Thay đổi thói quen sau dịch bệnh
Nỗi lo sợ về dịch Covid-19 đang làm thay đổi thói quen sinh hoạt của rất nhiều người. Đó là việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống và rèn luyện sức khỏe để có sức đề kháng tốt trước bệnh tật.
Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM rửa tay bằng nước sát khuẩn
Đó là việc thường xuyên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn, mang khẩu trang khi đến những khu vực đông người, nhất là khi bản thân đang có những triệu chứng bệnh dễ lây cho người khác như ho, sốt, sổ mũi. Các phương tiện truyền thông và nhà nhà người người cũng nhắc nhau phải uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng. Nhà cửa cũng được khuyến khích giữ sạch sẽ, thông thoáng để tránh làm nơi trú ngụ của các tác nhân gây bệnh.
Tất cả những việc đó đều rất đơn giản, dễ thực hiện, hầu như ai cũng biết nhưng lâu nay nhiều người bỏ qua. Họ xuề xòa và đôi khi chỉ làm cho có, dù biết những việc đó có lợi cho bản thân mình trước tiên. Khách quan mà nói, nhiều người Việt Nam có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân chưa thực sự tốt. Vào hàng quán ăn, bạn thấy có bao nhiêu người biết rửa tay trước khi ăn? Hắt hơi, ho khạc tự nhiên nơi công cộng mà không biết che miệng lại. Thậm chí có người vừa chạy xe vừa khạc nhổ. Nhiều người mang điện thoại vô toilet ngồi hàng giờ đồng hồ, khi ra rửa tay rất kỹ nhưng còn chiếc điện thoại thì không. Và rất nhiều, rất nhiều thói quen xấu khác có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe.
Những thói quen này không chỉ là vấn đề cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Và không chỉ là vấn đề sức khỏe, nó còn là vấn đề văn hóa, văn minh. Những hành vi kiểu tự nhiên quá mức, dơ dáy, ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học không bao giờ được đánh giá cao.
Xét ở góc độ cá nhân và gia đình là như vậy, còn xét rộng ra, dịch Covid-19 lần này và nhiều loại dịch bệnh lớn từng xảy ra trước đây cho thấy, chỉ cần giữ vệ sinh môi trường, xử lý tốt nguồn rác thải là đã có thể ngăn ngừa được rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người. Không nên chủ quan, “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Mọi sự “phòng bệnh” luôn luôn tốt hơn là “chữa bệnh”.
Dịch bệnh lần này đã khiến nhiều người thay đổi thói quen, đó là điều không dễ. Mong rằng khi dịch bệnh qua đi, mọi người vẫn giữ được cho mình và gia đình thói quen tốt về vệ sinh, ăn uống và rèn luyện sức khỏe, để có được sức đề kháng tốt trước bệnh tật, và trở nên văn minh, lịch sự hơn.
Video đang HOT
KHÁNH CHÂU
Theo SGGP
Cách dùng khẩu trang vải để chống virus corona
Khẩu trang y tế, N95 "cháy hàng". Vậy khẩu trang vải có thể phòng dịch do virus corona được hay không?
Dưới đây là chia sẻ của TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, City of Hope, California, Mỹ, cố vấn khoa học Ruy Băng Tím về cách sử dụng khẩu trang vải đúng cách.
Sử dụng khẩu trang vải như thế nào để chống virus corona?
Gần đây, nhiều người đặt câu hỏi: "Khẩu trang y tế, N95 'cháy' hàng. Vậy có thể dùng khẩu trang vải thay thế trong công tác phòng dịch do virus corona được hay không?".
Tôi trả lời là có. Tuy nhiên, đây không phải sự lựa chọn tối ưu nhất.
Các sợi vải có lỗ hở lớn hơn khẩu trang y tế và N95 nên khả năng cản giọt dịch nhỏ thấp hơn. Tuy nhiên, chúng cũng giảm được sự nhiễm khi các hạt dịch được thấm hút lên khẩu trang, cản virus vào trong đường hô hấp.
Khẩu trang vải tái sử dụng nên giặt thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hàng ngày và phơi khô dưới nắng. Ngoài ra, khi chọn mua khẩu trang, người tiêu dùng nên lựa chọn loại ghi rõ nguyên liệu, khả năng kháng bụi, kháng khuẩn.
Trong một số phạm vi có khả năng tiếp xúc mầm bệnh cao, ví dụ nơi được xác định có người bệnh thì phải mang khẩu trang y tế.
Khẩu trang vải tái sử dụng nên giặt thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hàng ngày và phơi khô dưới nắng.
Bên cạnh đó, còn một câu hỏi khác là ngoài khẩu trang, có nên đeo kính mắt hay không. Câu trả lời là có. Kính có thể giúp cản các hạt dịch bay vào mắt.
Ai cần đeo khẩu trang?
Virus corona sống chủ yếu trong các tế bào ở đường hô hấp. Chúng xâm nhiễm vào tế bào, sinh sản, nhân lên trong các tế bào đó và thoát ra ngoài. Do vậy, sự hiện diện của chúng trong các dịch của đường hô hấp là chuyện tất yếu. Khi người bệnh ho và hắt xì, sức nén của hơi thoát ra sẽ biến những dịch trong đường hô hấp thành những hạt dịch nhỏ chứa các virus trong đó.
Khoa học đã chứng minh khi hắt xì, các hạt dịch có thể văng ra với vận tốc 50 m/s, xa đến hơn 6 m. Khi ho, các hạt dịch sẽ di chuyển với vận tốc 10 m/s, khuếch tán xa hơn 2 m. Từ việc thở bình thường, các hạt dịch chỉ di chuyển vận tốc 1 m/s và chỉ khuếch tán trong vòng 1 m.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2013, các hạt dịch này có kích thước từ khoảng 75 đến 360 micro mét (1 micro mét = 1.000 nano mét). Khẩu trang y tế 3 lớp thông thường có khả năng lọc hiệu quả các hạt có kích thước trên 5 micro mét trở lên. Do vậy, các hạt dịch đó có thể dễ dàng bị giữ lại ở phía ngoài khẩu trang.
Trong trường hợp thiếu khẩu trang, ai là người ưu tiên cần đeo khẩu trang? Theo tôi, các thứ tự ưu tiên nên được sắp xếp như sau:
1. Người nhiễm virus: Đây là đối tượng ưu tiên hàng đầu vì rất dễ phát tán mầm bệnh cho mọi người xung quanh. Số người nhiễm bệnh sẽ tiếp tục tăng lên, không kiểm soát được.
2. Nhân viên y tế: Những người này tiếp xúc nhiều với các bệnh nhân mang mầm bệnh nên nguy cơ nhiễm bệnh của họ cao hơn rất nhiều so với những người bên ngoài. Việc trang bị cho họ tối đa để không bị nhiễm là điều rất cần thiết.
3. Người nhà chăm sóc người bệnh: Cũng như nhân viên y tế, người này tiếp xúc trực tiếp với các mầm bệnh nên việc ngăn ngừa lây nhiễm là cần thiết.
4. Những người khỏe mạnh đến chỗ đông người, trong vùng có nhiều người nhiễm bệnh nhưng chưa xác định được trong cộng đồng (xuất hiện hiện tượng lây nhiễm cộng đồng). Để tránh những người trong môi trường công cộng hắt xì, ho, làm văng hạt dịch mang virus ra ngoài khẩu trang hoặc thậm chí họ không có khẩu trang hay đeo chưa đúng cách.
Do vậy, trong tình huống dịch bệnh xảy ra nhưng thiếu thốn khẩu trang, bạn nên "nhường" theo thứ tự ưu tiên như trên. Người trẻ ưu tiên cho người già, có bệnh mạn tính khác vì họ nguy cơ tử vong cao hơn.
Theo Zing
Rèn luyện sức khỏe, phòng chống dịch Covid-19 Để phòng chống dịch bệnh Covid-19, các hoạt động văn hóa, văn nghệ tâp trung đông ngươi đã được tạm hoãn. Ngay với bản thân mỗi người dân đều ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe trong đời sống hằng ngày và co nhiều cach phong chống dich bênh khac nhau. Lớp học yoga cười của chị Mai Hải Yến (P.Bửu...