Thấy gì qua việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp?
Ngân hàng Nhà nước đã có những cảnh báo nhất định tới các ngân hàng thương mại, do trong thời gian qua mạnh tay mua trái phiếu doanh nghiệp. Đáng nói, chính giới ngân hàng cũng là địa chỉ phát hành trái phiếu riêng lẻ khá nhiều.
Mua bán trái phiếu doanh nghiệp đang diễn ra khá sôi động.
Ngân hàng vào cuộc đua phát hành trái phiếu
Dữ liệu thống kê cho biết chỉ tính riêng trong tháng 9/2020, có 27 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của 14 doanh nghiệp (DN) với tổng giá trị đạt 10.905 tỷ đồng. Trong đó trái phiếu kỳ hạn 3 năm có giá trị phát hành lớn nhất, đạt 7.425 tỉ đồng, chiếm 68,1% tổng giá trị phát hành.
Đáng chú ý, tổng giá trị phát hành của các tổ chức tín dụng vẫn đứng đầu, đạt 8.490 tỷ đồng, chiếm 77,85% tổng giá trị phát hành trái phiếu.
Như vậy, lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, thị trường trái phiếu Việt Nam có 1.089 đợt phát hành của 175 DN với giá trị phát hành đạt 290.308 tỷ đồng với kỳ hạn phát hành bình quân là 4,0 năm. Trong đó, các tổ chức tín dụng đứng đầu nhóm phát hành với 78.486 tỷ đồng sau 9 tháng năm 2020.
Theo đánh giá của các chuyên gia, động thái này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là áp lực tăng vốn cấp 2 của các ngân hàng thương mại, đáp ứng chuẩn Basel II.
Tích cực thu gom
Như vậy, ngân hàng phát hành nhiều trái phiếu DN nhưng chính ngân hàng cũng là khách hàng mua trái phiếu DN lớn nhất trên thị trường.
Báo cáo tài chính quý III/2020 của nhiều ngân hàng cho thấy, lượng trái phiếu DN mà các ngân hàng nắm giữ lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm nay, lượng trái phiếu mua vào của nhiều ngân hàng đã tăng gấp 2-3 lần.
Video đang HOT
Cụ thể, đến cuối tháng 9/2020, lượng trái phiếu DN mà Techcombank nắm giữ là 54.400 tỷ đồng, tăng hơn 24.000 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Lượng trái phiếu này chiếm 19,5% tổng dư nợ tín dụng của Techcombank.
Tại Ngân hàng MB, danh mục trái phiếu DN cũng tăng gấp đôi so với đầu năm, với tổng giá trị trái phiếu nắm giữ lên tới 27.500 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ hơn 14.400 tỷ đồng). Hay như tại SeaBank, lượng trái phiếu DN nắm giữ tăng 3,5 lần…
Việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khó khăn không phải là xấu. Việc ngân hàng tăng đầu tư trái phiếu DN cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến cơ quan quản lý lo lắng.
Đáng chú ý hơn, điểm cần nhìn nhận là ngân hàng mua trái phiếu DN của các DN bất động sản. Việc các ngân hàng thương mại dùng khá nhiều tiền mua trái phiếu bất động sản khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu có phải đây là một “chiêu” mà các ngân hàng giúp DN đảo nợ. Điều đó được đặt trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại siết cho vay bất động sản – một lĩnh vực được cho là tiềm ẩn rủi ro.
Cụ thể, khi các DN bất động sản gặp khó khăn, không trả được nợ thì các DN này phát hành trái phiếu và ngân hàng mua; DN bất động sản sẽ dùng tiền bán trái phiếu đó để trả nợ cho ngân hàng. Điều này gây rất nhiều rủi ro cho các ngân hàng.
Trên thực tế, hiện nay các khoản nợ của DN bất động sản đang chiếm phần lớn trong nợ xấu ngân hàng. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, các ngân hàng liên tục bán giải chấp tài sản của các công ty bất động sản hoặc những công ty có liên quan bất động sản, rất nhiều tài sản rao bán nhiều lần vẫn không có khách mua.
Tại cuộc họp báo mới nhất của ngành ngân hàng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khi giải đáp vấn đề liên quan đến việc một số ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp của một số DN bất động sản cũng đã nói, các ngân hàng huy động vốn có tỷ trọng cao là vốn ngắn hạn, nên các khoản đầu tư như chứng khoán và bất động sản thường là dài hạn có rủi ro nhất định về thanh khoản, đòi hỏi phải thẩm định khả năng thu hồi vốn, đánh giá dòng tiền trong tương lai chặt chẽ. Phương châm chỉ đạo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là tín dụng đi đôi với an toàn hiệu quả, do đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, nếu các tổ chức tín dụng mua trái phiếu DN vẫn tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu DN. Dự thảo quy định, ngân hàng thương mại chỉ được mua trái phiếu DN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại năm trước liền kề; không được mua trái phiếu DN phát hành trong đó có mục đích để đảo nợ; không được mua trái phiếu DN phát hành có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại DN khác.
Lo khối 'bong bóng' hơn 300 nghìn tỷ: Siết chặt trước nguy cơ
"Phong trào" phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, với khối lượng lớn trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo thiếu tin cậy, đã phát hành, vẫn là khối "bong bóng" có nguy cơ "nổ tung" thời gian tới.
Độ an toàn thấp
Báo cáo của Công ty chứng khoán SSI cho thấy, quý 3/2020, các doanh nghiệp phát hành tổng cộng 164.400 tỷ đồng trái phiếu, tăng 29% so với quý trước và tăng 95% so với cùng kỳ 2019.
Tính chung, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến hết tháng 9/2020 là 341.000 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ 2019. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính trên GDP tăng nhanh, từ mức 11,4% cuối năm 2019 lên 14,4% vào cuối tháng 9/2020.
Cũng theo báo cáo này, trong 9 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo lên tới hơn 43.000 tỷ đồng, bao gồm 20.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và 22.600 tỷ trái phiếu của các doanh nghiệp khác. Có 29.100 tỷ đồng trái phiếu được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức phát hành hoặc của bên thứ ba, trong đó có 22.900 tỷ đồng trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý 3 tăng 29% so với quý trước
Số lượng trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo có độ tin cậy thấp chào bán đạt tỷ lệ thành công lên đến trên 95%, cho thấy nhu cầu khá cao. Công ty Chứng khoán SSI đã cảnh báo nhà đầu tư thận trọng với các trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng cổ phiếu.
SSI cho rằng các loại trái phiếu đó ẩn chứa nhiều rủi ro. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán hoặc phá sản thì nhà đầu tư có thể mất trắng.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, số lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo, hay tài sản đảm bảo độ tin cậy thấp, phát hành trong năm nay chiếm tỷ lệ lớn. Nhiều doanh nghiệp đang tạo ra tài sản ảo, không dựa trên thực lực của mình. Tuy nhiên, hầu hết vẫn chưa đến thời hạn phải thanh toán nên không sao. Nhưng từ các năm tiếp theo, khi đến hạn mà doanh nghiệp không thể thanh toán cho trái chủ thì những trái phiếu này trở nên vô giá trị. Hệ lụy xảy ra là rất lớn, không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn với cả nền kinh tế.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra nhận định, sau nhiều năm tăng trưởng chậm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã khởi sắc đáng kể. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam cũng tiềm ẩn rủi ro bởi rất ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu có xếp hạng tín nhiệm công khai.
Theo ADB, Việt Nam vẫn thiếu cơ quan xếp hạng tín nhiệm trong nước. Có hai công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước được Bộ Tài chính cấp phép năm 2017 và 2020 đều chưa hoạt động.
Các chuyên gia kinh tế cho hay, ở những quốc gia có thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát hành trái phiếu đều phải được xếp hạng tín nhiệm. Có những quốc gia phải mất hàng chục năm để xây dựng văn hóa xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu đều chưa được xếp hạng. Việc thiếu xếp hạng tín nhiệm đặt ra những rủi ro đáng kể đối với thị trường trái phiếu, đặc biệt khi các nhà đầu tư riêng lẻ đang sở hữu gần 1/4 tổng lượng trái phiếu phát hành.
Việc thiếu văn hóa xếp hạng tín nhiệm đặt ra những rủi ro đáng kể đối với thị trường trái phiếu, khiến khối bong bóng này có nguy cơ nổ tung
Mở rồi lại siết
Ngày 4/12/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thay thế Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý mới cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Nghị định mới với các điều kiện phát hành được nới lỏng hết cỡ đã mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp khi huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Ngay cả doanh nghiệp thua lỗ, chỉ cần có báo cáo tài chính đã kiểm toán, cũng có thể phát hành trái phiếu.
Ngay khi Nghị định có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp đã chớp cơ hội nhập cuộc và gọi vốn thành công. Năm 2019 đã có hàng loạt đợt phát hành, quy mô thị trường ngày càng tăng và dần trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nhiều doanh nghiệp.
Theo báo cáo của SSI, trong năm 2019, có 211 doanh nghiệp thực hiện chào bán tổng cộng 300.588 tỷ đồng trái phiếu, chia làm 807 đợt phát hành; trong đó chỉ có 12 đợt phát hành không thành công. Tổng số trái phiếu phát hành cả năm đạt 280.141 tỷ đồng, tương đương 93,2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018.
Sang năm 2020, "phong trào" phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn "tưng bừng" hơn nữa, mặc cho dịch Covid bùng phát. Nhiều doanh nghiệp liên tục phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao hơn đáng kể so với lãi suất ngân hàng, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư cá nhân tham gia. Một số công ty có tần suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp dày đặc, bình quân tới 2 đợt/ngày, giá trị phát hành vượt tới từ 10-100 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, chủ yếu là trái phiếu phát hành riêng lẻ.
Tuy triển khai dày đặc các đợt phát hành trái phiếu huy động vốn nhưng thông tin về hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, công nợ... của nhiều doanh nghiệp còn chưa được công khai, minh bạch.
Các doanh nghiệp thường phát hành trái phiếu không gắn với nhu cầu huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Đáng báo động, trong số các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, có những doanh nghiệp không làm rõ mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Tạo điều kiện để doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nhưng chính quy định mới lại mang đến những rủi ro khiến nhà quản lý quan ngại và phải cảnh báo liên tục; sau đó là siết chặt bằng quy định mới (Nghị định 81/2020 NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/9/2020, thay thế cho Nghị định 163).
Ngay lập tức "phong trào" phát hành trái phiếu doanh nghiệp "hạ nhiệt". Tuy nhiên, với khối lượng lớn trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo thiếu tin cậy, đã phát hành vẫn là khối "bong bóng" có nguy cơ "nổ tung" trong thời gian tới.
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII): Lợi nhuận quý III/2020 giảm 83%, 9 tháng dòng tiền âm kỷ lục 1.484,8 tỷ đồng Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (Mã chứng khoán: CII - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Theo đó, trong quý III/2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 1.821,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ 81,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 310% và giảm tới 83% so với cùng kỳ. Điểm...