Thay đổi tâm sinh lý ở người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, những thay đổi về tâm sinh lý sẽ khiến người cao tuổi thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Người cao tuổi yếu đi, chậm hơn sẽ gây ra một vài ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Biểu hiện biến đổi sinh lý ở người cao tuổi
Phản xạ chậm:
Khi lớn tuổi, khả năng và phản xạ của người cao tuổi ngày càng kém đi, việc giao tiếp cũng chậm hơn và lắng nghe hay tiếp thu thông tin đều chậm.
Khả năng phản xạ chậm sẽ được thể hiện qua việc đi lại chậm, mất nhiều thời gian để di chuyển thậm chí phản ứng, nói chuyện và ăn uống hàng ngày.
Để khiến người cao tuổi không bị áp lực vì những thay đổi này cần tạo sự thoải mái, sẵn sàng thông cảm và nhẹ nhàng, kiên nhẫn đối với quá trình chăm sóc người cao tuổi.
Trí nhớ giảm sút:
Tình trạng hay quên thậm chí còn diễn ra đối với người trẻ tuổi, tuy nhiên tình trạng này sẽ xảy ra nặng và nghiêm trọng hơn khi tuổi tác cao. Suy giảm trí nhớ, hay quên do sự tổn thương của hệ thần kinh trung ương. Điều này khiến trí nhớ của người cao tuổi bị giảm sút.
Dễ mắc bệnh:
Người cao tuổi dễ mắc bệnh – Ảnh Internet
Sức đề kháng của người cao tuổi hay hệ miễn dịch không còn được tốt như người trẻ tuổi nên những người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh người cao tuổi như cảm cúm, viêm phổi, thay đổi thời tiết.
Ngoài ra, bệnh viêm phổi ở người cao tuổi còn có thể gây ra các bệnh lý tim mạch, nguy hiểm cho đối tượng này. Chưa kể đến khả năng phục hồi bệnh cũng chậm hơn so với người trẻ, khỏe.
Vì vậy khi chăm sóc người cao tuổi không được chủ quan, chỉ cần xuất hiện biểu hiện lạ thì cần đưa người thân đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận điều trị kịp thời.
Giữ thăng bằng yếu:
Thực tế người cao tuổi chân sẽ yếu đi, lúc này cơ thể khó có thể giữ được thăng bằng tốt. Do vậy khi di chuyển, đi lại những người cao tuổi cần đi chậm, cẩn thận để tránh bị té ngã khi lên xuống cầu thang.
Ngoài ra, xương của người cao tuổi không còn chắc khỏe, nếu bị ngã rất dễ khiến người cao tuổi bị gãy xương.
2. Thay đổi tâm sinh lý, trở nên khó tính
Những thay đổi tâm sinh lý đối với người cao tuổi không phải tất cả. Người cao tuổi còn gặp phải các thay đổi về mặt tâm lý. Tuổi cao, con người không cần cố gắng vì công danh sự nghiệp mà chuyển mình đến giai đoạn hưởng thụ, nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình, con cháu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có sự hòa hợp, chưa kể đến khoảng cách thế hệ khác nhau gây ra những thay đổi khiến người già cảm thấy cô đơn, buồn bực và tâm lý cảm thấy bản thân không còn giúp ích được cho con cháu, cống hiến cho xã hội.
Người cao tuổi trở nên khó tính hơn – Ảnh Internet
Từ tâm lý này người cao tuổi dễ suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy thất vọng về bản thân về sự chậm chạp, sức khỏe yếu và trí óc không còn minh mẫn của mình. Điều này khiến người cao tuổi khó tính hơn.
3. Thay đổi người cao tuổi về tâm sinh lý
Muốn người cao tuổi có thể thay đổi về suy nghĩ tích cực, sống vui vẻ, thoải mái thì cần phải hiểu được tâm ý mà người cao tuổi cần.
- Không để người cao tuổi trong nhà bị cô đơn: Khác biệt tuổi tác, chênh lệch thời gian rảnh rỗi nhưng vẫn nên dành thời gian để quan tâm người cao tuổi trong gia đình.
- Tránh để người cao tuổi cảm thấy bị tủi thân khi mình chậm chạp, nói chuyện cần kiên nhẫn, giảng giải tỉ mỉ để người cao tuổi hiểu và tiếp thu cái mới, văn hóa hiện đại.
Mỗi thời điểm con người sẽ có sự thay đổi về tâm sinh lý khác nhau. Điều này bất cứ ai cũng phải trải qua. Do đó, muốn người cao tuổi sống khỏe mạnh, vui vẻ hãy dành thời gian, quan tâm, chăm sóc họ. Chỉ khi đó người lớn tuổi trong gia đình mới cảm thấy rằng mình đang sống vui vẻ bên cạnh con cháu, hòa thuận là niềm vui lớn nhất khi về tuổi “xế chiều”.
Danh y 98 tuổi hàng đầu TQ: Sự kỳ diệu của động tác ít ai để ý - nhón gót chân!
Danh y Trần mặc dù đã 98 tuổi nhưng trông bà khỏe mạnh nhanh nhẹn hơn nhiều so với những người ở ngưỡng 70. Bà được khen ngợi là người yêu dưỡng sinh nhờ bí quyết nhón gót chân.
Danh y 98 tuổi: Chỉ kiên trì thực hiện 1 động tác nhỏ để kéo dài tuổi thọ
Danh y Trần Đồng Vân (Chen Tongyun) là một trong những vị danh y nổi tiếng hàng đầu ở Trung Quốc, vẫn có thể đi bộ 2.000 bước mỗi ngày khi bà 98 tuổi. Điều này liên quan đến việc tập thể dục thường xuyên.
Bà chia sẻ bí quyết sống thọ của mình để chúng ta cùng tham khảo, áp dụng vào thực tế.
Đi bộ nhón gót chân: Đi bộ đã tốt, nhón gót lại còn tốt hơn
Nhón chân, đừng xem đó chỉ là một hành động nhỏ, nhưng đó là một phương pháp chăm sóc sức khỏe cổ xưa tuyệt vời! Nó không chỉ giúp tăng cường sức mạnh của đùi, mà còn cải thiện các triệu chứng đau vai, đau thắt lưng, táo bón, mất ngủ và nhiều tác dụng tương tự như vậy!
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi bộ có lợi cho sức khỏe của xương, cơ và khớp, vì vậy đây cũng là một trong những bài tập tốt nhất được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên mọi người nên áp dụng.
Tuy nhiên, chạy bộ hay đi bộ nhanh lại không phù hợp với người cao tuổi, vậy làm thế nào để người trung niên và người cao tuổi có thể hưởng lợi từ việc đi bộ?
Một: Đi bằng mũi chân, nhón gót chân lên: Vừa tốt cho phổi lại có thể làm cho đôi chân linh hoạt
"Ăn cùng nhau không tốt bằng đổ mồ hôi cùng nhau!" Bác sĩ Lý, bác sĩ trưởng của khoa Phẫu thuật mạch máu BV Bắc Kinh (TQ) từng nhấn mạnh: Người trung niên và người cao tuổi thường xuyên đứng nhón đôi chân lên mang lại hiệu quả thật bất ngờ.
1, Bảo vệ tim mạch
Khi đứng nhón chân, trọng lượng dồn lên phần trước của các ngón chân, lượng máu bị dồn ép đẩy ra từ cơ bắp của bắp chân hai bên mỗi lần bị co lại, tương đương với lượng máu của tim. Điều này có thể khiến cho nhịp tim bảo đảm hoạt động được 150 lần/phút, cung cấp đủ máy cho hệ tuần hoạt hoạt động cung cấp tới các cơ quan.
2, Bảo vệ đầu gối
Khi ngồi trong một thời gian dài, máu xung quanh khoang khớp về cơ bản ở trạng thái ứ đọng, khiến sụn khớp thiếu độ ẩm và lão hóa của dịch khớp có thể xảy ra. Lâu dần, lão hóa sẽ trở nên mạnh hơn.
Đứng nhón chân lên thường xuyên có thể cung cấp máu lưu thông xuống chi dưới một cách thuận lời, từ đó có tác dụng chăm sóc tốt cho đầu gối.
3, Loại bỏ mệt mỏi
Khi bạn tập nhón chân, không cần phải có các điều kiện cầu kỳ, không bị giới hạn bởi địa điểm, thời gian và thiết bị tập, chỉ cần đứng bất kỳ nơi nào đều có thể tập. Mỗi lần 5 đến 10 phút, nó có thể giảm mệt mỏi một cách hiệu quả và nhanh chóng.
4, Cơ xương chắc khỏe
Bàn chân được kết nối với kinh tuyến của toàn bộ cơ thể. Lặp đi lặp lại việc đứng nhón trên bàn chân có thể huy động sức mạnh của cơ và xương bàn chân và điều chỉnh độ cong sinh lý của cột sống.
5, Ngăn ngừa đau thắt lưng
Đi bộ nhanh trong 30 phút có thể kích thích vừa phải các cơ ở thắt lưng, từ đó loại bỏ chứng đau thắt lưng. Trên cơ sở đi bộ nhanh, nếu bạn tập nhón chân trong khi tăng cường đi bộ, xen kẽ, hiệu quả mang lại sẽ tốt hơn rất nhiều.
6, Thúc đẩy lưu thông máu
Khi đi bằng mũi chân, phần bắp cẳng chân phía dưới có trọng lượng lớn hơn, tiêu thụ và đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, và do đó tăng tốc lưu thông máu.
Thông thường, Danh y Trần đi dạo trong chính ngôi nhà của mình mà không gặp quá nhiều trở ngại, và môi trường tương đối quen thuộc, nên không dễ bị ngã. Bà đi bộ với tốc độ 100 bước trong vòng một phút mỗi ngày. Ngoài ra, bà sẽ thực hiện 20 bài tập thở.
Đi bộ là bí quyết chăm sóc sức khỏe tim mạch, còn bài tập thở là để nuôi dưỡng chức năng phổi. Đây là hai bài tập bạn có thể thực hiện đều đặn trong chương trình tập thể dục toàn thân tại nhà.
Danh y Trần 98 tuổi nhưng rất trẻ trung
Bí quyết đi bộ nhón gót trở nên rất nổi tiếng
Theo danh y Trần, các bài tập nhón chân rất dễ thực hiện bất kể tuổi tác và trạng thái. Những động tác này rất dễ thực hiện. Khi bạn ngồi xem TV ở nhà cũng có thể tranh thủ đứng nhón chân. Hoặc khi ngồi nghỉ ngơi thư giãn, đứng dậy nhón chân một chút cũng rất hiệu quả.
Tập thói quen vận động, di chuyển đôi chân khi nghỉ ngơi có thể giúp cơ thể bạn thúc đẩy lưu thông máu và làm cho bàn tay và bàn chân của bạn linh hoạt và khỏe mạnh!
1, Cách nhón chân khi đi bộ
Mỗi lần bạn đi bộ nhón chân từ 30 đến 50 bước một cách có ý thức, sau đó nghỉ ngơi ngắn, và sau đó lặp lại một vài vòng nữa theo tình trạng thể chất của bạn. Tốc độ có thể được điều chỉnh bởi chính bạn để bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn.
Danh y Trần 98 tuổi nhưng rất trẻ trung
2, Cách nhón chân khi ngồi
Khi bạn ngồi, khép hai chân với nhau, giữ chặt tay bám vào ghế và dựa lưng, sử dụng các ngón chân làm điểm hỗ trợ, nâng gót chân từng cái một và sau đó thả chúng xuống một lần nữa, bạn có thể thực hiện 4-8 lần một ngày.
Nếu không có ghế phù hợp, bạn cũng có thể dựa vào tường bằng cả hai tay.
3, Cách nhón chân khi nằm
Khi nghỉ ngơi trên giường, duỗi hai chân của bạn khép với nhau và đặt các ngón chân lại gần với nhau. Bạn có thể thực hiện co duỗi ngón chân của cả hai bàn chân cùng lúc hoặc luyện tập bằng một chân.
Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy bắp chân không thoải mái, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
Mỗi lần thực hiện 20-30 lần, tốc độ có thể tự điều chỉnh.
Từng bước một
Đừng dùng quá nhiều lực
Khi ngồi nhiều, ít vận động thì nên tập
Tốt nhất là tập thể dục chân khoảng 1 giờ/lần
Đây là cách tốt nhất để giúp cho lưu lượng máu vận hành trơn tru đến các chi dưới.
Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn bí quyết tuyệt vời này.
Hướng dẫn tập luyện cho người bị bệnh xương khớp Người bị bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp... thường khởi phát ở lứa tuổi trung niên. Những người thuộc nhóm này cần tăng cường luyện tập để giảm các triệu chứng bệnh khớp, đồng thời phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nếu bạn thuộc nhóm khỏe mạnh. Thoái hóa khớp, viêm khớp, bệnh khớp... là một loại bệnh mạn tính,...