Thầy cô tranh luận “chảy máu mắt” khi chọn sách giáo khoa
Để chọn bộ sách phù hợp cho chính mình các thầy cô giáo đã “chảy máu mắt” đọc, nhận xét, tranh luận để tìm ra bộ sách phù hợp nhất.
Thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, hội đồng chọn sách giáo khoa lớp 1 mới tất bật làm việc.
Để chọn bộ sách phù hợp cho chính mình các thầy cô giáo đã “chảy máu mắt” đọc, nhận xét, tranh luận để tìm ra bộ sách phù hợp nhất dựa trên nhận thức của bản thân và các tiêu chí của địa phương.
Một số giáo viên trong hội đồng chọn sách đã bất ngờ, cười vang khi đọc bài viết “Cảnh báo, nhiều giáo viên nhận xét sách lớp 1 sao chép từ trên mạng!” của tác giả Ánh Dương đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày24/2.
Cô giáo Phạm Thị L. Chủ tịch hội đồng chọn sách trường tiểu học BC chia sẻ “Tác giả viết bài cũng vì trách nhiệm với ngành, cũng tâm huyết mà cảnh báo. Chắc không tham dự hội đồng chọn sách, hoặc không tìm hiểu rõ quy trình, nên lo lắng.
Việc chọn sách đâu phải chỉ cần bản nhận xét, các giáo viên khi đánh giá phải tranh luận những vấn đề mình nhận xét, có phiếu cá nhân và tập thể thống nhất, đâu phải nộp báo cáo nhận xét cho xong.
Mỗi địa phương có một tiêu chí chọn riêng, chẳng ai giống ai, vì vậy không thể copy được; trong đó nhận xét chưa chắc đã đúng, nhiều khi còn tào lao, nếu bị phản biện mà không trả lời được thì … lòi mặt chuột ngay.
Nếu đánh giá sai về nội dung, tiêu chí chọn sách phải chịu trách nhiệm, đây là việc làm được tính tăng giờ; đâu dễ nhận tiền nhà nước vậy”.
Ảnh chụp màn hình trang web Vndoc.com
Cô giáo M. là thư ký hội đồng chọn sách trường PB chia sẻ “Hội đồng thừa biết có bản nhận xét mẫu trên vndoc.com; giáo viên được chọn vào hội đồng đều là cốt cán của trường; chả ai dại mà sao chép, mua danh ba vạn, ai bán danh… vì lười đâu thầy”
Thầy giáo Tr. chia sẻ “Đánh giá của cá nhân và tập thể đều được công khai; tất cả biên bản nhận xét, đánh giá đều có bản viết tay lưu giữ, quy trách nhiệm; giáo viên có thể tham khảo, nhưng đánh giá là của mình.
Ví dụ giáo viên A nhận xét nội dung này của bài này sai, giáo viên B không thống nhất, cả hai phải tranh luận, nếu không thống nhất phải đưa ra hội đồng đánh giá.
Video đang HOT
Chuyện tài liệu tham khảo thì đâu chỉ có trên vndoc.com, thế giới phẳng rồi, sao mà cấm sự chia sẻ, nhận xét được”.
Bệnh văn mẫu có nhiễm vào giáo viên không?
Trả lời ngay là có, tất cả các bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên, sáng kiến kinh nghiệm, giáo án, bản tự kiểm điểm, kế hoạch nhà trường, phát biểu khai mạc, nghị quyết hội nghị công chức, đơn xin phép … đều có đầy trên Google; không ít giáo viên tải về, xào nấu một chút và biến thành của mình.
Việc nhận xét sách giáo khoa giáo viên copy cũng có thể có và cũng có thể không có. Có việc copy hay không thì … giáo viên và hội đồng chọn sách biết.
Kết quả cuối cùng là chọn bộ sách nào, cuốn sách bộ nào chứ không phải nhận xét đánh giá; nếu copy nhận xét một đằng, chọn sách một nẻo… là câu chuyện cười ra nước mắt.
Công bằng mà nói, như nhận xét của bạn TRẦN TỒN “Cái website người ta lập ra từ đời nào để chia sẻ tài liệu cho cộng đồng. Ngay từ cái tên của nó là vndoc – document là biết rồi.
Tác giả chắc ít lên mạng hoặc vội vã viết bài nên chưa tìm hiểu cách thức hoạt động của site này mới bức xúc “chúng tôi nghi vấn” rồi cho rằng nó là sân sau lobby cho tiêu cực.
Vấn đề chỉ đơn giản là có ai đó chia sẻ 1 tài liệu và tài liệu này có vẻ như ko có chất lượng tốt trong nội dung. Nếu nhiều người mà lười down nó về để dùng thì nguy hiểm. Chỉ có thế thôi”.
Vndoc.com ra đời cũng lâu rồi, đây cũng là nơi kiếm tiền của không ít giáo viên có năng lực, họ chia sẻ những tài liệu có giá trị, ai tải về thì phải trả tiền.
Với những tài liệu miễn phí như kiểu bản mẫu nhận xét sách giáo khoa lớp 1, giá trị đến đâu chắc mọi người đều biết.
Quy kết “Chúng tôi nghi vấn rằng, website này lập ra với mục đích cạnh tranh không trong sáng trong việc lựa chọn các bộ sách giáo khoa mới” của tác giả là hơi vội vàng, chưa nói là có thể … vi phạm pháp luật.
Cái gì cũng có hai mặt, tốt và xấu; độc như nọc rắn biết vận dụng thì tốt, không biết vận dụng thì xấu đó thôi.
Chọn sách giáo khoa là tự hào và trách nhiệm, giáo viên được làm nhiệm vụ này lần thứ hai e cũng khó chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi; vì vậy phát huy hết trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của mình, chọn đúng bộ sách cho mình cho học trò đó là mệnh lệnh trái tim, vì học sinh thân yêu.
Lê Mai
Theo giaoduc.net
Những quy định nổi bật về giáo dục có hiệu lực từ tháng 3/2020
Quy định về lựa chọn sách giáo khoa, mỗi giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2... là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 3/2020.
Những quy định nổi bật về giáo dục có hiệu lực từ tháng 3/2020 bao gồm:
Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ cở giáo dục phổ thông. Cụ thể, từ 15/3:
Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu sách giáo khoa cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn.
Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn theo các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn sách giáo khoa. Sách giáo khoa được lựa chọn phải được trên 1/2 (một phần hai) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn...
Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên tham dự. Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định danh mục sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niêntheo Nghị định 14/2020/NĐ-CP của Chính phủ
Mức trợ cấp được tính bằng (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp với nguồn kinh phí do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020.
Theo đó, Nghị định này đối tượng áp dụng là giáo viên, giảng viên, cô nuôi dạy trẻ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm nhà trẻ, giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng phòng, nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ 1/1/1994 đến 31/5/2011 tại các cơ sở giáo dục công lập sau: Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước...
Để được chế độ trợ cấp, các đối tượng phải có đủ các điều kiện trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 5 năm trở lên; đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 1/1/2012. Mức trợ cấp được tính bằng (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp với nguồn kinh phí do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định.
Thời hạn giải quyết chế độ là 20 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp.
Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học theo Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT
Theo đó, từ 1/3/2020, bên cạnh văn bằng giáo dục đại học sẽ cấp kèm theo phụ lục văn bằng, gồm các nội dung chính như: Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh; Thông tin về văn bằng (tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, chuyên ngành đào tạo...); Thông tin về nội dung, kết quả học tập (nếu có); Thông tin kết nối với văn bằng.
Quy định mỗi giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2
Có hiệu lực từ ngày 27/3/2020, Thông tư 03/2020/TT-BGDĐT quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Cụ thể, diện tích làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên được quy định như sau:
Mỗi giáo sư cần có diện tích làm việc 18m2;
Mỗi phó giáo sư cần có diện tích làm việc 15m2;
Mỗi giảng viên chính, giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2.
Đ ánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng và trung cấp sư phạm
Theo Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm.
Theo infonet
Phòng, chống dịch không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ chọn SGK Theo lộ trình của Bộ GD&ĐT, các trường phải công bố công khai danh mục SGK được lựa chọn để sử dụng và niêm yết tại cơ sở trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất từ 5 tháng. Ông Nguyễn Kiên Cường - Hiệu trưởng trường Tiểu học Sóc Đăng (Đoan Hùng, Phú Thọ) - cho biết: Trong thời gian học...