Thay đổi lối sống chính là cách giúp bạn phòng tránh đột quỵ
Việc thay đổi hướng tới một lối sống lành mạnh và tích cực hơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đây là cách đơn giản nhất để phòng tránh đột quỵ và bảo vệ hệ tim mạch.
1. Số người chết vì bệnh đột quỵ nhiều hơn người bị ung thư
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ nằm trong Top 3 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cùng với bệnh tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, đột quỵ lại đứng đầu trong bảng xếp hạng tỉ lệ gây tàn tật ở người trưởng thành.
Báo cáo của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) cho biết mỗi năm thế giới có 17 triệu ca đột quỵ, trong đó 6 triệu trường hợp tử vong, 5 triệu người sống sót với các di chứng tàn tật trong thời gian dài, thậm chí cả đời.
Tại Việt Nam số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ tăng từ 1,7% lên 2,5% trong 3 năm gần đây, trong đó tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 4 lần nữ. Đặc biệt, độ tuổi bị đột quỵ đang dần trẻ hoá, từ 40 – 45 tuổi trong khi trước đây là ở độ tuổi 60 trở lên.
Số người có thể tránh được di chứng sau đột quỵ rất ít, không đến 10%, còn lại hầu hết các bệnh nhân đều gánh chịu các di chứng nặng nề sau đột quỵ như liệt nửa người, liệt toàn thân, tâm thần, bại não,…
Đột quỵ nằm trong Top 3 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cùng với bệnh tim mạch và ung thư – Ảnh Internet
Tuy nhiên, có những bệnh nhân sẽ tử vong sau khi lên cơn đột quỵ, thống kê cho thấy trên thế giới sẽ có 200.000 người bị đột quỵ/năm, 1/2 số bệnh nhân sẽ tử vong. Con số này cao hơn số ca tử vong do bệnh ung thư, thường là 94.000 ca bệnh nhân tử vong vì ung thư mỗi năm.
Ths.BS Hoàng Thị Phú Bằng, Viện Tim mạch quốc gia (BV Bạch Mai) cho biết, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch, 8/10 bệnh nhân đột quỵ lần đầu đều mắc bệnh tăng huyết áp.
Thậm chí, một nghiên cứu tại BV Đà Nẵng với 754 bệnh nhân đột quỵ (76% trên 53 tuổi) còn chỉ ra 95% bệnh nhân đột quỵ có kèm theo tăng huyết áp. Trong số đó 48,5% bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết và 51% bệnh nhân trong số này tử vong sau 28 ngày điều trị; 43,5% bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu và 20% tử vong. 8% còn lại không xác định được nguyên nhân.
Video đang HOT
2. Thay đổi lối sống để phòng tránh bệnh đột quỵ
GS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch VN cho biết, năm 2000, Việt Nam mới có khoảng 16% người lớn bị tăng huyết áp, năm 2009 tăng lên 25% và đến nay con số này đã vọt lên trên 47%, tương đương gần 21 triệu người bị mắc bệnh tăng huyết áp.
Mỗi năm, số người tử vong vì tăng huyết áp mỗi năm cao gấp 10 lần so với số người tử vong vì tai nạn giao thông. Chính vì vậy,mọi người đều cần phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Một người được xác định tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu 140/90mmHg. Việc điều trị đảm bảo huyết áp mục tiêu 140/90mmHg sẽ giúp giảm các biến cố tim mạch, đặc biệt giảm đáng kể tỉ lệ tử vong liên quan đột quỵ não.
Các bác sĩ đặc biệt nhấn mạnh giải pháp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả nhất là kiểm soát tăng huyết áp đúng, đủ và lâu dài.
Xây dựng một lối sống khỏe mạnh sẽ giúp bạn phòng tránh đột quỵ (nguồn: Internet)
Để điều trị tăng bệnh huyết áp, bệnh nhân cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
- Giảm cân nếu bệnh nhân bị thừa cân hoặc gặp tình trạng béo phì để có một thân hình khỏe mạnh.
- Ăn dưới 5g/muối một ngày, cắt giảm lượng chất béo cũng như lượng calo vào cơ thể, lưu ý nên ăn các món ăn thanh đạm như rau xanh và trái cây.
- Tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng, như đi bộ vào sáng sớm và sau bữa ăn tối. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện huyết áp cũng các bệnh khác trong người.
- Người bị tăng huyết áp không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Bổ sung cho cơ thể các chất như vitamin, canxi, sắt qua thực phẩm hoặc thuốc để cơ thể được đủ chất.
Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và uống thuốc theo đơn cụ thể. Tăng huyết áp là bệnh phải điều trị lâu dài, thậm chí điều trị suốt đời.
Bệnh nhân thường mắc sai lầm khi dùng thuốc thấy huyết áp giảm là ngưng điều trị, điều này rất nguy hiểm bởi huyết áp sẽ tăng lại, thậm chí còn có chỉ số cao hơn trước khiến bạn có nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Nếu bạn thay đổi lối sống theo hướng tích cực và lành mạnh như trên, bạn có thể giảm huyết áp từ 10 – 20 mmHg, tương đương với một thuốc điều trị hạ áp. Điều này thật bất ngờ phải không nào? Chỉ cần vài thay đổi nhỏ trong cuộc sống mà bạn đã có liều thuốc hạ áp hoàn toàn tự nhiên lại còn giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Tập luyện trong trời đông lạnh, những nguy cơ cần biết để tránh khỏi đột quỵ
Các chuyên gia cảnh báo, tập luyện dưới thời tiết lạnh giá của mùa đông cần phải thận trọng, bởi có rất nhiều nguy cơ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ.
Theo thống kê hàng năm từ Hội nghị khoa học Đột quỵ và Thần kinh toàn quốc lần thứ 7, mỗi năm ở nước ta có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ. Trong đó có khoảng 50% trong số các bệnh nhân này tử vong, để lại nhiều di chứng sau đột quỵ như: bại não, liệt nửa người, liệt toàn thân,...
Trong số này, có rất nhiều người tử vong do sai lầm khi tập thể dục nên bị đột quỵ.
Các chuyên gia khuyến cáo: Những người bị đột quỵ trong lúc tập thể dục là do bản thân đã có sẵn yếu tố nguy cơ thuận lợi dẫn đến nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não. Người tập thể dục cũng không kiểm soát được mức độ tập luyện, dẫn đến vận động quá sức.
Dưới đây là những nguy cơ khiến một số người bị đột quỵ khi tập thể:
Tập thể dục quá sức
Tập thể dục thể thao rất tốt, giúp chữa bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp, chống lão hóa. Một số người tập luyện quá sức cũng là nguyên nhân gây đột quỵ, nhất là đối với người mắc các bệnh mãn tính. Do vậy, cường độ vận động chỉ nên tăng dần trong mỗi buổi tập.
Thờ ơ với các yếu tố nguy cơ của đột quỵ
Những người có các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não như: Tăng huyết áp, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, béo phì, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia quá mức.... cũng có thể dẫn tới đột quỵ.
Tập ở hầm đi bộ, cầu thang thoát hiểm, cầu thang bộ
Thời tiết trở lạnh, nhiều người vẫn có thói quen tập thể dục ở hầm đi bộ, cầu thang bộ (đặc biệt là người già). Đây là một sai lầm, nhất là đối với người lớn tuổi, người có bệnh lý mãn tính. Những nơi này thường rất bí, thiếu oxy trầm trọng, không phù hợp để tập luyện.
Tắm ngay sau khi tập thể dục
Đây là một thói quen tai hại mà nhiều người mắc phải (ở mọi lứa tuổi). Việc làm này sẽ làm cho tình trạng co mạch máu tuần hoàn ngoại vi tăng lên gây co mạch, tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ.
Dậy sớm tập thể dục khi trời lạnh
Dậy sớm tập thể dục khi trời lạnh cũng rất nguy hiểm. Bởi cơ thể thay đổi nhiệt độ quá nhanh, không đáp ứng kịp dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim.
Tập luyện thể thao ngoài trời cũng có thể dẫn đến đột quỵ nếu không đúng cách.
Ngoài ra, chuyên gia khuyến cáo khi tập thể dục, mọi người cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp, thậm chí có thể tập ngay trong nhà khi thời tiết quá lạnh.
Khi tập thể dục, chạy/đi bộ, chơi cầu lông... nên mặc áo khoác, khởi động kỹ cho người ấm lên sau đó mới bỏ áo ngoài và tập luyện. Người già, người có bệnh nền nên chú ý chỉ tập luyện sao cho vừa sức và không nên cố tập khi thời tiết quá lạnh.
Sau khi tập luyện cần nghỉ ngơi 30-40 phút trước khi tắm. Lưu ý, tắm phải tắm nước ấm, đặc biệt không tắm nước lạnh.
Mọi người ở các lứa tuổi cũng nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ và điều trị sớm.
Những nguyên tắc ăn uống dành cho người bị bệnh đột quỵ Đột quỵ là bệnh rất nguy hiểm với các biểu hiện đột ngột như hôn mê, liệt nửa người, nói ngọng, nuốt bị sặc... Việc tuân thủ nguyên tắc ăn uống độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh đột quỵ tránh tai biến nặng hơn, nhanh hồi phục. Bệnh đột quỵ rất nguy hiểm, có thể xảy ra bất cứ lúc nào...