutsche Bank AG.
Ngoài khoản hỗ trợ 13 tỷ USD từ các ngân hàng, Musk dự kiến bổ sung thêm khoảng 21 tỷ USD tài trợ vốn cổ phần.
Tuy nhiên, Musk không tiết lộ nhiều về khoản tiền 21 tỷ USD trên. Theo Bloomberg, CEO Tesla có khối tài sản 257 tỷ USD, nhưng chỉ nắm trong tay khoảng 3 tỷ USD tiền mặt và một số tài sản có thanh khoản. Thế nhưng không ai biết khoản tiền này đến từ đâu.
Bloomberg đoán rằng các quỹ tư nhân có thể đã sẵn lòng cho Musk vay tiền hơn trước, sau khi thông báo mới chứng minh thỏa thuận này đã "suôn sẻ" hơn. Musk sẽ cần hỗ trợ của hơn 4 hoặc 5 quỹ khác nhau.
Một số cổ đông hiện tại cũng có thể quyết định chuyển cổ phần Twitter của họ vào công ty tư nhân mới này.
Như vậy, CEO Tesla sẽ không cần bỏ ra quá nhiều tiền, giúp các cổ đông của Tesla yên tâm rằng vị tỷ phú này sẽ không bán cổ phần của mình để đổ vào Twitter.
Sự thành công của thương vụ một phần đến từ dàn ngân hàng đầu tư lớn tư vấn cho cả phía Elon Musk lẫn Twitter.
Ngoài việc hỗ trợ Elon Musk mua lại Twitter, Goldman Sachs và Morgan Stanley cũng từng rót vốn vào các thương vụ lớn, gây chấn động phố Wall.
Theo New York Times, năm 2021 Goldman Sachs đã hỗ trợ tập đoàn Vivendi của Pháp mua Universal Music Group với giá 32 tỷ USD và rót vốn để Salesforce mua lại Slack Technologies với giá 28,1 tỷ USD.
Trong khi đó, Morgan Stanley cũng rót vốn vào 2 giao dịch lớn trong năm 2021. Đó là vụ mua lại Maxim Integrated với giá 20 tỷ USD của nhà sản xuất chip Analog Devices và thương vụ mua Proofpoint với giá 12,3 tỷ USD của công ty cổ phần tư nhân Thoma Bravo.
Trợ thủ đắc lực của Elon Musk
Ngoài nguồn vốn từ các ngân hàng và công ty đầu tư, Elon Musk còn nhận được sự giúp sức của một trợ thủ đắc lực đứng đằng sau.
Văn phòng gia đình, nơi quản lý tài sản cho người giàu nhất hành tinh, đặt tại Austin, Texas, được gọi là Excession. Người thiết kế và điều hành Excession là Jared Birchall, cựu quản lý tại ngân hàng Morgan Stanley. Birchall cũng là cố vấn của Musk trong các giao dịch với phố Wall vài năm trở lại đây.
Birchall chuyển từ Morgan Stanley sang làm việc cho Musk vào năm 2016, với vai trò xây dựng và quản lý văn phòng gia đình. Hiện Birchall đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các công ty do Elon Musk điều hành, như Giám đốc điều hành công ty công nghệ thần kinh Neuralink, Giám đốc Boring Company và thành viên hội đồng quản trị quỹ từ thiện cá nhân của tỷ phú này.
Jared Birchall, "quản gia" của Elon Musk. Ảnh: Getty Images.
Việc Morgan Stanley cung cấp gói hỗ trợ tài chính cũng như tư vấn cho Musk là kết quả của việc xây dựng và vun vén mối quan hệ giữa tỷ phú người Nam Phi và gã khổng lồ ngân hàng dưới bàn tay của Birchall.
Hồi tháng 7/2018, một ngày sau khi Musk đăng bài trên Twitter thông báo Goldman Sachs và Silver Lake sẽ đảm nhiệm vai trò hỗ trợ kế hoạch tư nhân hoá Tesla, Birchall đã nhắn tin khuyên Musk nên xem xét tới vai trò của Morgan Stanley.
"Họ đang là nguồn lực tốt nhất của chúng ta theo phương diện cá nhân cho tới nay. Họ đã cung cấp cho ông khoản tài chính 350 triệu USD, và mỗi lần chúng ta cần vay thêm hoặc muốn lãi suất thấp hơn, họ đều chấp thuận", trích tin nhắn của Birchall trong các tài liệu được tiết lộ xung quanh vụ điều tra dòng tweet thâu tóm Tesla của Elon Musk.
CEO Reddit chê Elon Musk lạc hậu về văn hóa Internet "Nếu thâu tóm Twitter, Elon Musk sẽ rơi vào cảnh khốn đốn, vì ông ấy không hề có sự chuẩn bị", cựu CEO của Reddit khẳng định. Trong bài đăng trên Twitter, Yishan Wong, CEO của Reddit giai đoạn 2012-2014 chia sẻ về thực tế khi vận hành một nền tảng mạng xã hội, đồng thời cho rằng Musk chẳng biết gì về...