“Thầy cô, cha mẹ được nghỉ ngơi, sao lại bắt con trẻ học ngày Tết?”

Theo dõi VGT trên

Quan điểm không nên giao bài tập về nhà dịp Tết, nhất là với học sinh nhỏ t.uổi được nhiều giáo viên ủng hộ.

Mỗi khi đến Tết Nguyên đán, nên hay không nên giao bài tập Tết cho học sinh luôn là vấn đề có hai luồng ý kiến trái chiều. Một bộ phận cho rằng để các em không quên kiến thức và không bị trạng thái uể oải sau những ngày nghỉ dài, cần giao bài tập để củng cố lại, không bị hổng kiến thức khi quay lại trường học.

Nhưng một bộ phận khác lại cho rằng kì nghỉ Tết là thời gian nghỉ ngơi, sum họp gia đình để gắn kết tình thân, vun đắp những bài học thực tế về ý nghĩa cuộc sống mà không sách vở nào dạy được. Vậy câu hỏi đặt ra: Nên củng cố lý thuyết hay trải nghiệm thực tế?

Mới đây, nhiều địa phương như Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Quảng Bình, Lâm Đồng đã chỉ đạo các trường không giao bài tập về nhà cho học sinh trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán Tân Sửu 2021, tạo điều kiện cho phụ huynh và học sinh được nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái.

Trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An – Hà Nội) khẳng định quan điểm “không giao bài tập Tết” là hoàn toàn hợp lý. Dù vậy, nếu đem ra phân tích, việc này phải được xem xét trên nhiều phương diện, khía cạnh.

Cụ thể, theo TS Thu Tuyết, giáo viên có thể cho học sinh 1, 2 bài tập để làm trong thời gian nghỉ Tết, tránh gián đoạn kiến thức quá lâu, ảnh hưởng tâm thế học tập đã vào nếp trong cả năm. Đây cũng là điều cần thiết để duy trì một nét đẹp văn hoá truyền thống từ lâu đời, đó là phong tục “Khai bút đầu năm”.

“Tuy nhien, viec nay chi nên thuc hien voi tinh chat uoc le cua phong tuc, khong tao suc ep ve so luong bai tap o tat ca cac mon. Do đó, có thể thống nhất chon một môn nào đó thuộc khoa học xã hội, ví dụ môn Ngữ văn hoặc Giáo dục công dân…, giúp trò có tinh thần nhẹ nhàng, phấn chấn khi không bị áp lực số lượng bài tập, lại có cảm giác nối tiếp và giữ gìn nét đẹp văn hoá của dân tộc”, TS Tuyết nhấn mạnh.

Thầy cô, cha mẹ được nghỉ ngơi, sao lại bắt con trẻ học ngày Tết? - Hình 1

TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).

Là người có nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở cấp THPT, TS Trịnh Thu Tuyết đặt giả thiết nếu giáo viên cho học sinh quá nhiều bài tập Tết thì đó sẽ là một áp lực cho các em, làm học sinh mất đi sự phấn chấn, chỉ lo lắng hoàn thành khối lượng bài tập mà hết Tết.

“Niềm vui ngày Tết mất đi đã đành, kể cả niềm vui học tập cũng bị huỷ hoại, các em chỉ còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi. Và đó cũng là sự không công bằng với con trẻ khi người lớn, từ thầy cô tới cha mẹ được tận hưởng kì nghỉ Tết, được thanh thản đón xuân, còn con trẻ, với khối lượng “bài tập Tết” nặng nề, các em sẽ chỉ còn “bài tập” mà mất “Tết”.

Video đang HOT

Nói về quan điểm “không giao bài tập Tết thì học sinh sẽ quên kiến thức”, TS Thu Tuyết nhận định đây chỉ là cách nghĩ một chiều. Bởi lẽ, với học sinh ý thức học chưa cao, dù có cho bài tập đủ làm trong suốt kì “nghỉ Tết”, liệu các em có đủ tự giác mà nhớ kiến thức? Và ngược lại, một tuần nghỉ Tết không làm quên kiến thức của những học sinh có ý thức học tập tốt!

Thêm vào đó, TS Thu Tuyết cho rằng việc đen bay gio cac tinh, thanh pho moi xem xet đen van đe này do nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ một trong số những lý do chính là chúng ta thiếu niềm tin vào khả năng kích hoạt trở lại tâm thế học tập của học trò sau một kì nghỉ tương đối dài, nhất là khi các em được tham gia những hoạt động vui chơi, du lịch quá thoải mái.

Cùng quan điểm trên, cô Nguyễn Bảo Ngọc (Giáo viên Ngữ Văn trường THCS Nam Trung Yên) cho rằng với học sinh, việc học tập là rất quan trọng, tuy nhiên cần chú trọng tới cả các hoạt động khác trong dịp Tết.

“Thực tế cho thấy, giao một núi bài tập cho học sinh không cải thiện được điều gì cả, thậm chí dễ tác dụng ngược như tạo tâm lý đối phó: học tủ, chép bài bạn, nói dối,….Nếu là như vậy thì liệu rằng mục đích ban đầu của việc giao bài tập tết có còn tác dụng nữa không?”, cô Bảo Ngọc cho hay.

Theo cô Bảo Ngọc, thay vì giao rất nhiều những lý thuyết trong sách vở, các thầy cô nên giao những bài tập thực tế để học sinh được trải nghiệm trong dịp Tết: giúp cha mẹ dọn dẹp sửa sang nhà cửa, gói bánh chưng, bánh dày, tự tay cuẩn bị món ăn, thăm thầy cô giáo cũ, chúc Tết ông bà, hàng xóm, tham gia vào những hoạt động xã hội,….

“Có thể yêu cầu các em chụp ảnh lại những sinh hoạt của gia đình và bản thân, của quê hương mình, lưu thành nhật ký, viết cảm nhận và khi đi học chia sẻ cùng thầy cô và các bạn. Những bài học nhỏ nhưng góp phần hình thành nhân cách sống tốt đẹp ở các em, giúp các em hiểu được giá trị của lao động, của tình yêu gia đình. Đó là cách đưa những lý thuyết khô khan từ sách vở ra thực tế cuộc sống, để học sinh không chỉ họcmà phải hành”, cô Bảo Ngọc nhắn nhủ.

Chuyên gia ngữ văn: 'Đừng đ.ánh giá sách qua vài bức ảnh'

Xem ảnh một số trang sách Tiếng Việt lớp 1, TS Trịnh Thu Tuyết từng chê nhiều chi tiết. Nhưng đọc toàn bộ quyển sách, bà nhận ra nhiều điểm tích cực.

Tiến sĩ văn học Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, chia sẻ về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều.

Với một bộ sách đang gây bão trên mạng xã hội như hai cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều, những người quan tâm tới giáo dục đất nước không thể thờ ơ, hoặc tỏ ra n.gạo m.ạn thờ ơ. Chỉ là chúng ta quan tâm theo cách nào, chia sẻ vài bức ảnh chụp những trang sách theo "nguyên tắc" cắt cúp của "Phúc thống phục nhân sâm... tắc tử" rồi m.ạt s.át, bênh vực, khen chê. Cả khen lẫn chê đều có thể sử dụng những ngôn từ khiến học sinh lớp 1 nếu không may biết đọc chắc sẽ stress vì không hiểu vì sao phải học.

Cách đây mấy ngày, tôi chia sẻ một trang chụp bài "Ve và gà" trong sách Tiếng Việt tập 1, bộ Cánh Diều, kèm truyện ngụ ngôn La Fontaine "Ve và kiến" theo bản dịch lần 2 của cụ Nguyễn Văn Vĩnh năm 1914 trên Đông Dương tạp chí. Quả thật tôi cũng cảm thấy việc thay "kiến" thành "gà" có chút gượng ép, nhất là rất khó hình dung ve sẽ an lành trở về sau khi tới nhà gà xin ăn.

Hay chi tiết về lời giáo huấn của gà với ve: "Ve chăm múa và chăm làm nữa thì sẽ chẳng lo gì". Chi tiết "ve múa" hơi khó thuyết phục với logic hồn nhiên nhưng rất rành mạch của trẻ thơ: cô Tấm có thể chui vào trong quả thị, con công có thể múa, nhưng ve thì không, ve chỉ có thể hát. Trẻ có thể chấp nhận thế giới kỳ ảo của truyện cổ tích, nhưng không chấp nhận sự vi phạm logic đời sống với những chi tiết hiển nhiên trẻ vẫn quan sát, chứng kiến hàng ngày.

Đặc biệt lời ngỏ ý của ve "Chị... cho ve tí gì nhé" và lời đáp của gà: "Ve chăm múa và chăm làm nữa thì sẽ chẳng lo gì" khiến dư luận, tất nhiên chỉ là người lớn, khó tránh những liên tưởng nhạy cảm, phản cảm!

Chuyên gia ngữ văn: Đừng đ.ánh giá sách qua vài bức ảnh - Hình 1

Phần 2 bài Ve và gà thuộc bài 37 sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều. Ảnh: Trần Thành.

Tới chiều qua, sau khi được bạn gửi tặng trọn bộ Cánh Diều, đọc rất nhanh hai cuốn Tiếng Việt lớp 1, cả tập 1, tập 2 với tâm thế sẽ lý giải được thấu đáo căn nguyên cơn giận dữ của dư luận, tôi hơi bất ngờ vì về cơ bản hai cuốn sách ấy lại thuyết phục được tôi.

Tôi "đọc" được triết lý giáo dục từ hai cuốn sách, thấy quan niệm "Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống" đã không chỉ dừng lại là "quan niệm" mà hiện hữu trong từng thao tác, công đoạn, phần mục của mỗi bài. Tôi nhận ra nếu thầy trò tương tác tốt, hai cuốn sách này sẽ thực sự giúp phát triển những phẩm chất và năng lực phù hợp với lứa t.uổi các em.

Hai vấn đề nóng nhất xung quanh cuốn sách Tiếng Việt là cách thức tuyển chọn ngữ liệu và việc sử dụng ngôn từ trong các bài đọc. Sau mỗi bài học về một âm, một vần, một thanh mới, sách lại cung cấp những mẩu chuyện nho nhỏ từ kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích của các tác giả nước ngoài, hoặc những đoạn văn/thơ ngắn đề cập tới người, vật, đồ vật, con vật, sự việc..., vốn quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của các em.

Tôi nhận thấy với những ngữ liệu này, các tác giả sách giáo khoa đã khá công phu khi lựa chọn trích nguyên văn hay phỏng theo nguyên tác, tuân thủ mấy nguyên tắc chính. Thứ nhất, bài đọc phải đáp ứng yêu cầu cho trẻ được tiếp xúc, nhận biết và luyện nghe, nói, đọc, viết... các âm, vần, tiếng trong bài học. Thứ hai, dung lượng và đơn vị ngôn ngữ trong bài đọc phù hợp với tiết học và nhất là tầm đón nhận của học trò, phải soạn đúng với yếu tố ngôn ngữ các em đã biết. Thứ ba, bài đọc phải góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học trò.

Nguyên tắc thứ nhất và thứ hai chính là lý do khiến nhiều truyện ngụ ngôn đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam hoặc của các tác giả nước ngoài như Lev Tolstoy, La Fontaine, Aesop... phải được soạn/kể lại, giản lược và phù hợp hơn. Đây cũng là lý do khiến câu chuyện nổi tiếng "Ve và kiến" trở thành "Ve và gà"; bài tập đọc "Thỏ thua rùa" (trang 61, tập 1), câu chuyện quen thuộc đã phải thay từ "nhai" bằng "nhá"; hoặc rất nhiều bài tập đọc khác chưa thể dùng các từ phủ định "không/chẳng" mà phải dùng từ "chả".

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thì 35 bài học đầu của tập 1 học sinh mới được nhận diện và ghi nhớ các tiếng có bộ phận vần là một âm chính như a,o, ô, ơ, e, ê, u, ư và các nguyên âm đôi như ia, ua, ưa..., từ bài số 36 mới được học các tiếng có bộ phận vần gồm hai âm như am, ap, ăm, ăp, âm, âp... Và vì thế, lời ngỏ ý của Ve với Gà: "Chị... cho ve tí gì nhé" mà chính tôi từng thấy khá phản cảm, nhưng khi đọc lại trong hệ thống bài học thì thấy câu nói phải sử dụng một lượng hạn hẹp từ vựng cho phù hợp với tầm đón nhận của các em. Nhìn ở góc độ cốt truyện cũng thấy nếu gạt bỏ sự liên tưởng tới thái độ ỡm ờ chỉ có ở thế giới người lớn, các em sẽ thấy lời ngỏ ý này thể hiện rất đúng tâm lý ngập ngừng xấu hổ của chú ve lười biếng khi đói quá, buộc phải mở lời xin ăn!

Nương theo hai nguyên tắc này, có bài đọc đã thể hiện rất đúng tình huống và năng lực giao tiếp của nhân vật khi một em bé đang bập bẹ học nói, chỉ có thể diễn đạt ý: "Dì Kế giã giò" bằng hai tiếng "Dì...giò..." (Bé kể, tr.35, tập 1), chi tiết "bi bô" này chắc chắn sẽ được các bé lớp 1 chia sẻ.

Như đã nói ở trên, từ "chả" phải mang đồng thời cả chức năng biểu đạt cho ý nghĩa phủ định cùng chức năng thay thế cho hàng loạt từ phủ định mà các bé có thể nghe rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại chưa được nhận diện trong bài học. Tuy nhiên, từ này mang khá đậm sắc thái biểu cảm nhưng không phải là phương ngữ vì xuất hiện trong Từ điển phổ thông và được sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng. Thậm chí có trường hợp như trong bài "Nụ hôn của mẹ" (trang 127, tập 1), từ "chả" đã thể hiện sắc thái biểu cảm rất phù hợp khi một em bé sung sướng và nũng nịu đón nhận tình yêu thương trìu mến của mẹ, đang thiêm thiếp sốt, được mẹ hôn lên trán, bé thì thầm: "Mẹ à, con chả ốm nữa"!

Cũng ở lĩnh vực từ vựng, một số từ có thể gây hiệu ứng tiêu cực như "tợp, chén, cuỗm", hoặc những từ ít gặp như "khổ mỡ", theo tôi cũng nên cung cấp có mức độ cho học sinh. Thế giới phẳng khiến các cháu được/phải tiếp xúc với khá nhiều hiện tượng ngôn ngữ, nếu không giúp hiểu ngữ cảnh sử dụng phù hợp với mỗi hiện tượng ngôn ngữ, trẻ sẽ lúng túng trong giao tiếp thực tế. Ví dụ trong bài đọc "Quạ và chó" (trang 99, tập 1), từ "cuỗm" và "tợp" là hai từ mang sắc thái biểu cảm tiêu cực sẽ rất phù hợp với chó, kẻ tham lam l.ừa đ.ảo.

Việc tuyển chọn, sử dụng ngữ liệu cho các bài đọc cũng phải đảm bảo nguyên tắc thứ ba, đó là góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học trò. Đây cũng là vấn đề gây nhiều hiệu ứng trái chiều trong dư luận.

Có lẽ không cần nhắc lại hiện tượng những bài đọc phải ngắt làm hai tiết cho phù hợp với yêu cầu tiết học và tâm sinh lý lứa t.uổi học trò lớp 1, chỉ nên đặt lại vấn đề các bài học phổ thông có nên đề cập tới những hiện tượng tiêu cực hay không?

Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện về hai con dê qua cầu với bài học nếu không chịu nhường nhịn nhau, cả hai sẽ phải chịu hậu quả đáng tiếc; hay câu chuyện về bộ lông của quạ và công với lời nhắc nếu tham lam, nóng vội sẽ khó có được kết quả tốt đẹp; hay bài thơ "Mèo con đi học" khiến qua t.uổi đi học mà bao người lớn cũng vẫn phải mỉm cười vì sự ngộ nghĩnh trong bài học nhẹ nhàng về đức tính chăm chỉ, không được nói dối!

Rất gần đây, đề xuất đưa truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao ra khỏi sách giáo khoa phổ thông cũng dựa trên nỗi lo lắng học trò sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực như thế nào khi tiếp xúc với những biểu hiện tha hóa lưu manh của nhân vật chính? Nguyễn Minh Châu đã đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa, đã đưa các nhân vật của ông ra khỏi "bầu không khí vô trùng" để độc giả nhận chân thế giới thực xung quanh mình, và thậm chí trong chính con người mình với biết bao nhiêu sự khuất lấp của cái xấu, cái ác, nhận ra để ghê sợ, căm ghét, để đủ trí tuệ và bản lĩnh chiến đấu chống lại nó, hướng tới một thế giới thanh sạch hơn.

Chuyên gia ngữ văn: Đừng đ.ánh giá sách qua vài bức ảnh - Hình 2

TS Trịnh Thu Tuyết. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trở lại với những bài đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1, tất cả bài đọc (vốn là những truyện ngụ ngôn có giá trị giáo dục sâu sắc về ứng xử, về cách sống, cách nghĩ...) nếu đề cập tới cái xấu như sự lười biếng, thói tráo trở, sự l.ừa l.ọc, khôn lỏi thì đều đưa tới bài học giản dị và tích cực. Đó là những người có thói hư, tật xấu sẽ gặp hậu quả thích đáng, những người cả tin cũng nhận được bài học về sự cảnh giác để tỉnh táo hơn trong cuộc sống.

Đó là trường hợp bài đọc như "Ve và gà" (trang 69, tập 1) dạy các em bài học chăm chỉ. "Sẻ và cò" (trang 79, tập 1) giúp các em hiểu một nguyên tắc ứng xử rất quan trọng: không nên chê bai người khác chỉ vì sự khác biệt của họ so với mình. "Lừa và ngựa" (trang 85, tập1), "Hai con ngựa" (trang 157, tập 1) chỉ ra hậu quả của thói ích kỷ. "Quạ và chó" (trang 99, tập 1), "Cua, cò và đàn cá" (trang 115, tập 1) nhắc các em phải biết phân biệt những lời yêu thương chân thành với những lời nịnh nọt hoặc dối trá. "Chuột út" (trang 135, tập 1) dạy các em kỹ năng phân biệt người tốt xấu xung quanh mình.

Và đặc biệt, với hàng loạt đoạn thơ/văn ngắn được soạn hoặc tuyển chọn, học trò được tiếp xúc với cả thế giới gần gũi, quen thuộc, thân thiết của gia đình với ông bà, cha mẹ, anh chị em ("Nụ hôn của mẹ"; "Về quê ăn Tết"; "Chủ nhật"; "Cả nhà thương nhau"; "Em nhà mình là nhất"); của nhà trường với thầy cô, bạn bè như "Tiết tập viết"; "Quyển vở của em"; "Thầy giáo"); của xã hội với bác lao công quét rác ("Xe rác"), với những phố nghề ("Phố Lò Rèn"); của thiên nhiên, môi trường ("Bỏ nghề"; "Chuyện trong vườn").

Những bài đọc này còn bồi dưỡng thêm cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp, nhân ái, yêu thương, học được cách ứng xử văn minh, tử tế trong cộng đồng. Những bài đọc gắn với một thời xưa cũ của ông bà, cha mẹ đã được soạn lại với hệ thống câu hỏi, bài tập, bài luyện theo hướng rèn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và bồi dưỡng các phẩm chất, năng lực khá hiện đại như "Quạ và công", trang 153, tập 1, "Ong và bướm", trang 17, tập 2; "Mời vào", trang 78, tập 2; "Cô bé quàng khăn đỏ", trang 89, tập 2; "Đi học", trang 95, tập 2; "Mèo con đi học", "Gửi lời chào lớp một", trang 161, tập 2.

Khó có thể phủ nhận những hiện tượng ngôn ngữ gây phản cảm, cần điều chỉnh, ví dụ bài "Ngỗng", trang 136, tập 2, là bài đọc sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh, giới thiệu những đặc điểm của loài ngỗng, nhưng lại đưa vào cách diễn đạt của văn nói, trong câu kết: "Bị mổ liên tiếp, kẻ trộm cũng phải choáng váng chạy mất dép, các bạn nhỉ?". "Chạy mất dép" là khẩu ngữ khá suồng sã, không phù hợp với văn bản học đường.

Đ.ánh giá một cuốn sách cũng như nhìn nhận một con người, không nên chỉ xem vài bức ảnh!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bệnh nhi 13 t.uổi bị thủng dạ dày do ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
18:41:41 18/09/2024
Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm
21:34:05 19/09/2024
Sử dụng hoa đủ đủ đực như nào để tốt cho sức khỏe?
21:19:45 19/09/2024
Những đồ ăn vặt tốt cho người tiểu đường, không làm tăng huyết áp
11:28:07 19/09/2024
Loại quả Việt được ví như 'sâm xanh', vừa bổ m.áu vừa ngừa loãng xương cực tốt
15:45:03 18/09/2024
Lầm tưởng do đau miệng, người phụ nữ mắc ung thư lưỡi nguy hiểm
16:48:13 18/09/2024
Ăn táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tiểu đường
12:01:52 19/09/2024
Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải
05:43:56 20/09/2024

Tin đang nóng

Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Nam NSND nổi tiếng: 4 đời vợ, U70 tưởng được yên hưởng t.uổi già thì biến cố ập đến
08:39:43 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024
Hoa hậu Hoàn vũ VN trình diễn giữa mưa và loạt chi tiết gây tranh cãi ở Miss Cosmo quốc tế 2024
08:25:21 20/09/2024
Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay
10:27:23 20/09/2024
Chồng cũ khuyên tôi sang tên nhà cho con trước khi tái hôn, bạn trai tôi liền đáp trả một câu khiến anh ấy xấu hổ bỏ về
10:22:48 20/09/2024
Không chỉ Kỳ Duyên mà Hoàng Thùy, Ngọc Châu, Bùi Quỳnh Hoa... cũng chưa tốt nghiệp Đại học
09:09:06 20/09/2024
Loạt phát ngôn khiến Huỳnh Hiểu Minh hoá "tổng tài bá đạo", sốt nhất vẫn là câu nói với Angelababy
10:25:50 20/09/2024

Tin mới nhất

Cần lưu ý gì khi mắc nấm chân mùa lũ?

05:37:39 20/09/2024
Bên cạnh đó, còn bệnh lý viêm da do vi khuẩn chủ yếu trong thời tiết mưa ẩm, da không còn độ đàn hồi tốt như trước nên dễ bị các vi khuẩn ngoài nấm xâm nhập như chốc, nhọt, viêm nang lông gây viêm da do nhiễm khuẩn.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

05:35:15 20/09/2024
Trong khi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết lại đốt ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chập tối. Loại muỗi này thường trú đậu ở các góc tối, xó tối hoặc trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9

05:32:46 20/09/2024
TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9.

Cảnh báo sốt xuất huyết sau mưa lũ ở Quảng Ninh

05:29:48 20/09/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cảnh báo, dịch sốt xuất huyết hiện đang bước vào giai đoạn cao điểm hàng năm, thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11.

Bé 9 t.uổi nguy kịch sau vài ngày sốt phát ban

05:27:06 20/09/2024
Bác sĩ Việt cho hay trừ một số nhóm trẻ có tình trạng sức khỏe bất thường, mọi t.rẻ e.m trong độ t.uổi tiêm phòng, đặc biệt là nhóm trẻ có bệnh nền, các dị tật, cần tiêm vaccine sởi đầy đủ.

7 cách đơn giản ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng

05:16:27 20/09/2024
Nếu bạn làm việc bàn giấy, điều cần thiết là phải nghỉ giải lao thường xuyên để ngăn ngừa căng cơ. Cứ sau 30 phút, hãy đứng dậy khỏi ghế và đi bộ nhanh trong 3 phút nhằm giúp thư giãn các cơ, giảm căng thẳng ở cổ và vai.

5 lý do không nên ăn nhiều thịt gà hàng ngày

05:13:56 20/09/2024
Ăn quá nhiều thịt gà có thể dẫn đến mức cholesterol cao hơn, điều này có liên quan đến bệnh tim mạch. Việc ăn nhiều thịt gà và các sản phẩm giàu protein khác gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Lợi và hại khi uống trà gừng

21:31:14 19/09/2024
Trong một đ.ánh giá năm 2020, 16 trong số 109 nghiên cứu mà giới chuyên môn đã thử nghiệm, cho biết chứng ợ nóng là một tác dụng phụ bất lợi của việc uống trà gừng.

Các cách tự nhiên để làm giảm viêm xoang tại nhà

21:24:07 19/09/2024
Phun sương là một cách tuyệt vời để làm giảm viêm xoang, bởi vì thông qua việc hít hơi nước, đường thở được làm ẩm và dịch tiết lỏng hơn, dễ dàng loại bỏ hơn, cải thiện nghẹt mũi và khó chịu của viêm xoang.

Thuốc viên nang cứng Fluconazole vi phạm mức độ 3 bị Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

21:22:11 19/09/2024
Quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 57 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Ăn cùng một món mỗi ngày liệu có tốt cho sức khỏe?

21:17:54 19/09/2024
Theo chuyên gia dinh dưỡng việc ăn cùng một món mỗi ngày không chỉ khiến bạn cảm thấy nhàm chán mà còn có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn .

Người bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý gì khi đi bộ?

21:12:06 19/09/2024
Đi bộ thường xuyên, đúng cách có thể điều chỉnh cân nặng ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Từ đó hỗ trợ ngăn chặn tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.

Có thể bạn quan tâm

'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú

Tin nổi bật

14:26:33 20/09/2024
Mưa liên tục những ngày qua kèm theo lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình ngập sâu từ 0,5-2m.

Khởi tố hai đối tượng chống người thi hành công vụ

Pháp luật

14:19:29 20/09/2024
Nhận tin báo, lãnh đạo Công an huyện Trà Ôn đã chỉ đạo 2 Tổ công tác nhanh chóng đến hiện trường vận động, đưa những người trên vào bờ. Nhóm người này không chấp hành.

Lý do Ukraine chưa điều F-16 thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất

Thế giới

14:04:02 20/09/2024
Máy bay F-16 của Ukraine đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu lần đầu tiên vào cuối tháng 8, khi đó chúng được điều động để đẩy lùi cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) quy mô lớn của Nga.

'Để tôi tỏa sáng' nhá hàng loạt ảnh 'nóng': Triệu Lộ Tư tình tứ bùng nổ với Trần Vỹ Đình

Phim châu á

13:52:58 20/09/2024
Để tôi tỏa sáng vừa mới nhá hàng loạt ảnh mới với sự kết hợp của hai ngôi sao Triệu Lộ Tư và Trần Vỹ Đình, hứa hẹn phản ứng hóa học bùng nổ.

Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đứng top 1 phòng vé, còn lập kỷ lục chưa từng có mới đáng nể

Hậu trường phim

13:45:40 20/09/2024
Tính tới trưa ngày 20/9, doanh thu phim đã vượt mốc 7 tỷ, giúp Cám bỏ xa hàng loạt đối thủ nặng ký ngoài phòng vé để giành vị trí top 1 lượng vé bán ra ngay ngày đầu công chiếu.

Căng: 1 Anh Tài có người yêu nhưng nghi "xào couple" với đồng nghiệp, hội fan thông báo tan rã

Sao việt

13:41:36 20/09/2024
Bùi Công Nam và Duy Khánh được fan đẩy thuyền bởi những tương tác ngọt ngào trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

MC quốc dân Yoo Jae Suk bị điều tra

Sao châu á

13:36:29 20/09/2024
Ngày 20/9, tờ Wikitree đưa tin MC hàng đầu showbiz Hàn Quốc Yoo Jae Suk đã trải qua 1 cuộc điều tra thuế chuyên sâu.

10 cách mặc trang phục denim vừa trẻ trung vừa thanh lịch tới công sở

Thời trang

13:15:24 20/09/2024
Combo áo blouse sáng màu và quần jeans xanh trở nên thanh lịch hơn khi được khoác ngoài chiếc áo blazer. Tổng thể trang phục trên còn có sự trẻ trung, tươi sáng nhờ tông màu trắng và xanh denim làm chủ đạo.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 24: Yên vô tình tạo cơ hội cho t.iểu t.am

Phim việt

12:55:02 20/09/2024
Yên hiếm hoi đồng ý cho chồng đi nhậu nhưng còn giao Hào gửi giúp cho chị chủ shop online ít quà cảm ơn vì đã cho chồng một công việc tốt.

Những kiểu làm đẹp đắt đỏ nhất trên thế giới

Làm đẹp

12:42:54 20/09/2024
Bee Venom Facial không chỉ là một phương pháp làm đẹp mà còn được coi là liệu pháp cải lão hoàn đồng , giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và tái tạo làn da.

Nhìn lại tình trường chuyên "lái phi công" của Ngân Sát Thủ, đã từng có một câu chuyện buồn

Netizen

12:09:12 20/09/2024
Ngân Sát Thủ tên thật là Huỳnh Kim Ngân. Cô nàng vốn có xuất thân từ idol mạng chuyên hát và nhảy trên nền tảng live stream TalkTV từ năm 2015