Thấy con trai ngồi bế con cho vợ ngủ, mẹ chồng chạy vào trách con dâu, song chỉ vài phút sau bà lại “nghệt mặt” vì tình huống không ngờ
“Thật chứ, biết là bà thương con trai nhưng nghe bà nói thế em thấy tủi thân kinh khủng. Bà cứ làm như mỗi con trai bà đi làm mệt, còn em bầu bí không mệt”, cô vợ than thở.
Thương con gái đi lấy chồng nhưng lại không mở lòng với con dâu đấy chính là lối suy nghĩ cổ hủ mà nhiều bà mẹ chồng thời hiện đại vẫn còn mắc phải. Chính điều ấy khiến việc sống chung với mẹ chồng trở thành áp lực đối với các cô gái trẻ khi đi làm dâu.
Mới đây một nàng dâu ở cữ vì một số mâu thuẫn với mẹ chồng dẫn tới căng thẳng tinh thần đã vào nhóm kín than thở: “ Thật ra từ ngày về làm dâu tới nay cũng được 2 năm, em với mẹ chồng chưa xảy ra va chạm, mâu thuẫn gì vì biết tính bà nên em lựa theo. Mọi việc cứ làm đúng ý bà thì sẽ không sao, bà cũng vui vẻ thoải mái. Có điều mẹ chồng em vẫn giữ lối suy nghĩ cổ hủ của thời xưa, bà luôn xót con trai, con gái nhưng với nàng dâu thì lại ít có sự cảm thông, chia sẻ.
Chẳng hạn, con gái đi lấy chồng bà thương lắm, mỗi lần cô ấy về chơi bà lại gọi vào hỏi han là ở bên nhà chồng có vất vả không? Có phải thức khuya dậy sớm nhiều không? Rồi còn gọi con rể dặn phải chịu khó chia sẻ, gánh vác việc nhà với vợ.
Thế nhưng ngược lại, bà mà thấy chồng em vào bếp nấu ăn hộ vợ là kiểu gì cũng tỏ thái độ: ‘Con làm gì mà lại bắt chồng vào bếp thế? Có mỗi bữa cơm không lo được hay sao còn phải sai chồng làm. Nó đi làm cả ngày chưa đủ mệt sao?’.
Thành ra sống với bà, em chẳng bao giờ dám nhờ chồng đỡ việc nhà đâu, cứ 1 mình tự liệu. Nếu hôm nào có việc đột xuất thì nhờ mẹ chồng chứ tuyệt đối không được sai chồng trước mặt bà đâu. Sống lâu cùng, dần hiểu tính bà nên cũng đỡ.
Đợt em bầu bí cũng thế, bà quan tâm em thật nhưng trong lòng thì vẫn lo em bầu bí làm nũng chồng. Đến tháng cuối, thai to chèn bàng quang nên em đi vệ sinh đêm nhiều. Bà thấy thế bảo: ‘Chồng con đi làm cả ngày mệt, đêm về con cứ tí tí lại dậy đi lại, bật điện như thế nó ngủ làm sao được. Tốt nhất con chuyển lên tầng 3 mà ngủ không thì sang phòng mẹ nằm. Để cho chồng nó được ngon giấc, sáng mai còn đi làm’.
Video đang HOT
Thật chứ, biết là bà thương con trai nhưng nghe bà nói thế em thấy tủi thân kinh khủng. Bà cứ làm như mỗi con trai bà đi làm mệt, còn em bầu bí không mệt.
Nhất là sau khi sinh xong, mẹ chồng em cứ bắt vợ chồng em phải ngủ riêng phòng. Cũng không phải bà sợ vợ chồng em không ‘kiêng cữ’ được đâu, mà là bà sợ đêm con em ọ ẹ anh ấy không ngủ được. Trong khi đó, bà bị tiền đình, thiếu máu não, không thức đêm được nên chỉ bế cháu ban ngày đỡ em được lúc nào thì đỡ, chứ đêm thì toàn 1 mình em tự lo. Nhà ngoại em xa, mẹ đẻ không ra chăm em được. Cũng may chồng em hiểu chuyện, thương vợ nên em cũng đỡ. Bà bắt anh ngủ phòng khác nhưng đêm anh vẫn sang bế con cho em.
Đêm qua, con em đi tiêm phòng về bị sốt quấy. Chồng em thấy con khóc nên chạy sang ôm nó cho em ngủ một lúc. Nửa đêm mẹ anh đi vệ sinh qua, ngó vào phòng thấy con trai ngồi ôm con ngủ gục trên giường còn em nằm đắp chăn thế là bà bật điện, chạy thẳng vào lật chăn gọi em dậy: ‘Con làm vợ kiểu gì thế? Mẹ còn phải nói với con bao nhiêu lần nữa. Chồng đi làm cả ngày đã đủ mệt rồi, đêm về có giấc ngủ con còn hành bắt nó bế con cho mình ngủ. Con không biết thương chồng sao?’.
Bà cứ thế mắng như tạt nước vào mặt con dâu khiến em không biết nói lại thế nào. Chồng em nghe vậy liền bảo: ‘Mẹ buồn cười, con là con chung chứ có phải của một mình vợ con đâu mà lại đổ dồn bắt mình cô ấy chăm. Với lại cô ấy vừa sinh, sức khỏe còn yếu. Con là chồng đương nhiên phải có trách nhiệm chăm sóc, đỡ đần vợ. Vợ chồng cần nhau lúc này chứ còn lúc nào nữa’.
Chồng em vừa dứt lời, bố chồng em thấy ồn ào cũng sang góp lời: ‘ Thằng N. (tên chồng em) nói đúng đó. Chuyện vợ chồng nó bà đừng có can thiệp, vợ nó đẻ nó phải có trách nhiệm trông nom chăm sóc là đúng. Ngày trước bà đẻ 3 đứa, có đứa nào tôi không thức đêm trông con cho bà ngủ. Bà không nhớ hay sao mà giờ lại nói mấy lời ấy?’.
Mẹ chồng em nghe xong đỏ gay mặt, không nói thêm lời nào nữa. Vài phút sau bà theo ông về phòng. Cũng không biết đêm qua bố chồng em có nói thêm gì với bà nữa không mà sáng nay dậy, tự nhiên mẹ chồng em lại sai con trai xuống bếp nấu cháo móng giò cho vợ. Đây là lần đầu tiên từ ngày em về làm dâu thấy bà sai con trai vào bếp, lại là làm đồ ăn cho em nữa. Đúng là thay đổi bất ngờ các chị ạ”.
Sống chung với mẹ chồng quả thật không phải là việc dễ dàng với các nàng dâu. Song nếu có chồng thương yêu thấu hiểu thì mọi khó khăn trong cuộc sống họ đều vượt được hết. Đặc biệt, người chồng, người đàn ông trong gia đình luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng để duy trì và điều tiết mối quan hệ giữa vợ với mẹ. Phụ nữ không cần lấy người đàn ông nghe vợ, họ cần người đàn ông có lập trường biết bảo vệ che chở cho họ khi cần. Có như thế người vợ mới không cảm thấy đơn độc trong cuộc sống làm dâu.
Mưu cao của nàng dâu mới sau câu nói hiểm của mẹ chồng
Huyền đúng là nàng dâu đáo để, với cách của cô mẹ chồng không nghe cũng không được.
Tết Nguyên Đán 2020 sắp đến, hẳn nàng dâu mới nào cũng lo lắng để có thể ăn Tết vui vẻ với nhà chồng. Không thiếu những cô nàng bật khóc tủi thân vì yêu cầu khắc nghiệt của mẹ chồng. Nhiều nàng dâu phải ấm ức vì "lấy chồng theo thói nhà chồng", Tết chẳng còn là niềm vui du xuân mà phải lo thăm hỏi họ hàng khắp nơi hoặc bám trụ trong bếp.
Chuyện của Huyền - nàng dâu mới chân ướt chân ráo về nhà chồng trong tháng Chạp này khá thú vị. Huyền kể, cô và chồng yêu nhau 5 năm mới cưới nên dù là dâu mới cô vẫn quen mẹ chồng được nhiều năm rồi. Trước đây, khi còn yêu Tuấn, cô khá được lòng mẹ chồng tương lai. Cô thấy bà là người nghiêm khắc nhưng tình cảm và thắng thắn. Về làm dâu, Huyền tự tin lắm.
Thế mà chưa gì đã có "biến" khiến cô phải nghĩ cách thoát thân. Tối hôm ấy, hai vợ chồng đi trăng mật về đã được mẹ gọi xuống dặn dò cẩn thận: " Tết này dâu mới thì xác định đừng có bạn bè gì nữa nghe chưa. Mẹ cho con về ngoại ngày 29 sau đó quay lại đây. Nhà này truyền thống ngày 3 mâm cỗ cúng. Hết 3 ngày Tết hai đứa thích đi chơi đâu thì tùy".
Huyền nghe xong mà run rẩy nhìn chồng. Cô chưa bao giờ nghe chuyện Tết làm cỗ nhiều như thế. Cả năm lao động vất vả, có mấy ngày để nghỉ ngơi mà sao phải chôn chân trong bếp? Thế này thì cô chịu sao nổi. Đã thế, ngày nào cũng làm cỗ cũng không thể về bên ngoại chúc Tết.
" Em tập trung nghĩ rất nhanh. Nếu năm đầu mà em theo ý mẹ chồng, chắc chắn các năm sau sẽ không thoát thân được. Nếu vùng lên thì phải vùng lên từ năm nay luôn. Em quyết định bỏ kinh tế ra để thoát thân, kèm theo 'kim bài' đặc biệt của mình.
Em chạy vào phòng, lục két lấy luôn 50 triệu tiền tiết kiệm. Vợ chồng em có vốn riêng khá nhiều do đã tích cóp từ khi yêu nhau. Lúc cưới được bố mẹ lo hết nên giờ em cũng xông xênh. Em vừa cười vừa đặt tiền lên bàn trong ánh mắt ngạc nhiên của mẹ chồng.
Bà chưa kịp định thần em thỏ thẻ nói luôn: 'Mẹ ơi, con nghĩ lễ nghi không thể bỏ qua nhưng ngày Tết phải nghỉ ngơi mẹ ạ. Con biếu mẹ 50 triệu để mẹ đặt hàng cỗ trước. Bây giờ dịch vụ tốt lắm. Con sẽ chở mẹ đi xem có ưng không rồi mẹ quyết. Xôi gấc, gà nấu đông, nem cua bể, giò nấm, giò chay các kiểu đều không thiếu. Thậm chí, các món nộm mẹ cũng không cần làm mà đặt luôn, bao giờ dùng thì pha trộn theo set đồ người bán đã chuẩn bị. Mà người ta trang trí, cắt tỉa đẹp lắm mẹ ạ, mẹ mà chụp lại đăng face thì ban thờ nhà mình đẹp lung linh".
Huyền chia sẻ là mẹ chồng thoáng phật ý, đẩy lại tiền rồi nói: "Lễ lạt phải chu đáo. Con dâu mới không nấu nướng người ta cười cho. Còn họ hàng đến chơi ăn cỗ nữa đấy".
Huyền nhanh trí kéo tay chồng đầy tình cảm, thú nhận với bố mẹ chồng là cô có bầu rồi. Cháu mới được 7 tuần. Huyền vừa xin bố mẹ tha lỗi thì bố chồng đập bàn đầy dứt khoát. "Thôi, cháu tôi quan trọng hơn. Nó bầu mà bà bắt nấu nướng suốt thế thì chịu sao nổi. Ngày xưa bà nghén thằng Tuấn tôi thấy bà nằm bẹp đấy nhé. Đặt cỗ hết, bà thích làm gì tùy bà. Họ hàng nào nói nhiều tôi sẽ đỡ cho con dâu tôi. Gớm, năm nào cũng vẽ ra rồi có ăn được hết đâu, nhà nào chả có Tết chứ mình nhà bà à. Tôi mệt vì phải bê mấy mâm lên tầng 3 cho bà lắm rồi. Lòng thành là chính".
Trước áp lực của cả nhà, mẹ chồng cũng vui vẻ chấp thuận cho Huyền miễn nấu nướng. Thật may cho Huyền là em bé được ông bà chào đón. Đứa bé được hình thành vì lỡ "ăn cơm trước kẻng" lại khiến ông nội mừng ra mặt vì "song hỷ lâm môn".
Nghe Huyền kể, mấy hôm nay cô bận rộn tìm hiểu rồi đưa mẹ chồng đến "mục sở thị" các địa chỉ bán đồ ăn sẵn ngon miệng, đẹp mắt lại tiện lợi cho ngày Tết. Bà có vẻ khá bất ngờ và thích thú với thị trường đồ ăn online phục vụ Tết. Thậm chí, bà còn giới thiệu cho hàng xóm.
Thế mới thấy, nàng dâu cao tay phải như Huyền, khéo léo chuyển hướng mẹ chồng, đạt mục đích của mình mà cả nhà vẫn vui vẻ. Vừa được nhận tiền con dâu biếu, vừa chuẩn bị có cháu, bà nội hẳn là ưng ý rồi.
Theo Helino
Thấy chị chồng lấy được chồng giàu, tôi tưởng tính chị phóng khoáng lắm, nào ngờ chị lại "nhây" đến độ tôi phải ngả mũ bái phục Tôi vừa nhỏ nhẹ nói đến việc xin lại tiền thì mặt chị đột nhiên trở nên buồn rầu, rồi chị bắt đầu than thở... Tôi có bà chị chồng "nhây" quá mọi người ạ. Chị ấy lấy chồng giàu, suốt ngày thấy chị khoe ảnh đi du lịch rồi đi ăn uống sang chảnh ở hết khách sạn nọ tới nhà hàng...