Thầy cô nơi lòng hồ thủy điện Bản Vẽ
Học sinh Trường Tiểu học và THCS nội trú Hữu Khuông (thuộc huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An) đang phải vật lộn với muôn vàn khó khăn. Giáo viên ở đây lúc nào cũng đau đáu chuyện cái ăn, cái mặc cho cả thầy lẫn trò.
Phóng viên đã ngược lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ để chứng kiến cuộc sống còn rất nhiều khó khăn của thầy và trò ở chốn thâm sơn cùng cốc này.
Được biết, sau khi công trình Thủy điện Bản Vẽ hoàn thành, bao bản làng bị xóa tên và chìm trong biển nước. Lòng hồ còn duy nhất một phần hai xã Hữu Khuông (bao gồm 6 bản làng thưa thớt) là không thuộc diện di dời.
Để cuộc sống bà con ổn định, nhất là các cháu học sinh tiếp tục được đi học, Ban quản lý Dự án Thủy điện 2 đã đền bù bằng cách xây mới cho giáo viên, học sinh ở đây một ngôi trường xinh xắn và khá khang trang.
Tuy phòng học đã kiên cố nhưng cuộc sống của giáo viên, học sinh còn nhiều khó khăn. Không điện thắp sáng, không đường đi lại, không sóng điện thoại (kể cả điện thoại bàn), không chợ búa, không có nước sạch… Vì bị chia cắt với trung tâm bên ngoài bằng biển nước mênh mông nên cuộc sống thầy và trò ở đây phải tự cung tự cấp. Khi chúng tôi có mặt, một số giáo viên trường THCS Hữu Khuông đang vào tận bản làng để vận động học sinh bỏ học quay lại trường.
Trường THCS nội trú Hữu Khuông
Một số khác đang cuốc đất bên khe suối để trồng rau, số còn lại đang xuống lòng hồ đánh bắt cá cải thiện cuộc sống.
Thầy giáo Lê Nam Phụng, chủ tịch công đoàn trường quê thuộc huyện miền biển Quỳnh Lưu lên đây dạy học đã khá lâu. Do vợ con ở xã Tam Đình (Tương Dương) nên mỗi tháng thầy Phụng bắt thuyền về xuôi một lần.
Mỗi lần quay lại lòng hồ, thế nào cũng phải đùm cho được bì gạo kèm các loại thực phẩm như: cá khô, nước mắm, muối, ruốc, trứng vịt…mang theo.
Tốn kém! Biết vậy nhưng nhiều lúc nhớ vợ thương con, thầy Phụng đành phải chấp nhận. Vợ thầy Phụng cũng là giáo viên, tuy ở ngoài lòng hồ nhưng cũng phải đi dạy xa nhà hàng chục cây số.
Video đang HOT
Trong khi đó, hai vợ chồng đã có hai con nhỏ, cháu lớn học Tiểu học, cháu bé đang học Mầm non. Nhiều hôm đi dạy về muộn, cô Thủy (vợ thầy Phụng) phải nhờ mấy bà hàng xóm đi đón các con.
Vì hàng xóm làm nghề kinh doanh buôn bán ngoài chợ Khe Bố nên đón các cháu xong, họ lại đưa ra chợ ngồi đợi mẹ.
Một góc khu nội trú học sinh THCS nội trú Hữu Khuông
Nhiều bữa hai con của chị Thủy ôm nhau ngủ ở chợ đợi mẹ về để cho bà hàng xóm bán hàng. Không ít lần nhìn con mà chị Thủy ứa nước mắt, nhưng vì mưu sinh và vì yêu nghề dạy chữ nên cả nhà đành chấp nhận cảnh con sống xa cha, vợ xa chồng như vậy.
Được biết, hầu hết giáo viên vào lòng hồ dạy học chủ yếu đều là người miền xuôi hoặc ở các xã từ ngoài vào. Các thầy, cô giáo đều đã có gia đình và đều chịu cùng cảnh ngộ.
Mỗi lần về xuôi không đơn giản chút nào, vì hằng ngày thuyền máy chở khách thường ngược lên buổi sáng và tận sáng hôm sau mới xuôi về. Còn nếu có việc đột xuất, đau ốm, bệnh tật phải cấp cứu …thì hầu hết phải thuê hẳn một chiếc thuyền máy và người lái đưa đi, nếu cả lên xuống mất ngót hai triệu đồng.
Cả khu nội trú duy nhất chỉ có cặp vợ chồng thầy giáo Hoàng Xuân Vinh và cô Đoàn Ánh Ngọc. Thầy Vinh quê cũng ở huyện Quỳnh Lưu, hai vợ chồng đã có hai con, đứa lớn phải đưa về quê nội gửi ông bà nuôi cháu.
Nhiều khi nhận được tin con ốm, gần tuần lễ phong thư mới tới nơi. Mỗi lần về xuôi không đơn giản chút nào, vì hằng ngày thuyền máy chở khách thường ngược lên buổi sáng và tận sáng hôm sau mới xuôi về.
Còn nếu có việc đột xuất, đau ốm, bệnh tật phải cấp cứu …thì hầu hết phải thuê hẳn một chiếc thuyền máy và người lái đưa đi, nếu cả lên xuống mất ngót hai triệu đồng.
Cô giáo Đoàn Ánh Ngọc nhớ lại, có lần con của cô bị ốm phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa huyện Tương Dương, do mực nước lòng hồ rút cạn nên các thầy cô trong trường phải lội bùn lút cả người, nhọc nhằn lắm mới bồng được con nhỏ ra thuyền về xuôi.
Nhiều thầy cô nghe tin con nhỏ ở nhà bị ốm nhưng cũng đành chịu. Hoặc có lần có thầy giáo của trường nhận được tin em trai bị tai nạn, ông thầy này phải thuê hẳn chiếc thuyền với giá 1,5 triệu đồng rồi vượt sóng nước về trong đêm rất nguy hiểm, nhưng tới nhà thì em trai đã được chôn cất hơn 3 ngày.
Các giáo viên than thở, nhiều khi bắt được công văn từ Phòng GD&ĐT huyện Tương Dương mời đi họp nhưng khi thư đến được trường thì ngoài huyện đã họp xong trước đó rồi.
Tranh thủ hết giờ dạy, một số thầy cô liền thay quần áo vác cuốc, xẻng ra cuốc đất trồng rau, một số khác lao ra suối dùng lưới đánh bắt cá.
Thầy giáo Phụng cho biết, vì trong lòng hồ phải sống biệt lập với bên ngoài nên phải lo sống tự cung tự cấp.
Muốn cải thiện cuộc sống, giáo viên cũng như học sinh nội trú phải trồng rau, đánh bắt cá, nuôi gà để phục vụ cuộc sống. Vì sống xa trung tâm nên các thầy, cô giáo ở đây dù có tiền cũng không mua được gì mà ăn.
Điều mà một số giáo viên còn day dứt đó là, khu vực xã Hữu Khuông vừa là vùng sâu, vùng xa, điều kiện dạy học còn hết sức khó khăn nhưng họ không được hưởng chế độ phụ cấp như một số vùng thuộc khu vực biên giới khác.
Toàn trường có 21 giáo viên, 192 học sinh. Hầu hết thầy và trò đều xa nhà và ở lại khu nội trú. Riêng giáo viên được ở trong dãy nhà nội trú cấp bốn, phòng thì chật mà có tới ba, bốn người cùng ở. Còn các em học sinh thì hầu hết phải tự dựng lều trọ học.
Tranh thủ hết giờ dạy học, các giáo viên và học sinh trồng rau để cải thiện cuộc sống
Giáo viên cũng như học sinh đều sống trong tình trạng mù tịt thông tin, quanh năm không biết ti vi là gì, ở đây tỉnh Nghệ An hỗ trợ Chi đoàn xã Hữu Khuông duy nhất tờ báo Tiền Phong, các giáo viên thường qua đọc ké, nhưng báo mấy ngày mới được chuyển lên, thông tin dù đã cũ với miền xuôi nhưng với các thầy cô giáo ở đây thế là quý lắm rồi.
Dù khó khăn như vậy nhưng hằng đêm, bắt đầu từ 19 giờ, nhà trường sẽ đánh trống để học sinh ở quanh các khu trọ tập trung lên trường ngồi vào bàn học bài nghiêm túc.
Đến 21 giờ các thầy lại đánh trống cho các em ra về. Một số em học sinh tự học, em nào chưa hiểu bài thì có các thầy, cô giáo sẵn sàng hướng dẫn.
Trong nhiều câu chuyện vui buồn của chuyến ngược lòng hồ lần này, hầu hết các giáo viên tôi bắt gặp thì ai cũng không màng tới Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).
Họ chỉ đau đáu quan tâm học sinh của mình chuyện cái ăn, cái mặc chưa đủ, chỗ ngủ các em còn chưa ấm… Chỉ mong sao các em học sinh có được cái chữ để mai này lớn lên về giúp bản làng ngày một tươi sáng hơn.
Theo tiền phong
Bất trắc trên các cung đường
Bên cạnh những điều thú vị để thoả mãn niềm đam mê khám phá bất tận của những bạn trẻ sẵn sàng cháy hết mình với niềm yêu thích xê dịch, "phượt" cũng tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường.
Nhiều khó khăn mà dân "phượt" phải đối mặt trong mỗi chuyến đi...
Rủi ro rình rập
Trong các chuyến "phượt", xe máy là phương tiện thường được các bạn trẻ lựa chọn để có thể tự do khám phá những nơi "thâm sơn cùng cốc", nhằm tiết kiệm chi phí, tự chủ về thời gian, chủ động dừng ở những đoạn có cảnh đẹp để chụp hình... Song, nó cũng là "yếu tố" đầu tiên tạo nên những rủi ro. "Với sự năng động, nhiệt huyết, ưa mạo hiểm, khám phá của tuổi trẻ nên những cung đường càng sâu, càng xa, càng nguy hiểm càng có sức hấp dẫn lớn. Tuy nhiên, trong những chuyến đi ấy, địa hình luôn là yếu tố khiến dân "phượt" lo ngại", Nguyễn Huy Hoàng, sinh viên ĐH Ngoại ngữ, một dân "phượt" chuyên nghiệp chia sẻ.
Tuy tình trạng ngã xe, tai nạn khi "phượt" xe máy lên các vùng núi cao xảy ra khá nhiều nhưng những hành trình ấy vẫn vô cùng hấp dẫn giới trẻ. Nhiều bạn biết nguy hiểm có thể rình rập mình ở phía trước nhưng họ vẫn quyết tâm chinh phục, bởi mong muốn được trải nghiệm và vượt qua chính mình. Hồng Hạnh, 23 tuổi - thành viên đoàn "phượt" xe máy lên Hà Giang cuối tháng 10 vừa rồi kể lại: "Trong chuyến đi vừa rồi, em đã chứng kiến 4 vụ tai nạn của các đoàn "phượt" Hà Giang. Nguyên nhân một phần là do đường sá hiểm trở, song không ít vụ tai nạn xảy ra bởi tính hiếu thắng, sự liều lĩnh của các tay lái thích phóng nhanh, vượt ẩu. Chặng đầu tiên, bọn em đi xuyên đêm từ Tuyên Quang lên thị xã Hà Giang. Do đi với tốc độ cao, lúc gặp ô tô trên đường phải phanh gấp nên em và 2 bạn nữa bị ngã xe khá nặng...". Hạnh may mắn chỉ bị thương nhẹ, nhưng 2 thành viên đi cùng bị vỡ đầu gối phải đón xe về Hà Nội ngay trong đêm.
Một số bạn trẻ còn bất chấp những khó khăn của thời tiết mưa gió, bão lũ, sạt lở,... để chinh phục những vùng đất mà họ đã lên kế hoạch trước đó. Bên cạnh đó, số lượng người quá đông, khó kiểm soát được đội hình cũng khiến những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ngoài những yếu tố khách quan, con người cũng là nguyên nhân quan trọng, bắt nguồn từ việc không hiểu nhau, mất đoàn kết nội bộ, dẫn đến xích mích khiến các thành viên trong đoàn có những hành động không hay.
Tuấn Anh - leader (người đứng đầu) một nhóm "phượt" đã đúc kết kinh nghiệm, đó là luôn phải chuẩn bị kỹ càng cho những chuyến đi. Đầu tiên, phải đặc biệt quan tâm tới thông tin, hiểu biết về thời tiết, đường đi, sinh hoạt... để có sự chuẩn bị tốt nhất. Trước mỗi chuyến "phượt", phương tiện là yếu tố quan trọng cần quan tâm. Do vậy, xe máy phải được kiểm tra kỹ càng. Sau mỗi chuyến đi phải bảo dưỡng xe cẩn thận, tránh nguy hiểm cho những lần "phượt" sau. Trên đường "phượt" luôn gặp phải những sự cố bất ngờ nhưng các thành viên, đặc biệt là leader phải bình tĩnh và cùng nhau tìm hướng giải quyết phù hợp. Điều quan trọng là mọi người trong đoàn để cùng vượt qua các chặng đường một cách an toàn nhất.
...song những điều thu lượm được cũng không hề ít
Những chuyến đi dang dở...
Cuối tháng 2-2009, trên cung đường từ Thái Nguyên đi Bắc Kạn, một vụ tai nạn khiến giới "phượt" bàng hoàng. Đó là việc một nam sinh viên ĐH Mỏ Địa chất cầm lái bị tử nạn, còn bạn gái đang là sinh viên ĐH KTQD ngồi sau phải trải qua những ngày dài đau đớn trong bệnh viện vì chấn thương sọ não. Đó là chuyến đi đầu tiên và cũng là chuyến đi cuối cùng của đôi bạn trẻ. Tháng 9-2010 hai thành viên trong nhóm "phượt" Thái Bình và Hải Phòng cũng đã tử nạn tại Lào Cai. Tháng 7-2012, một bạn gái SN 1991 đã tử vong trên đường chinh phục cực Đông của Việt Nam do đuối sức và thiếu hụt dinh dưỡng nhiều ngày. Và gần đây, N.Q.V (20 tuổi) cùng 2 thành viên khác trong đoàn đã phải dừng hành trình, đón ô tô về Hà Nội do bị ngã xe trong khi "phượt" với một nhóm khoảng 50 người lên Hà Giang.
Theo anh Trần Thanh Thảo, một trong những người đầu tiên gia nhập vào xu hướng này trải lòng, sau mỗi chuyến "phượt", điều mà bất cứ ai cũng quan tâm chính là sự an toàn của chính mình. Đó cũng là thước đo kết quả và chất lượng mỗi cuộc hành trình. Điều đó càng được lưu ý hơn ở chặng đường về, các thành viên phần nào đã thấm mệt và lúc này tâm lý của mọi người là muốn được trở về nhà. Việc thúc giục nhau, mạnh ai người đó chạy, rất khó kiểm soát. Những lúc như vậy, tai nạn rất dễ xảy ra.
Giống như cái tên dân dã của mình, "phượt" hay còn gọi là du lịch bụi được nhiều người đánh giá là hình thức du lịch ít tốn kém. Và để tiết kiệm chi phí, nhiều dân "phượt" đã lựa chọn "khách sạn nghìn sao" làm nơi tá túc qua đêm. Tuy nhiên, nếu không tìm được những chỗ nghỉ an toàn, hình thức ngủ bụi này có thể khiến dân "phượt" gặp nhiều rủi ro như mất trộm, mất cắp. Thậm chí, việc ngủ ngay cạnh đường quốc lộ có thể khiến các thành viên mất mạng bất cứ lúc nào.
Không thể phủ nhận, "phượt" là một hình thức du lịch đem đến cho những ai ưa thích sự mạo hiểm, khám khá những miền đất lạ những trải nghiệm tuyệt vời. Song, để có một chuyến đi an toàn, lưu giữ lại nhiều kỉ niệm đẹp và cùng viết nên những cuộc hành trình đầy ý nghĩa, mỗi cá nhân hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản để tự bảo vệ bản thân, tạo nên hình ảnh đẹp và văn minh về một hình thức du lịch khám phá mới này.
Theo ANTD
Bí hiểm 'bùa yêu' nơi vùng núi Sau một thời gian chồng mất tích, chị Hương đi tìm rồi tá hỏa khi nhìn thấy chồng mình đang cung phụng một người đàn bà xa lạ. Ở vùng núi rừng phía Tây tỉnh Quảng Trị, trong các bộ tộc ít người hiện còn ẩn chứa nhiều bí ẩn, huyễn hoặc. Trong số đó, có bí ẩn về "bùa yêu". Những sự...