Thay đổi lối sống để ngăn ngừa da lão hóa sớm
Lão hóa là một quá trình tất yếu. Tuy nhiên ở một số người, quá trình này diễn ra sớm hơn.Thay đổi lối sống là một biện pháp có thể cải thiện quá trình da lão hóa sớm và giúp bạn trẻ lâu hơn.
1. N guyên nhân khiến da lão hóa sớm
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng lão hóa sớm như: Mắc bệnh mạn tính, di truyền, do môi trường, lối sống… Trong đó môi trường và lối sống là hai yếu tố nguy cơ cao khiến lão hóa da sớm.
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời : Khi da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm… đặc biệt là vào mùa hè, không chỉ khiến da cháy nắng, đen sạm, da lão hóa sớm mà còn là nguyên nhân dẫn đến ung thư da.
- Hằng ngày tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, máy tính bảng, tivi…) cũng khiến quá trình lão hóa da xảy ra nhanh hơn, do ánh sáng xanh có thể bẻ gãy cấu trúc collagen và làm giảm độ đàn hồi của da.
Ngủ đủ giấc để ngăn ngừa lão hóa sớm.
- Hút thuốc : Hít khói thuốc lá chủ động hay thụ động đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Hơn nữa, chất nicotine có trong khói thuốc lá có thể phá vỡ collagen, khiến da lão hóa sớm, hình thành nhiều nếp nhăn.
- Chế độ ăn: Khi có chế độ ăn không khoa học, ăn kiêng quá; chế độ ăn không cân bằng hoặc ăn/uống nhiều đồ ngọt, các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế, ăn nhiều chất béo… đều khiến làn da sớm lão hóa.
- Uống nhiều rượu , bia: Chúng ta đều biết uống nhiều rượu, bia là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch, thần kinh, rối loạn chuyển hóa… Nhưng khi uống nhiều rượu, bia, đặc biệt là bia lạnh tưởng chừng như được giải khát, nhưng đây lại là nguyên nhân khiến cơ thể mất nước dẫn đến lão hóa da.
- Ngủ ít : Khi thiếu ngủ, đặc biệt là thức quá khuya sẽ khiến cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải. Quá trình tái tạo tế bào, trong đó có tế bào da không được thực hiện sẽ dẫn đến lão hóa nhanh hơn.
- Stress: Căng thẳng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, theo đó lượng hormone cortisol được sản sinh ra nhiều hơn. Quá trình này cũng ngăn chặn quá trình tổng hợp, chuyển hóa collagen. Từ đó dẫn đến tình trạng lão hóa da sớm.
2. Triệu chứng da lão hóa sớm
Ở người bình thường, quá trình sản xuất collagen bắt đầu giảm từ lúc 25 tuổi. Tuy nhiên, lúc này các biểu hiện trên da không rõ rệt nên rất khó nhận ra.
Sau 30 tuổi, lượng collagen càng giảm, da mất đi độ đàn hồi và bắt đầu hình thành nếp nhăn. Dấu hiệu sớm xuất hiện là ở vùng da quanh mắt, khóe miệng, vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời…
Với người không chú ý chăm sóc da và có các yếu tố nguy cơ nêu trên, thì tình trạng lão hóa da sẽ diễn ra sớm hơn và rất nhanh nhìn già hơn so với tuổi.
Video đang HOT
Ngoài các nếp nhăn, nám sạm trên khuôn mặt, thì ở bàn tay – nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng sẽ xuất hiện đồi mồi. Lão hóa cũng khiến quá trình trao đổi chất ở da diễn da kém hơn, khả năng giữ nước cũng kém hơn, sẽ khiến da khô, thô ráp. Khả năng đàn hồi kém nên khả năng phục hồi của da cũng thấp… đây là một vòng luẩn quẩn khiến da càng nhanh lão hóa.
3. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa lão hóa da sớm
Lão hóa da là một quá trình tất yếu nhưng có thể ngăn ngừa được, đặc biệt là do các yếu tố bên ngoài tác động. Bằng cách thay đổi lối sống, chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa da, giúp nhìn trẻ hơn so với tuổi.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt:Thực hiện chế độ ăn khoa học, lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất; tăng cường ăn rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm thô… Hạn chế thực phẩm nhiều đường, chất ngọt nhân tạo, thực phẩm có chứa carbohydrate tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn…
Thực phẩm tốt giúp ngăn ngừa lão hóa sớm.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng với làn da, do đó người trưởng thành cần ngủ đủ mỗi ngày từ 7-8 tiếng/đêm, không thức khuya quá 23 giờ để có làn da khỏe đẹp.
- Giảm stress:Có thể kiểm soát căng thẳng bằng cách cân bằng công việc và nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc gì quá sức. Căng thẳng từ áp lực công việc hay cuộc sống có thể được giải quyết bằng các bài tập thể dục, nghe nhạc, làm việc mình ưa thích, đi chơi, giải trí… Khi cuộc sống cân bằng, giải tỏa được căng thẳng thì làn da cũng sẽ tươi trẻ hơn.
-Tránh khói thuốc:Ngừng hút thuốc (nếu đang hút thuốc) và tránh hít phải khói thuốc bằng cách yêu cầu người xung quanh mình không hút thuốc.
- Chăm sóc da: Bước quan trọng nhất trong quá trình chống lão hóa da sớm là bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Trong đó cần thường xuyên thoa kem chống nắng, kể cả khi không phơi nắng ngoài trời. Nên sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên. Khi đi ra ngoài trời nắng, nên che chắn da bằng quần áo dài, mũ rộng vành, kính râm.
Buổi tối cần vệ sinh da sạch sẽ bằng cách: tẩy trang (dù không trang điểm cũng cần tẩy trang để loại sạch sâu bụi bẩn bám trên da) – sữa rửa mặt – chăm sóc da. Lưu ý nên chọn sản phẩm phù hợp với type da của mình để tránh tác hại.
Việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da cần thực hiện từ sớm. Nghĩa là chăm sóc từ trước khi da bị lão hóa để quá trình này diễn ra muộn hơn. Khi da đã lão hóa, các nếp nhăn đã hằn sâu, tình trạng nám, đồi mồi… đã xuất hiện, thì việc chăm sóc da chỉ có thể cải thiện chứ không đạt hiệu quả như mong muốn.
5 loại thực phẩm giàu collagen giúp ngăn ngừa lão hóa
Nguyên nhân chính khiến da lão hóa là do lượng collagen trong cơ thể mất đi nhiều hơn lượng collagen được sinh ra...
1. Vai trò của collagen với cơ thể
Collagen là một protein, chiếm khoảng 25% lượng protein trong cơ thể. Protein này là thành phần chính của các mô liên kết. Trong cơ thể, có 4 loại collagen chi phối đến sự săn chắc của làn da, cơ, xương, gồm:
Collagen loại I: Hình thành các sợi, được tìm thấy trong mô liên kết liên quan đến xương, dây chằng, gân và da.
Collagen loại II: Hình thành các sợi, được tìm thấy chủ yếu trong sụn.
Collagen loại III: Hình thành các sợi mỏng hơn loại I, chủ yếu tìm thấy trong các tế bào tại các cơ quan.
Collagen loại IV: Chủ yếu được tìm thấy trong màng đáy - một cấu trúc dạng tấm của các tế bào collagen bao quanh các mô khác nhau.
Do đó, collagen có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó được xem là một chất keo, gắn kết các tế bào dưới da, giúp cho bề mặt da luôn săn chắc, tươi trẻ, có độ đàn hồi, da luôn mềm mại.
Collagen giúp sản xuất các tế bào mới, giúp các tổn thương trên da nhanh hồi phục, làm liền và mờ vết sẹo. Ngoài ra, nó cũng là protein giúp các tế bào sừng như tóc, móng chắc khỏe hơn.
Đối với xương khớp, collagen trong sụn giúp khớp cử động dễ dàng, linh hoạt hơn; giảm đau và nguy cơ gây thoái hóa khớp.
Khi thiếu hụt collagen, làn da dần lão hóa, nhiều nếp nhăn và chảy xệ.
Chính vì thế, khi lớn tuổi, lượng collagen được sản xuất trong cơ thể giảm đi, các mô liên kết trở nên lỏng lẻo, dẫn đến quá trình lão hóa. Trong đó làn da là bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên của quá trình này, khiến da chảy xệ; nhiều nếp nhăn, nám, tàn nhang, đồi mồi cũng dần xuất hiện...
2. Các thực phẩm giúp bổ sung collagen
Quá trình cơ thể chúng ta tạo ra collagen từ thực phẩm là phá vỡ protein từ thực phẩm thành các acid amin, từ đó hình thành các protein mới. Có 3 acid amin quan trọng cho sự tổng hợp collagen là proline, lysine và glycine. Các thực phẩm giúp cơ thể chuyển hóa thành collagen tốt hơn việc bổ sung từ thực phẩm chức năng có thể kể đến:
2.1. Nước hầm xương
Mặc dù nước hầm xương có thể không phải là nguồn cung cấp collagen hiệu quả nhất và có nguy cơ làm tăng mỡ máu, nhưng nước hầm xương là một nguyên liệu dễ làm, dễ chế biến các món ăn và chứa collagen dạng sinh học, dễ chuyển hóa mà cơ thể có sử dụng ngay lập tức. Do đó, bổ sung collagen từ nước hầm xương còn hiệu quả hơn chất bổ sung như thực phẩm chức năng.
Nước hầm xương chứa nhiều canxi, magiê, phốt pho, collagen, glucosamine, chondroitin, acid amin và nhiều chất dinh dưỡng khác. Do vậy khi bổ sung vào cơ thể, sẽ giúp ích cho quá trình tăng sinh collagen.
Nên lựa chọn xương tươi từ nơi bán hàng bảo đảm. Không dùng nước xương hầm được chế biến sẵn, đóng hộp. Quá trình ninh xương cần lâu khoảng 2 tiếng và hớt hết lớp váng mỡ.
Nước hầm xương chế biến thành món ăn, giúp bổ sung collagen.
2.2 Đậu nành
Đậu nành là một loại thực phẩm rất giàu protein thực vật và các phospholipids, vitamin nhóm B, niacin, khoáng chất... Trong đậu nành còn có một hợp chất tên là isoflavones có tác dụng thúc đẩy và chuyển hóa collagen rất cao. Chất genistein có trong đậu nành có tác dụng chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình sản xuất collagen tự nhiên trong cơ thể.
Trong các nghiên cứu, những người thường xuyên uống sữa đậu nành có làn da mềm mại hơn hơn bình thường. Collagen trong đậu nành cũng có tác dụng ngăn ngừa lão hóa và bảo vệ da dưới tác động của các tia cực tím.
Tuy nhiên, với một số người mắc bệnh sau thì không nên dùng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành:
Ung thư vú.
Bệnh gout.
Mới phẫu thuật xong.
Viêm dạ dày, đường ruột.
Sỏi thận.
Phụ nữ mang thai.
Đang uống kháng sinh...
Ngoài ra, không kết hợp đậu nành/sữa đậu nành với các thực phẩm như: Trứng, đường đỏ. Không uống sữa đậu nành khi chưa được nấu chín kỹ; không ủ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt vì rất dễ lên men, gây hại; không lạm dụng uống quá nhiều sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
2.3. Da động vật và cá
Thực phẩm chứa nhiều collagen đến từ da động vật như cánh gà, thịt đỏ, chân gò, bì lợn rất giàu protein, proline và lysine... có thể giúp cơ thể tạo ra các acid amin và sản xuất collagen. Tuy nhiên, da của các loại động vật này cũng chứa nhiều chất béo, do đó với người mỡ máu, thừa cân... không nên sử dụng.
Ngoài ra, các chất béo acid omega-3 có trong cá béo: Cá thu, cá hồi, cá trích và cá ngừ... có tác dụng tăng cường sự dẻo dai và đàn hồi cho ra rất hiệu quả. Nếu không thể ăn được các loài cá biển này thì có thể lựa chọn sử dụng dầu hạt lanh để thay thế, vì hạt lanh cũng là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều collagen.
Thực phẩm giàu collagen.
2.4. Trứng
Trứng là một loại thực phẩm rất phổ biến và dễ tìm kiếm, dễ chế biến, dễ ăn. Trong lòng trắng, lòng đỏ của trứng chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin B, acid amin... giúp tăng cường chuyển hóa collagen cho cơ thể.
2.5. Rau xanh đậm
Rau xanh đậm như súp lơ, cải thảo, măng tây, cải xanh, rau chân vịt... chứa rất nhiều kẽm, mangan và chất chống oxy hóa lutein. Các chất này hỗ trợ quá trình chuyển hóa, hấp thu và sản xuất collagen của cơ thể.
Ngoài rau xanh đậm, các trái cây màu đỏ như: Cà chua, ớt chuông đỏ, dâu tây, táo, dưa hấu, lựu... là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin E và lycopene rất lớn. Trong đó, lycopene không chỉ tham gia vào quá trình hỗ trợ duy trì sản xuất collagen trong cơ thể mà còn ngăn chặn quá trình phá hủy cấu trúc tái tạo collagen.
6 loại thực phẩm ăn sáng giúp bạn tăng cường hiệu quả chống nắng Ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu gây lão hóa da, đồng thời làm tăng nguy cơ cháy nắng. Ngoài việc chống nắng từ bên ngoài, bạn có thể tăng cường hiệu quả bảo vệ da bằng cách bổ sung vào chế độ ăn những loại thực phẩm sau đây.