Thầy cô hiến máu cứu học trò
Máu tràn ổ bụng sau tai nạn, nam sinh lớp 10 Nguyễn Thanh Hải có thể chết nếu không lập tức được mổ, song nguồn máu tại bệnh viện không đủ.
“Nếu không có thầy cô, bạn bè chắc em đã chết. Thầy Cư (Võ Văn Cư) đã sinh ra em lần nữa”, Nguyễn Thanh Hải, học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Tánh Linh) nói, giọng yếu ớt.
Nam sinh chưa thể nói chuyện nhiều, sau hơn 2 tuần được Bệnh viện Chợ Rẫy cắt bỏ một lá gan và nửa lá lách bị dập do gặp tai nạn trên đường đi học về. Ca mổ thành công, em may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần, sau đó được chuyển về Bệnh viện Nam Bình Thuận để tiếp tục điều trị từ hôm 6/5.
Em Nguyễn Thanh Hải đã qua cơn nguy kịch, đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Nam Bình Thuận. Ảnh: Việt Quốc.
Trưa 26/4 tan trường, Hải chạy xe máy 50 phân khối về nhà. Đến đoạn đường cong ở xã Măng Tố, cách nhà 2 km, cậu tắp vào lề tránh xe tải chạy chiều ngược chiều đang ôm cua. Xe máy tông phải cây cảnh của nhà dân ven đường, toàn thân Hải đập vào chậu cảnh. Cậu học trò đau không kêu được, chỉ ôm bụng rên, lả đi. Người dân khiêng em vào trong, nhưng không đưa em đi bệnh viện vì chưa liên lạc được với gia đình.
Từ trường về, thầy Võ Văn Cư (dạy môn Giáo dục Công dân) hoảng hốt khi thấy học trò bị nạn. Ông báo cho hiệu trưởng, rồi bế Hải lên xe máy và nhờ một học sinh khác ngồi sau giữ, chở đến Phòng khám đa khoa Bắc Ruộng gần đó cấp cứu. Bác sĩ đề nghị phải chuyển Hải gấp lên tuyến trên vì nội tạng đã tổn thương nặng. Hải đau, mê man.
Thầy Cư thuê xe cấp cứu chở học trò lên Bệnh viện đa khoa Nam Bình Thuận ở huyện Đức Linh cách đó hơn 20 km. Kết quả siêu âm cho thấy Hải bị dập gan hai mặt và một phần lách bị ảnh hưởng; máu tràn ổ bụng. Hai phương án được bệnh viện đưa ra: chuyển em vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) hoặc mổ tại chỗ.
Tuy nhiên, bác sĩ Hồ Ngọc Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Nam Bình Thuận, cho rằng nếu chuyển nam sinh đi ngay sẽ gặp nguy hiểm vì đường xa; còn mổ cấp cứu tại chỗ cần nhiều đơn vị máu tiếp ứng. Lúc này, cha của Hải đang làm phụ hồ ở Bình Dương, mẹ em đang ở nhà bên Tánh Linh chưa đến kịp. Thầy Cư quyết định xin bệnh viện cho em được mổ tại chỗ và cam kết huy động đủ lượng máu.
Video đang HOT
Bác sĩ Hồ Ngọc Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Nam Bình Thuận, thăm khám em Hải, chiều 6/5. Ảnh: Việt Quốc.
Thầy nhắn tin lên nhóm chát của giáo viên trường, thông báo tình hình cấp bách. Nhà trường liền phát loa phóng thanh kêu gọi thầy cô và học sinh hiến máu cứu Hải.
15 phút sau, 4 thầy cô và một nữ sinh (có nhóm máu O và B) có thể truyền cho Hải (nhóm máu B) lên thẳng xe đến bệnh viện. Đại diện nhà trường cũng đến hỗ trợ kinh phí điều trị ban đầu cho em.
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Tấn Nha cho biết, ngay trong đêm, nhà trường tiếp tục kêu gọi và huy động thêm 6 người nữa đi hiến máu cứu Hải. Trên đường đến bệnh viện họ nhận được thông báo đã tạm đủ máu nên đoàn quay về, chuyển qua lấy máu vào sáng hôm sau.
Ca mổ đã cầm máu trong ổ bụng cho Hải. Hôm sau, em được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy để mổ lần hai. Hiện, sức khỏe của em tiến triển tốt.
Theo bác sĩ Hồ Ngọc Sơn, chính lòng quả cảm của thầy Cư đã quyết định giây phút sinh tử cho học trò mình. “Nếu thầy Cư không chuyển em đi viện ngay, rồi thay mặt cha mẹ em quyết định và huy động kịp thời đủ lượng máu, chắc chắn ca mổ cấp cứu ban đầu của chúng tôi sẽ khó thành công”, ông nói.
Thầy Võ Văn Cư, giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Tánh Linh). Ảnh: Việt Quốc.
Ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận, cho biết câu chuyện cứu học trò của thầy Cư và các giáo viên, học sinh trường THPT Nguyễn Văn Trỗi có sức lan tỏa rất lớn trong những ngày qua ở địa phương. Đây là gương sáng cần nhân rộng trong toàn ngành giáo dục.
“Chúng tôi đang đề xuất UBND tỉnh khen thưởng thầy Cư, Sở cũng sẽ có hình thức khen thưởng các cá nhân đã kịp thời hiến máu cứu Hải”, ông Thái nói.
Kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe hiến máu, hiến tiểu cầu
Sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động tiếp nhận và cung cấp máu cho điều trị của các cơ sở y tế trên phạm vi toàn quốc.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã bố trí hội trường rộng để phục vụ công tác tiếp nhận máu nhưng nhiều thời điểm luôn vắng người hiến máu. Ảnh: BVCC
Nhiều lịch hiến máu đã bị hoãn, hủy ở hầu hết các địa phương, đơn vị, kể cả ở các địa phương không thuộc phạm vi phong toả, cách ly y tế phòng chống dịch. Nhiều người dân dù đã đăng ký trước nhưng có tâm lý e ngại dịch bệnh nên đã không đến hiến máu.
Lượng máu dự trữ tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và nhiều trung tâm máu đang giảm mạnh do không có nguồn người hiến máu. Nguy cơ thiếu hụt nguồn máu phục vụ cho người bệnh xảy ra tại nhiều nơi trên toàn quốc và đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực phía Bắc.
Theo BSCKII. Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chỉ tính riêng tại Viện, từ 27/4 - 11/5, lượng máu tiếp nhận chỉ bằng 30% so với kế hoạch. Đã có 47 lịch hiến máu với dự kiến tiếp nhận 25.000 đơn vị máu bị hoãn, hủy. Trong khi Viện là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp máu cho 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc với diện bao phủ là 40 triệu dân.
Trong 12 ngày đầu tháng 5, Viện chỉ tiếp nhận được 2.920 đơn vị máu, nhưng đã cung cấp 4.822 đơn vị máu. Tại thời điểm này, nhiều hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh đã được hạn chế để đảm bảo an toàn phòng chống dịch nhưng trung bình mỗi ngày, Viện vẫn cần đến 1.000 đơn vị máu và gần 200 đơn vị tiểu cầu để cung cấp cho các cơ sở điều trị.
Nhân viên y tế và nhiều người sẵn sàng đến hiến tiểu cầu, nhưng chỉ đáp ứng được phần rất nhỏ nhu cầu của người bệnh. Ảnh: BVCC
Lãnh đạo Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Liên tiếp chúng tôi phải tiếp nhận thông tin của các đơn vị đề nghị hoãn lịch hiến máu. Đã có 23 lịch, tương đương 4.200 đơn vị máu không thể tiếp nhận theo kế hoạch. Lượng máu tiếp nhận nửa đầu tháng 5 chỉ đạt 50% so với kế hoạch và thấp hơn so với lượng máu cấp phát".
Trước tình hình này, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã có công văn báo cáo Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện để tăng cường các biện pháp đẩy mạnh hiến máu tình nguyện, đảm bảo dự trữ máu an toàn cứu chữa người bệnh.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương mong muốn các đơn vị, địa phương tiếp tục duy trì kế hoạch tổ chức hiến máu đã có, tăng cường các lịch tổ chức hiến máu ở những nơi không bị phong toả, không cách ly y tế. Quá trình tổ chức hiến máu cần thực hiện đúng quy định 5K của Bộ Y tế về phòng chống dịch.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng đề nghị các bệnh viện cần chỉ định và sử dụng máu, chế phẩm máu hợp lý; tạm thời trì hoãn các phẫu thuật theo kế hoạch để tiết kiệm nguồn máu cho cấp cứu. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động người nhà người bệnh ở những cơ sở y tế phong tỏa, cách ly y tế tham gia hiến máu.
Người dân đủ điều kiện sức khỏe, không có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 hãy tích cực đến hiến máu, hiến tiểu cầu để bảo vệ sức khỏe của những người bệnh đang cần đến máu để duy trì sự sống.
Tại các điểm hiến máu, các biện pháp phòng chống dịch được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và các đơn vị chuyên môn tiếp nhận máu thực hiện nghiêm ngặt theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người hiến máu, người nhận máu, nhân viên y tế và những người làm công tác tuyên truyền, vận động, công tác tổ chức điểm hiến máu.
ĐỊA ĐIỂM HIẾN MÁU
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương: tại tầng 2, Khoa Tiếp nhận máu (Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội), từ 8h đến 20h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).
Các điểm hiến máu cố định tại Hà Nội: từ 8h - 12h và 13h30 - 17h từ thứ 2 đến thứ 7. Vui lòng đến trước giờ kết thúc 45 phút để đăng ký và kiểm tra sức khỏe trước hiến máu.
26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm.
132 Quan Nhân, Thanh Xuân.
Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa.
"Bệnh viện cứ mổ đi, tôi đảm bảo máu không thiếu!" Lúc 13h45 phút, ngày 26/4, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận đã tiếp nhận một ca tai nạn giao thông khá đặc biệt mà bệnh nhân là một học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Tánh Linh. Người đưa em vào viện cấp cứu lại chính là thầy giáo Võ Văn Cư hiện đang dạy em ở trường. Thầy...