Thấy đứa bé bị bỏ rơi, người đàn bà điên đã nhặt về nuôi nấng
Người đàn bà tâm thần kia trong giây phút ấy đã bế đứa bé lên rồi cứ thế chạy như bay về cái chòi nát của chị ấy ở khuất phía sau bãi rác.
Người đàn bà tâm thần kia trong giây phút ấy đã bế đứa bé lên rồi cứ thế chạy như bay về cái chòi nát của chị ấy ở khuất phía sau bãi rác.
Sáng sớm hôm ấy trên đoạn đường cũng có nhiều người qua lại người ta nghe thấy tiếng oe oe phát ra từ một chiếc túi nilon cạnh bãi rác. Mọi người đoán trong cái túi kia là đứa trẻ bị ai đó bỏ rơi nên vài người đã tới mở ra xem, nhưng rồi họ lại quay mặt bỏ đi:
- Tưởng lành lặn thì đem về nuôi nhưng mà nó bị khuyết tật nhìn cái mặt ghê ghê lắm. Nghiệp chướng nhà người ta người ta bỏ, mình mang về sợ lại rước họa cho gia đình. Thôi tránh là hơn.
Khoảng 4-5 người quan tâm dừng lại xem như thế rồi lại đứng lên đi, còn lại những người khác thì hối hả phóng xe vì công việc của họ nên ai để ý. Đứa bé bị bỏ ở đó đã gần 1 giờ đồng hồ, khóc đến khan tiếng nhưng vẫn chưa được một người nào chịu bế và ủ ấm cho nó. Có lẽ vì thấy hình dạng nó như thế người ta thấy sợ.
Sự sống của đứa bé rất mong manh vì trời bắt đầu lất phất có hạt mưa, người đi đường cũng thưa hẳn, tiếng khóc của nó ngày một yếu ớt. Nhưng rồi chợt người ta nhìn thấy một người phụ nữ ăn mặc rách rưới, đang xách cái bao lần mò bãi rác tiến tới phía đứa bé. Đó là người phụ nữ tâm thần, người ta thấy chị gắn bó với bãi rác này 5 năm nay rồi.
Video đang HOT
Tưởng lành lặn thì đem về nuôi nhưng mà nó bị khuyết tật nhìn cái mặt ghê ghê lắm. (Ảnh minh họa)
Có lần người ta còn thấy chị tìm đồ ăn thừa ở bãi rác ăn một cách ngon lành, vậy mà chẳng hiểu sao chị vẫn không bị làm sao cả. Vài người đi đường đứng trú mưa nghĩ chị tiến tới cái túi nilon đó vì nghe tiếng khóc, chắc chắn nhìn thấy đứa bé rồi chị sẽ lại bỏ đi vì 1 người tâm thần như chị thì sao ý thức được việc bế đứa bé lên. Bình thường thấy bọn trẻ con nhặt rác tranh của chị, chị vẫn đánh đuổi và chửi chúng thậm tệ lắm.
Nhưng phán đoán đó của họ đã sai lầm. Người đàn bà tâm thần kia trong giây phút ấy đã bế đứa bé lên rồi cứ thế chạy như bay về cái chòi nát của chị ấy ở khuất phía sau bãi rác. Có lẽ đây là giây phút tỉnh táo hiếm hoi của người đàn bà điên. 5 năm trước chị đã có bầu với người đàn ông ấy nhưng đúng lúc sinh con ra cũng là lúc chị phải chứng kiến đứa con nhỏ của mình trút hơi thở cuối cùng. Cũng từ lúc ấy chị hóa điên.
Đứa bé này đã khiến chị nhớ tới đứa con nhỏ mà chị chưa một lần được ấp vào lòng 5 năm trước. Vậy là từ lúc đó, đứa bé dị tật mà mọi người kiên quyết không ai muốn nuôi được người đàn bà điên đó nuôi nấng. Hàng ngày người ta thấy chị địu đứa bé đứng trước quán sữa ngô, sữa đậu nành. Hôm nào có tiền thì chị đưa luôn mua cho người bán để lấy sữa cho đứa bé uống. Nhưng hôm nào không có tiền thì chị cứ đứng ì đấy, người ta đuổi chị cũng không đi. Người bán thương tình cho chị một cốc để chị cho con uống. Thi thoảng ai đó lại cho đứa bé hộp sữa.
Cứ thế người đàn bà tâm thần ấy nuôi đứa bé lớn lên, cuộc sống của 2 mẹ con gắn liền với cái bãi rác. Người đàn bà ấy vẫn cứ điên điên khùng khùng, nhưng hễ có đứa trẻ nào lại trêu đứa con dị tật khuôn mặt của chị là chị đuổi tới cùng. Sợ chị lên cơn điên mất kiểm soát nên người dân gần đó cấm lũ trẻ không được tới trêu mẹ con chị.
Năm đứa bé 8 tuổi thì chị ốm liệt giường. Cả tuần trời người ta không thấy chị ngoài bãi rác mà chỉ có đứa bé đó thôi. Trước đó nó chỉ dám nhặt chai lọ ở bãi rác chứ không dám ra chỗ đông người vì sợ người ta nhìn thấy nó họ sẽ bỏ chạy và đuổi nó đi vì mặt nó ghê quá. Nhưng lần này vì mẹ, nó phải đi mua thuốc, đi kiếm đồ ăn về cho mẹ nên nó sẵn sàng lao ra cái khu chợ ấy, sẵn sàng đối mặt với sự ghẻ lạnh của người đời. Bãi rác chẳng có gì để nhặt nữa rồi, mẹ nó đang ốm không thể ăn mấy thức ăn thừa người ta vứt ra đó được.
May mắn nhờ có nó, người mẹ tâm thần đã qua cơn bạo bệnh. Hai mẹ con lại ngày ngày ra bãi rác lượm ve chai và đồ ăn vì đó là nguồn sống duy nhất của họ. Đứa bé không được tới trường nhưng nó vẫn luôn vui vẻ, ngày nào mẹ ốm mệt thì mình nó đi lượm rác.
10 năm sau… cũng đồng nghĩa với đứa bé ấy đã 18 tuổi thì một lần nữa chị lâm cơn bạo bệnh. Tuy nhiên lần này chị không dễ dàng vượt qua như lần ốm trước nữa dù được đứa con tận tình chăm sóc. Nhìn đứa con dị tật khuôn mặt, chị không nói được gì chỉ ứa nước mắt. Có lẽ chị biết mình sắp rời khỏi cõi đời này nhưng lại rất lo lắng không biết con mình sẽ ra sao?
Nhưng rồi đúng lúc ấy một cặp vợ chồng lạ xuất hiện trong túp lều lụp xụp của mẹ con người đàn bà tâm thần:
- Bố mẹ… bố mẹ… chính là bố mẹ ruột của con đây. Năm đó… mẹ xin lỗi… vì bà nội bảo con là nghiệp chướng nên bảo người bắt con bỏ đi. Bố mẹ đã tìm con bao nhiêu năm nay… Nhìn thấy khuôn mặt con là mẹ nhận ra liền…
Lúc tất cả quay vào chiếc giường chị đang nằm thoi thóp trước đó thì đã thấy chị nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng. Có lẽ chị đã ra đi thanh thản. 18 năm trước nếu chị không bế đứa bé dị tật ấy về nuôi nếu chị cũng vô cảm như những người bình thường kia thì chắc chắn sẽ không bao giờ có cuộc hội ngộ ngày hôm nay.
Theo blogtamsu
Con hãy mở lòng với "người đàn bà thứ hai" của bố
Sáng nay con đến thăm mẹ, dùng đủ ngôn từ để chê bai mẹ kế. Từng lời con nói hỗn hào bất mãn biết bao nhiêu. Và lòng mẹ buốt đau, biết nói sao đây để con biết mở lòng hơn, bao dung hơn với người khác.
Ảnh minh hoạ
Mẹ biết, bố mẹ chia tay quả là đã gây thiệt thòi lớn cho con. Nhưng nếu được lựa chọn lại thì bố mẹ vẫn không thể lựa chọn khác. Hôn nhân không đơn giản rõ ràng như phép cộng phép trừ, điều này có lẽ phải lớn hơn chút nữa con mới hiểu được.
Mẹ cũng biết thật khó để con có thể quen ngay với việc có một người phụ nữ khác thay thế mẹ trong ngôi nhà mà chúng ta từng chung sống. Mẹ không thể bảo con đừng ghét cô ấy, càng không thể bắt con phải thương yêu cô ấy. Nhưng con là con gái, rồi con sẽ yêu, và rồi con sẽ hiểu rằng: Là con gái, ai cũng từng mơ gặp được một chàng hoàng tử. Ai chẳng từng mong gặp được một người đàn ông yêu thương chỉ riêng mình, để cùng nhau vun vén gia đình, sinh ra những đứa con và yêu thương chúng. Cô ấy, một cô gái vừa trẻ đẹp, vừa thông minh, chắc hẳn có rất nhiều người theo đuổi, chắc hẳn có rất nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình một người đàn ông mơ ước. Nhưng cuối cùng cô ấy lại chọn bố con, người đàn ông đã qua một cuộc hôn nhân, lại còn đang nuôi một đứa con đang tuổi lớn.
Mẹ hình dung cô ấy hẳn phải mạnh mẽ và dũng cảm lắm. Mạnh mẽ để dám yêu một người đã từng đổ vỡ hôn nhân. Dũng cảm để làm mẹ một đứa con không phải do mình sinh ra và chăm bẵm. Mẹ không mong sau này con gái mẹ gặp trắc trở trong tình yêu để trải nghiệm và thấu hiểu cho cô ấy. Nhưng mẹ thật lòng hy vọng sau này con gái của mẹ cũng sẽ mạnh mẽ như thế, biết đạp bằng mọi khó khăn để đến với tình yêu nếu tìm đúng một nửa của đời mình.
Con đừng so sánh cô ấy với mẹ, bởi trong mắt những đứa con chắc chắn sẽ chẳng có ai bằng được mẹ. Nhưng con cứ nghĩ xem, cô ấy chăm lo cho con mỗi ngày từ những điều nhỏ nhất. Cô ấy nấu nướng, chăm sóc nhà cửa, chăm lo cho bố và con, im lặng trước những gắt gỏng nhiều khi vô lý của con...Tại sao cô ấy phải chịu những điều đó? Chỉ vì con là con gái của người cô ấy đã chọn làm chồng. Không máu mủ, ruột già, không họ hàng nòi giống, cô ấy cũng đang học cách chấp nhận con, gần gũi và yêu thương con. Một việc mà với tư cách là một người đàn bà, mẹ chắc chắn là không hề dễ. Sẽ có những lo nghĩ, sẽ có chút tủi thân. Con hãy giúp cho cô ấy tin rằng mình đã lựa chọn đúng.
Con bảo: Từ khi có cô ấy bố không yêu con nhiều như trước. Nhưng mẹ nghĩ, bố không hề bớt yêu thương con đi. Chỉ là, có thêm cô ấy, bố phải quan tâm nhiều hơn một người. Bố cũng không thể vì con không thích cô ấy mà lạnh lùng hay hắt hủi cô ấy giống con. Nếu con không thương cô ấy, có nghĩa con cũng không thương bố con, bởi con cứ như vậy thì bố con vui sao được.
Con ạ, người ta vẫn nói "khác máu tanh lòng", và thực tế là xã hội có rất nhiều người mẹ kế nhẫn tâm. Nhưng không hiểu sao mẹ vẫn rất có lòng tin vào cô ấy, khi cô ấy đứng trước mặt mẹ nhẹ nhàng mà nói rằng: "Em sẽ chăm lo cho cháu". Cô ấy có học thức và chân tình, thì trước sau gì con cũng cảm nhận được. Con lớn rồi, sẽ có những chuyện con cần sẻ chia, nếu mẹ không thể ở bên con thì vẫn còn cô ấy. Hãy cố gắng mở rộng lòng mình con nhé, hãy yêu thương rồi sẽ được nhận về.
Theo Dân Trí
Liệu có đường trở về cho người đàn bà trót say nắng? Sau mấy tháng ly hôn, Huệ vẫn sống một mình khi người tình không cưới chị như đã hứa mà lên xe hoa với người phụ nữ khác. Không còn nơi nào để tá túc, chị quay về xin chồng con tha thứ. Với một số phụ nữ, phải đến khi mộng đã vỡ, gia đình đã ly tán... họ mới muộn màng...