Thay đổi màu nước tiểu là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm
Nước tiểu màu nâu, vàng đậm hoặc đỏ là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm.
Nước tiểu thường có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, ở nhiều người, nước tiểu màu vàng đậm, nâu, đỏ, thậm chí chuyển sang xanh. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.
Trong một số trường hợp, nước tiểu có cục máu đông, dẫn đến màu nâu hoặc đỏ. Các bác sĩ gọi trường hợp này là tiểu ra máu. Nguyên nhân gây nên hiện tượng khá nhiều.
Theo WebMD , nó có thể do nhiễm trùng thận, bàng quang hoặc ung thư. Một số người gặp phải tình trạng này do chấn thương, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm virus, viêm tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận, nhiễm khuẩn liên cầu thận…
Thông thường, nước tiểu có màu vàng nhạt và bị đổi màu do ảnh hưởng của thuốc hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác. Ảnh: Freepik.
Ngoài những bệnh lý về thận – tiết niệu, nước tiểu đổi màu còn là triệu chứng của những bệnh lý dưới đây:
Viêm, xơ gan
Nước tiểu màu nâu là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất ở những người mắc viêm gan A, B hoặc C. Gan của bệnh nhân không thể đào thải độc tố, làm sạch máu. Điều này dẫn đến sự tích tụ chất độc màu vàng trong máu là bilirubin. Bilirubin khiến nước tiểu chuyển màu vàng đậm đến nâu.
Bệnh nhân bị viêm gan còn gặp thêm triệu chứng sốt, mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn, đau bụng, đau khớp, vàng da hoặc mắt.
Trong nhiều trường hợp nặng, bệnh nhân bị xơ gan cũng gặp phải tình trạng nước tiểu màu nâu, vàng đậm. Xơ gan biểu hiện bằng các vết sẹo do bệnh nhân mắc viêm gan lâu năm.
Xơ gan giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng nhưng nếu bệnh chuyển nặng, bệnh nhân bị khó ngủ, không tập trung, trí nhớ kém, phù nề tay, chân, chướng bụng, da hoặc mắt vàng, yếu cơ.
Video đang HOT
Hội chứng tiêu cơ vân cấp
Tập thể dục cường độ cao quá mức cũng có thể gây vỡ các tế bào cơ. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng tiêu cơ vân cấp.
Các tế bào cơ bị huỷ hoại dẫn đến giải phóng loạt chất kali, acid uric, myoglobin, acid lactic, enzyme (CPK, AST, ALT…) vào máu, dẫn đến rối loạn nước điện giải, toan chuyển hóa, sốc, tăng kali máu. Ngoài ra myoglobin còn làm tắc ống thận gây suy thận cấp.
Ngoài tập thể dục cường độ cao, các nguyên nhân khác cũng gây tiêu cơ vân cấp. Đó là tổn thương cơ trực tiếp do chấn thương: sập hầm, đổ nhà, tai nạn giao thông…; bỏng rộng đặc biệt do điện giật, sét đánh; thiếu máu cục bộ cấp tính: tắc động mạch cấp tính; nhiễm độc cấp; một số bệnh nhiễm khuẩn và virus như uốn ván, viêm đa cơ; tăng thân nhiệt quá cao hay hạ thân nhiệt dưới 35 độ C kéo dài, nhiễm toan ceton…
Hội chứng tiêu cơ vân cấp do chấn thương, bỏng…, có thể gây biến đổi màu của nước tiểu. Ảnh: Freepik.
Thiếu máu
Thiếu máu hay thiếu máu tán huyết là bệnh mà các tế bào hồng cầu bị phá hủy. Chúng tràn vào cơ quan bài tiết, gây nên hiện tượng nước tiểu có màu nâu hoặc sẫm màu. Một số bệnh nhân bị thiếu màu do di truyền. Nhiều trường hợp khác bị thiếu máu do lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng.
Bệnh nhân bị thiếu máu tán huyết còn gặp phải triệu chứng da nhợt nhạt bất thường, mắt hoặc da vàng, sốt, cơ thể yếu, mệt, chóng mặt, lú lẫn, nhịp tim nhanh, khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Ung thư da
Một số bệnh nhân bị ung thư da gặp phải tình trạng hắc sắc tố rò rỉ vào máu và khiến nước tiểu đổi màu. Tuy nhiên, trường hợp này cũng rất hiếm.
Ung thư da còn đặc trưng bởi các triệu chứng như xuất hiện các nốt ruồi, đồi mồi bất thường; đau ngứa da dai dẳng hoặc bị mẩn đó trên cơ thể; chảy máu, viêm loét da trong thời gian dài, thường xuyên.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên, thường gặp nhất là tại vùng tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời như da mặt, đầu, tai, cổ. Ung thư da có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm.
Nếu phát hiện muộn ung thư da và không điều trị kịp thời sẽ gây di căn cho các cơ quan khác, nguy hiểm tính mạng
Ngoài những bệnh lý khác, người có nước tiểu vàng đậm, nâu, đỏ còn do bọ ve đốt. Bởi một số bọ ve mang vi khuẩn gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Người bị nhiễm trùng do bọ ve còn gặp thêm triệu chứng sốt, giống cúm, đau đầu, cơ, buồn nôn, đau bụng.
Người uống nhiều thuốc kháng sinh, nhuận tràng, chống sốt rét, giãn cơ…, nhưng không nạp đủ nước cũng gây hiện tượng nước tiểu có màu vàng đậm, nâu.
Thậm chí, nước tiểu có thể mang màu xanh khi dùng xanhmethylen (trị nhiễm khuẩn đường tiểu), hay màu hồng khi dùng thuốc danthron (trị táo bón) hoặc diphenylhydantoin (trị động kinh), màu đỏ cam khi dùng thuốc chống đông máu anisindion (miradon) hoặc thuốc trị đau cơ khớp chlorzoxazon (paraflex)…
Do đó, bạn không cần lo lắng về vấn đề này. Nếu gặp thêm hiện tượng dị ứng, buồn nôn, khó chịu khác sau khi uống thuốc, bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra phòng trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra.
Làm thế nào nhận biết sức khỏe tinh trùng?
Thưa bác sĩ, có thể nhận biết tinh trùng khỏe hay bất thường qua màu sắc hay mùi tinh dịch không? (Đức Mạnh, Hà Nội).
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn!
Trên thực tế, màu sắc và mùi của tinh dịch phần nào phản ánh chất lượng của tinh trùng. Có những đặc điểm để phân biệt như sau:
Màu sắc và mùi của tinh dịch khỏe mạnh
Tinh dịch được tạo thành từ nhiều loại khoáng chất, protein, hormone và enzyme, tất cả đều góp phần vào tính chất của tinh dịch. Tinh dịch bình thường có màu trắng ngà hoặc trắng sữa, dịch trong không có cặn hay vẩn đục.
Tinh dịch bình thường có tính kiềm nhẹ, độ PH dao động từ 7,2 đến 7,8. Tinh dịch chủ yếu được tạo thành từ nước, vì vậy mùi thường nhạt. Tùy theo từng người hoặc tỷ lệ thành phần cấu tạo mà tinh dịch có thể có mùi đường do có chứa fructose hoặc có thể hơi có mùi kim loại hoặc mặn vì thành phần magie và canxi.
Mùi tinh dịch bất thường
Tinh dịch có mùi bất thường có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý:
- Tinh dịch hôi, tanh hoặc rất nặng mùi: Vi khuẩn và các vi sinh vật có thể làm thay đổi mùi của tinh dịch. Tinh dịch có mùi hôi có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lây qua đường tình dục.
- Mùi ngọt: Tinh dịch bình thường có thể có mùi hơi ngọt vì chứa thành phần fructose. Nhưng trong trường hợp có mùi ngọt đậm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường.
Màu tinh dịch bất thường
Tinh dịch màu vàng đậm hoặc màu xanh lá: Tinh dịch màu vàng đậm hoặc màu xanh lá cây thường là do lẫn nước tiểu trong tinh dịch (thường xảy ra khi xuất tinh ngay sau khi vừa đi tiểu). Đó cũng có thể là dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt hoặc do chế độ ăn nhiều hành tỏi, uống nhiều rượu, sử dụng cần sa...
Tinh dịch màu hồng, đỏ, nâu hoặc đen: Màu hồng hoặc đỏ thường là dấu hiệu của máu tươi. Màu nâu hoặc đen thường là dấu hiệu của sự chảy máu cũ.
Tinh dịch có máu được gọi là xuất tinh máu, thường là do phẫu thuật hoặc sinh thiết tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, giãn tĩnh mạch niệu đạo, viêm túi tinh...
Quan hệ với bạn gái mới quen, nam điều dưỡng mắc bệnh xã hội hay gặp nhất hiện nay BSCKII Nguyễn Quang Cừ - chuyên khoa Nam học tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa An Việt Hà Nội, cho biết bệnh lậu là một trong số những bệnh xã hội hay gặp nhất hiện nay. Bác sĩ Cừ kể về trường hợp một nam điều dưỡng trẻ tên Minh (tên nhân vật đã thay đổi) đang làm việc tại bệnh viện tư...