Thay đổi hành vi để thúc đẩy giá trị phụ nữ, chấm dứt lựa chọn giới tính
Chiều 17/10, trên 300 sinh viên của trường Đại học Lao động - Xã hội đã tham gia chương trình Tọa đàm với thanh niên có chủ đề “Là con gái để tỏa sáng” nhằm thảo luận về giá trị đích thực của người phụ nữ trong bối cảnh Việt Nam tăng cường bình đẳng giới, hướng tới chấm dứt lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới.
Việt Nam đã đạt được thành tích rất tốt trong việc giải quyết tình trạng ưa thích con trai và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN
Tọa đàm do Đại học Lao động-Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức và là một phần trong khuôn khổ Dự án “Giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và các thực hành có hại tại Việt Nam” do Chính phủ Na Uy tài trợ, giai đoạn 2020 – 2022.
Bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực gia đình với các hành vi có hại, bao gồm cả việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn tồn tại ở Việt Nam.
Theo tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, “ Tỷ số giới tính khi sinh” của Việt Nam hiện được ước tính là 111,5 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái được sinh ra. Nhằm góp phần ngăn chặn hành vi lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và tâm lý “ưa thích con trai”, đồng thời tôn vinh vai trò và giá trị của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình và xã hội, cần thay đổi thái độ và hành vi của tất cả mọi người đối với lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới.
Video đang HOT
Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, tại Việt Nam, bình đẳng giới là một chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước; đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, xây dựng quốc gia ổn định, đồng thuận và phát triển bền vững. Hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là quy định liên quan đến các giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới như: Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ phụ nữ trong khởi nghiệp… Đáng chú ý, gần đây, Việt Nam đã sửa đổi Bộ Luật Lao động theo hướng chuyển từ tiếp cận bảo vệ lao động nữ sang đảm bảo quyền đối với mọi người lao động cả nam và nữ. Các hoạt động có liên quan đến nữ trong lao động việc làm cũng được chi phối bằng một chương riêng cho lao động nữ trong Bộ Luật. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một chương trình truyền thông riêng cho bình đẳng giới, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và từng bước xóa bỏ định kiến giới trong xã hội.
Những nỗ lực trong thực hiện bình đẳng giới của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận là cơ sở thuận lợi để phụ nữ Việt Nam hiện nay phát huy những giá trị tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử; tiếp tục thể hiện được vai trò vị thế và khả năng của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực chính trị, Việt Nam có những thành tựu đáng khích lệ như tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 30,26%, xếp thứ 62/190 quốc gia, hay có nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên. Trong nghiên cứu khoa học, từ năm 2015 đến nay, Việt Nam có 3 nhà khoa học nữ được UNESCO vinh danh là Nhà khoa học trẻ tài năng của thế giới. Ở lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ những năm gần đây có xu hướng tăng lên và có những đóng góp rất to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội. Ngay ở lĩnh vực thể thao, vốn là lĩnh vực thường nghiêng nhiều về nam giới trong đạt được các thành tích, lần đầu tiên Việt Nam có đội tuyển bóng đá nữ giành được vé tham dự Vòng chung kết Giải Vô địch Bóng đá nữ thế giới năm 2023 (World Cup 2023), và các vận động viên nữ Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tích của Quốc gia tại SEA Games… Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định, những thành tích mà phụ nữ Việt Nam đạt được thời gian qua đã nâng cao vị thế của người phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara cho rằng, bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực gia đình và các hành vi có hại, bao gồm cả việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên nhân của vấn đề này thường là do phong tục thích sinh con trai làm cho địa vị của nam giới và trẻ em trai cao hơn, được ưu tiên hơn so với nữ giới.
Để ngăn chặn hành vi lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và tâm lý “ưa thích con trai”, đồng thời tôn vinh vai trò và giá trị của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình và xã hội, bà Naomi Kitahara cho rằng, điều quan trọng là phải thay đổi thái độ và hành vi của tất cả mọi người đối với lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới.
“Đã đến lúc cần có một cái nhìn công bằng hơn rằng phụ nữ và nam giới đều có giá trị, vai trò của riêng mình và có khả năng đóng góp cho gia đình, xã hội một cách bình đẳng. Tất cả mọi người không phân biệt giới tính hay tuổi tác, công việc hay địa vị xã hội, đều xứng đáng được ghi nhận, đánh giá cao về những giá trị, đóng góp của họ cho cuộc sống này”, bà Naomi Kitahara nói.
Phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ theo tiêu chuẩn quốc tế
Lần đầu tiên, "Respect Women" (Tôn trọng phụ nữ) - Khung lý thuyết và thực hành toàn cầu về phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ được giới thiệu chuyên sâu tại Việt Nam thông qua khóa tập huấn từ ngày 11 - 13/5 tại Hà Nội, nhằm nâng cao năng lực cho các bên liên quan, đồng thời thúc đẩy việc xây dựng các chiến lược phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ hiệu quả trong tương lai.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà. Ảnh tư liệu: Anh Tuấn/TTXVN
Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ, có gần 2 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế, cũng như kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra trong cuộc đời. Hơn 90% phụ nữ bị bạo lực tình dục hoặc bạo lực thể xác do chồng gây ra, không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền.
Khóa tập huấn Nâng cao năng lực phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ theo khung lý thuyết và thực hành toàn cầu "Tôn trọng phụ nữ" do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Nhóm chuyên đề về Giới của Liên hợp quốc phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.
"Respect Women" là tên viết tắt của khung lý thuyết và thực hành do WHO và UN Women, cùng với 10 cơ quan thuộc Liên hợp quốc phát triển năm 2019 theo các nguyên tắc về tôn trọng và bình đẳng cũng như các bài học dựa trên bằng chứng từ các can thiệp hiệu quả về phòng ngừa bạo lực với phụ nữ trên toàn thế giới.
Sau đó, UN Women và WHO đã phát triển Gói tài liệu hướng dẫn thực hiện khung "Respect" để hỗ trợ các quốc gia, các tổ chức xã hội và các cơ quan Liên hợp quốc áp dụng khung này trong thực tiễn.
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, dù đã có nhiều nỗ lực triển khai các giải pháp, song tình trạng bạo lực trên cơ sở giới ở phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam vẫn còn khá phổ biến. Để giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, trong đó cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và sự tham gia phối hợp liên ngành, đa tổ chức đóng vai trò rất quan trọng.
"Chúng ta cũng cần phát huy các sáng kiến nhằm giải quyết các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của bạo lực, bao gồm các chuẩn mực xã hội về vai trò giới và sự cam chịu, chấp nhận, 'bình thường hóa' hành vi bạo lực của người bị bạo lực cũng như cộng đồng. Người gây bạo lực cần bị xử lý nghiêm minh, người bị bạo lực cần được bảo vệ và ổn định cuộc sống. Muốn đạt mục tiêu đó, chúng ta cần làm tốt hơn công tác phòng ngừa để giảm thiểu các hệ quả tiêu cực của bạo lực cũng như sự tổn thương của mỗi cá nhân và xã hội", Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.
Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc và Đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Caitlin Wiesen cho biết, các nghiên cứu đã cho thấy có nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực không tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ. Vì vậy, điều cấp bách nhất hiện nay là phải tiến hành việc ngăn chặn bạo lực trước khi nó xảy ra.
Theo bà Caitlin Wiesen, phòng ngừa, giải quyết các nguyên nhân, cũng như các yếu tố nguy cơ và bảo vệ liên quan đến bạo lực là yếu tố cốt lõi để loại bỏ hoàn toàn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Chiến lược phòng ngừa thành công đòi hỏi phải có cam kết chính trị, thực hiện các luật thúc đẩy bình đẳng giới, đầu tư vào các tổ chức của phụ nữ và giải quyết nhiều hình thức phân biệt đối xử mà phụ nữ phải đối mặt hàng ngày.
Thông qua khóa tập huấn này, trên 50 đại biểu đến từ các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương cũng như các tổ chức xã hội hoạt động tích cực trong lĩnh vực phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã được nâng cao năng lực về công tác phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam theo cách tiếp cận toàn diện với 7 chiến lược của khung "Respect" bao gồm: tăng cường kỹ năng xây dựng mối quan hệ; trao quyền cho phụ nữ; bảo đảm dịch vụ; giảm đói nghèo; tạo môi trường an toàn; ngăn ngừa bạo hành trẻ em, trẻ vị thành niên; thay đổi thái độ, niềm tin và định kiến.
Trong suốt khóa tập huấn, các đại biểu, chuyên gia quốc tế đã cùng phân tích chuyên sâu từng chiến lược của khung "Respect", chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và tại Việt Nam để xây dựng các chiến lược phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ hiệu quả trong tương lai.
Hà Nội khởi động chiến dịch vì những chuyến xe an toàn, thân thiện Sáng 17/9, tại Hà Nội, Trung tâm Quản lý Giáo thông công cộng thành phố Hà Nội (HPTC), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) và một số đối tác khởi động chiến dịch "Soái ca, soái tỷ xe bus" vì những chuyến xe an toàn và bền vững. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện đảm bảo an toàn...