Thay đồng hồ, tiền nước tăng hơn 150 lần
Gia đình ông Phạm Hiếu Nghĩa (243/31A Tôn Đản, P.15, Q.4, TP.HCM) tá hỏa khi tiền nước tháng 4-2012 lên tới 7,7 triệu đồng, tăng hơn 150 lần so với trung bình những tháng trước đó (khoảng 50.000 đồng/tháng).
Chuyện bắt đầu khi nhà ông thay đồng hồ nước.
Ông Phạm Hiếu Nghĩa choáng váng khi nhận hóa đơn tiền nước hơn 7,7 triệu đồng – Ảnh: Q.KHẢI
Sau khi Tuổi Trẻ có bài “Hóa đơn tiền nước tăng chóng mặt” (11-6), ông Nghĩa phản ảnh tình trạng này cũng xảy ra với gia đình ông.
Ông Nghĩa cho biết ông xài nước rất tiết kiệm. Mỗi tháng gia đình ông chỉ xài 8-9m3, tháng cao nhất là 11m3. Đến đầu tháng 3-2012, sau khi được thay đồng hồ nước thì tháng tiếp theo số lượng nước qua đồng hồ tăng đến 623m3 dù các sinh hoạt vẫn bình thường. Tính ra số tiền nước ông Nghĩa phải đóng hơn 7,7 triệu đồng.
Video đang HOT
Sau đó, lượng nước qua đồng hồ trở lại bình thường trong 18 ngày (từ ngày 12 đến 30-5) đo được 5m3. Tuy nhiên từ ngày 31-5 đến 3-6 (bốn ngày), ông Nghĩa phát hiện lượng nước qua đồng hồ lại tăng đột biến đến 75m3. Quá bức xúc, ông Nghĩa đã nộp đơn yêu cầu Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè xem xét thì được hướng dẫn đưa đồng hồ nước đi kiểm định. Điều ngạc nhiên là kết quả kiểm định của Công ty cổ phần Cơ khí công trình cấp nước chứng nhận đồng hồ đạt yêu cầu về đo lường.
Theo biên bản kiểm tra ngày 15-5, nhân viên Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè khóa van nước thì đồng hồ không quay. Điều này chứng tỏ không có hiện tượng rò rỉ qua đường ống bên trong. Mặt khác, bồn nước bằng nhựa nhà ông Nghĩa được âm dưới đất, xung quanh bồn nhựa được xây tường kỹ lưỡng.
“Nếu nước rò rỉ qua bồn này thì cũng tràn lên ngập nhà và nếu rò rỉ thì số lượng nước tăng liên tục chứ không xảy ra hai lần tăng đột biến như vậy được. Rõ ràng đồng hồ nước có vấn đề” – ông Nghĩa nhận định.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Chí Thiện, phó giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè, cho rằng kết quả kiểm định đồng hồ đạt yêu cầu đo lường nên chỉ giải quyết theo hướng tính giá thấp nhất (4.800 đồng/m3) đối với hộ khó khăn, còn nếu phát hiện rò rỉ đường ống sau đồng hồ sẽ tính mức giá 9.200 đồng/m3. Ông Thiện cho biết hôm nay (14-6) sẽ cho nhân viên xuống kiểm tra đường ống nước nhà ông Nghĩa một lần nữa rồi sẽ đưa ra hướng xử lý.
Được biết, nhiều trường hợp khiếu nại đồng hồ nước chạy nhanh là đồng hồ cỡ 15mm thuộc các nhãn hiệu được sử dụng thông dụng hiện nay như Kent (xuất xứ Malaysia), Asahi (Thái Lan), Actaris Multimag (Indonesia). Lượng nước liên tục qua các đồng hồ này ở mức 1,5m3/giờ, lượng nước tối đa qua đồng hồ là 3m3/giờ.
Theo Tuổi Trẻ
15 hộ dân phường Thanh Xuân Nam bị cắt nước: Nạn nhân hay thủ phạm?
Dù những ngày vừa qua cái nóng của Hà Nội đã lên tới hơn 40 độ C, nhưng 15 hộ dân của tổ 20-21 phường Thanh Xuân Nam vẫn phải sống trong cảnh không có nước sinh hoạt. Đây là hậu quả của sự "trừng phạt" từ đơn vị cung cấp nước là Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco) sau khi phát hiện cả 15 hộ này đều sử dụng đồng hồ nước bị chỉnh sửa.
Chúng tôi là bị hại
Đã gần 2 tháng người dân tổ 20-21 phường Thanh Xuân Nam không có nước dùng
Bà Ngô Thị Ánh Tuyết - tổ trưởng tổ dân phố 21 khẳng định như vậy khi trả lời phóng viên ANTĐ về việc 15 hộ dân bị Viwaco "cúp" nước trong thời gian gần 2 tháng. Câu chuyện bắt đầu từ giữa tháng 3-2012, khi phía Viwaco tiến hành kiểm tra và phát hiện đồng hồ đo nước của số hộ dân trên đã bị "can thiệp" dẫn đến những sai số. Tất cả các hộ đều cho biết: "Việc lắp đặt hay chỉnh sửa đồng hồ là do chính nhân viên của Viwaco".
Trước đây, tổ dân phố 20-21 phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân vốn chưa hề biết đến khái niệm nước sạch. Để có nguồn nước sinh hoạt, bà con thường sử dụng giếng khoan hoặc đi bơm nhờ từ các hộ ngoài mặt đường Nguyễn Trãi. Cho đến năm 2010, khi nghe tin Viwaco tiến hành lắp đặt đường ống nước sạch sinh hoạt cho người dân thì tất cả đều hết sức vui mừng. Câu chuyện sẽ chẳng dẫn đến hậu quả như ngày nay nếu như trong quá trình tiến hành lắp đặt cho người dân, một số cán bộ thi công của Viwaco không có một số gợi ý về tiền bồi dưỡng.
Bà Tuyết cho biết: "Lúc đó, anh Thành - một cán bộ phụ trách lắp đặt của Viwaco nói với chúng tôi: Nếu các bác bồi dưỡng cho anh em một chút, chúng cháu sẽ thi công cẩn thận và giúp các bác lắp loại đồng hồ... "tiết kiệm nước". Thấy họ thi công vất vả, lại nhiệt tình nên hầu như bà con chúng tôi ai cũng đồng ý. Vậy là nhà cho 200 nghìn đồng, nhà cho 500 nghìn đồng, thậm chí có nhà khá giả còn cho tới 700 nghìn đồng, ai cũng vui vẻ đóng góp và bồi dưỡng cho công nhân của Viwaco. Ai dè, sau này Viwaco kiểm tra, họ phát hiện đồng hồ đã bị chỉnh sửa rồi đổ tiệt cho chúng tôi".
Bà Chu Thị Cúc, trú tại tổ dân phố 20 cho biết: Sau khi phát hiện 15 đồng hồ bị chỉnh sửa, phía Viwaco lập tức cắt nước sinh hoạt và tháo đồng hồ mang về công ty kiểm tra. Tiếp theo đó, Viwaco yêu cầu phải "truy thu" của các hộ dân 45 triệu đồng tiền nước đã thất thoát trong vòng 18 tháng, kể từ ngày lắp đặt. Với cách tính trên, mỗi hộ dân trung bình phải đóng 3 triệu đồng. Chúng tôi hiểu việc truy thu là đúng bởi rõ ràng là đồng hồ đã sai. Vì thế 15 hộ dân sẵn sàng nộp tiền, nhưng với cách tính như Viwaco thì không thể chấp nhận được. Cũng theo bà Cúc thì sau nhiều lần tranh cãi, phía Viwaco đã hạ xuống mức giá 33 triệu đồng rồi 22 triệu đồng và cuối cùng là 8,3 triệu đồng. Tuy nhiên, với mức giá này 15 hộ dân vẫn cho là quá cao và không đồng ý.
Không nộp thì còn cắt?
Chiếc cánh quạt của đồng hồ đã bị cắt cụt
Ông Cao Hải Tháp, Phó Tổng giám đốc Viwaco cáo buộc: "Sự thật là các hộ dân đã thuê đối tượng xấu can thiệp và làm sai lệch đồng hồ. Cụ thể là tháo kẹp chì niêm phong và cắt ngắn cánh quạt đo lưu lượng nước của đồng hồ. Vì thế, khi dòng nước chảy qua, chỉ số của đồng hồ gần như không hoạt động hoặc chỉ nhảy số rất ít. Đặt giả thuyết, nếu có người của Viwaco gạ gẫm như người dân phản ánh thì đáng ra họ nên báo cáo lại với chúng tôi để xử lý. Đằng này họ lại thỏa hiệp đề nghị đó. Như thế là đồng lõa".
Một bằng chứng mà ông Tháp đưa ra là tại toàn bộ biên bản nghiệm thu sau lắp đặt đều có chữ ký xác nhận của người dân. Theo ông Tháp, điều đó có nghĩa là khi bàn giao, người dân đã thừa nhận là đồng hồ hoạt động đúng và kẹp chì niêm phong vẫn đảm bảo. Vậy mà sau này khi chúng tôi kiểm tra thì tất cả không còn nguyên vẹn nữa. Như vậy chứng tỏ việc can thiệp vào đồng hồ chỉ tiến hành sau khi bàn giao và lúc đó trách nhiệm thuộc về người sử dụng.
Trước câu hỏi, tại sao việc gian dối này kéo dài hơn 1 năm mà giờ đây công ty mới phát hiện được? Ông Tháp cho biết: "Đây là cách ăn cắp rất tinh vi và bây giờ Viwaco mới thấy lần đầu. Sở dĩ chúng tôi phát hiện ra là nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở hóa đơn tiền nước hàng tháng. Có những hộ đông người nhưng sử dụng rất ít, cá biệt còn có hộ mang bán hoặc cho dùng nhờ thoải mái mà không hề e ngại bị tăng tiền trên hóa đơn".
Về mức giá mà Viwaco đưa ra để truy thu theo ông Tháp là đã có sự tính toán rất kỹ: "Với mức truy thu ban đầu là 45 triệu đồng, công ty cũng nhận thấy chưa hợp lý nên đã điều chỉnh lại. Đây là tiền Nhà nước, chúng tôi có nhiệm vụ phải thu chứ không phải thu về túi cá nhân. Các đồng hồ có sai số khác nhau nhưng theo quy chuẩn, đã sai lệch trên 5% nghĩa là đồng hồ đó hỏng. Khi đồng hồ hỏng thì sai số trên cũng chỉ là tương đối, đó là lý do công ty đã đưa ra mức truy thu chung".
Trước mắt, khi chưa có kết luận, chưa truy thu đuợc tiền thất thoát, Viwaco tiếp tục cắt nước sinh hoạt của 15 hộ dân. Nếu người dân tiếp tục khiếu kiện, công ty sẽ mời công an vào cuộc điều tra. Như vậy cơn "khát" của 15 hộ dân tổ 20-21 sẽ còn tiếp tục kéo dài và chưa biết bao giờ mới kết thúc.
Theo ANTD
Dân bao vây trại lợn ô nhiễm, thả hàng nghìn con lợn ra đồng Đến thời hạn chót mà việc di dời trại lợn gây ô nhiễm không được tiến hành, cho rằng chính quyền và phía công ty không giữ đúng lời hứa, sáng ngày 31/12/2011, khoảng 700 người dân đã xông vào khu chăn nuôi, tháo chuồng trại, thả hàng nghìn con lợn ra ngoài. Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã bao...