Thấy con gái sáng sớm bỗng cười lớn rồi bật khóc, người mẹ hỏi thì nhận được câu trả lời 3 chữ nhói lòng
Một đoạn video được mẹ của một cô bé học cấp 2 chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc đã khiến nhiều người không khỏi xót .
Theo đó, đoạn video ghi lại cảnh cô bé vẫn đang quàng khăn đỏ, đeo kính và làm bài tập cho đến sáng sớm. Đột nhiên, cô bé bỗng bật cười lớn khiến người mẹ bên cạnh ngơ ngác và nhanh chóng hỏi có chuyện gì vậy.
Cô bé liên tục cười và nói: “Viết xong rồi, viết xong rồi”. Hoá ra, cô bé đã vui vẻ đến vậy chỉ bởi đã hoàn thành toàn bộ bài tập về nhà. Khi mẹ bước đến gần, cô bé dường như sụp đổ rồi bật khóc ôm mẹ vào lòng trước những áp lực từ học tập, bài vở.
Vốn vẫn chỉ là một đứa trẻ, cô bé lại phải chịu áp lực quá lớn. Điều này đã khiến bất cứ ai cũng không khỏi xa.
Giáo sư nổi tiếng Zheng Qiang đã từng nói: “Trẻ em Trung Quốc không thua ở vạch xuất phát, mà mệt mỏi ở vạch xuất phát”. Giáo dục tại Trung Quốc đã trở thành một cuộc đua thành tích đường dài và chỉ kết thúc khi ra khỏi trường đại học.
Bắt đầu từ mẫu giáo, học sinh đã bắt đầu đăng ký các lớp học năng khiếu cũng như các lớp tiền tiểu học gồm các môn tiếng Anh, tiếng Trung hoặc toán khác nhau. Chỉ mới vài tuổi, những đứa trẻ đã bước chân vào con đường học tập đầy mệt mỏi.
Văn phòng Bộ giáo dục Trung Quốc đã ban hành Thông báo về tăng cường quản lý bài tập về nhà ở các trường giáo dục bắt buộc, trong đó, nêu rõ tổng lượng bài tập về nhà phải được kiểm soát chặt chẽ và yêu cầu các trường đảm bảo không giao bài tập viết cho học sinh lớp 1, 2.
Về bài tập về nhà, có thể bố trí bài tập củng cố phù hợp tại trường; thời gian làm bài tập viết trung bình hàng ngày đối với các lớp khác ở trường tiểu học không quá 60 phút. Thời gian trung bình hoàn thành bài tập viết mỗi ngày ở trường trung học cơ sở không quá 90 phút vào các ngày cuối tuần, kỳ nghỉ đông, nghỉ hè và các ngày lễ theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, kiên quyết ngăn các cơ sở đào tạo ngoài trường giao bài tập cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, tránh giảm bớt gánh nặng trong nhà trường và tăng thêm gánh nặng bên ngoài nhà trường một cách hiệu quả.
Sau ly hôn, mẹ "thăm" con qua camera giám sát: Chứng kiến con gái cầu cứu, người phụ nữ đau đớn vô cùng
Sau khi sự việc được đăng tải, nhiều người ủng hộ cô giành lại quyền nuôi con.
Một câu chuyện thương tâm xảy ra tại Giang Tô (Trung Quốc). Cặp vợ chồng vì không tìm ra tiếng nói chung nên đã chọn cách kết thúc cuộc hôn nhân của mình. Sau khi chia tay,, con của họ được tòa quyết định sẽ sống với bố. Người mẹ vô cùng lo lắng cho hai đứa con của mình. Cô luôn muốn mang các con theo nhưng chồng cũ không đồng ý vì cho rằng cô không có thu nhập ổn định. Buộc lòng, người mẹ phải rời đi trong sự bất lực.
Sau khi chia tay, người mẹ nỗ lực làm việc để có tiền lo cho các con với hy vọng sớm đón các con về ở cùng. Vì quá bận rộn nên cô không có thời gian xem camera an ninh ở nhà chồng cũ. Cô không ngờ rằng, trong thời gian ở với bố, các con của cô phải chịu đựng những điều tồi tệ.
Hoảng hốt khi xem camera
Một hôm, tan làm sớm, người mẹ mở điện thoại xem camera để vơi đi nỗi nhớ con. Những hình ảnh hiện ra khiến cô chết lặng.
Hóa ra, sau khi chồng cũ đi làm, hai đứa trẻ được bà nội chăm sóc. Do cảm thấy mệt mỏi khi phải chăm sóc hai cháu, bà thường xuyên đánh chúng. Người mẹ xem lại camera và phát hiện con gái đã nhiều lần cầu cứu mình qua màn hình. Cô vừa xót vừa phẫn uất khi chứng kiến cảnh con gái bị bà nội đánh .
Hình ảnh được camera ghi lại.
Theo hình ảnh camera ghi lại, bà nội đã đánh trên giường trong phòng ngủ. Sau đó, khi hai đứa trẻ ra phòng khách, bà tiếp tục dùng dép đánh cả hai. Hai đứa trẻ vừa khóc vừa xin: "Bà ơi, đừng đánh nữa, cháu sẽ nghe lời bà!". Bà nội dừng tay rồi bỏ đi trong sự tức giận.
Con trai quay về phòng làm bài tập còn con gái vẫn chưa hết sợ hãi. Thấy bà nội ra ngoài, bé gái liền chạy đến camera và cầu cứu mẹ: "Mẹ ơi, mẹ xem camera đi! Bà lại đánh , đau lắm!".
Bé gái còn quá nhỏ để hiểu rằng mẹ không thể nhìn thấy mình qua camera mọi lúc. Khoảnh khắc đó, đứa trẻ thật sự thất vọng. Người mẹ chứng kiến cảnh tượng này đã vô cùng đau lòng. Cô quyết định khởi kiện để giành lại quyền nuôi con.
Cư dân mạng phẫn nộ
Một cư dân mạng khác chia sẻ: "Tôi đang phải chịu đựng sự phản bội, chiến tranh lạnh, lừa dối và không được chu cấp. Nhưng vì con, tôi vẫn cố gắng chịu đựng. Tôi không biết mình có thể chịu đựng được bao lâu nữa. Thật sự không nỡ xa đứa con do mình dứt ruột đẻ ra!".
Ảnh: Sohu
Vậy trong trường hợp nào có thể thay đổi quyền nuôi con? Luật pháp Trung Quốc có quy định, thứ nhất, khi người đang nuôi con mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị thương tật không thể tiếp tục chăm sóc con. Thứ hai, người đang nuôi con không hoàn thành nghĩa vụ nuôi dưỡng, ngược đãi hoặc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Thứ ba, trẻ em trên 10 tuổi muốn sống cùng người kia và người đó có đủ khả năng nuôi dưỡng. Cuối cùng, có lý do chính đáng khác cần thay đổi.
Nếu có một trong những trường hợp trên, tòa án sẽ xem xét và quyết định. Ngoài ra, nếu cha mẹ thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con thì tòa án cũng sẽ chấp thuận.
Trong trường hợp này, người mẹ có bằng chứng video về việc bà nội đánh cháu. Khả năng cô giành được quyền nuôi con là rất cao. Hiện tại, người mẹ chỉ còn thiếu điều kiện kinh tế để nuôi con. Tuy nhiên, nếu cô được quyền nuôi con thì chồng cũ cũng phải có nghĩa vụ chu cấp.
Nhìn chung, trẻ em là người bị tổn thương lớn nhất trong những cuộc hôn nhân tan vỡ. Vì vậy, cha mẹ cần có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo đảm sự phát triển tốt nhất cho con của mình.
Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm Chuyện gì đã xảy ra? Với sự ngây thơ, đôi lúc hơi hậu đậu của mình, trẻ em thường có nhiều khoảnh khắc hài hước và dễ thương, khiến người lớn không khỏi bật cười. Chẳng hạn như mới đây, netizen được dịp "cười xỉu" trước đoạn clip em học sinh tại Trung Quốc "lăn đùng ngã ngửa" ra giữa nhà sau khi...