Thấy “cát vàng” nổi lềnh bềnh trên biển, các thủy thủ tới xem và không tin vào mắt mình
Những thủy thủ chứng kiến cảnh tượng trên đã không thể tin điều diễn ra ngay trước mắt mình.
Các thủy thủ đã vô cùng sửng sốt khi chứng kiến tận mắt khoảnh khắc một hòn đảo mới được “chào đời” ngay giữa biển nước mênh mông sau khi một ngọn núi lửa phun trào dưới đáy biển.
Ngay giữa vùng nước mênh mông bỗng xuất hiện một hòn đảo thứ thiệt.
Đội thuyền viên của du thuyền Maiken đang ra khơi tại phía Nam Thái Bình Dương, gần quần đảo Vava’u ở Tonga thì bất chợt để ý thấy vùng biển đằng xa bỗng dưng đổi màu sẫm lại. Sau đó, khi họ tiếp cận, vùng biển này đột nhiên biến thành đất đá một cách đầy bí ẩn.
Các thủy thủ tàu Maiken nhận thấy một vùng biển khác thường đằng xa.
Họ quyết đinh lái thuyền lại gần để xem xét.
Cả một “bãi biển” mênh mông mở ra trước mắt.
Rất nhanh chóng, đoàn thủy thủ nhận ra “mảnh đất” này làm từ đá bọt.
Video đang HOT
Không lâu sau, cả một vùng đất lớn hiện ra, sủi bong bóng trồi lên khỏi mặt nước “tựa như sa mạc Sahara với những bãi cát mênh mông trải dài hết tầm mắt”, theo như đoàn thủy thủ kể lại.
Bỗng dưng bãi biển xuất hiện giữa đại dương mênh mông.
Có người ví cảnh tượng này như sa mạc Sahara với những cồn cát trải dài bất tận. Đuôi tàu vạch một đường vạch dài trên lớp đá bọt dọc theo đường nó đi vào.
Đoàn thủy thủ đã ghi lại hiện tượng đặc biệt này bằng nhiều bức ảnh đáng chú ý được chụp trong lúc họ bơi thuyền đến gần nó để xem xét.
Sau khi cập bến “mảnh đất lạ”, đoàn đã quyết định lái du thuyền tiến vào bề mặt lớp đá bọt thêm một chút nữa. Lúc này họ nhận ra thuyền của mình để lại một vệt dài sau đuôi tàu, cắt một đường vào lớp đá bọt.
Đi được một quãng, họ bỗng nghe thấy một tiếng rung chuyển từ xa. Khi họ quay lại hướng về phía tiếng động cách đó vài dặm, họ ngay lập tức nhìn thấy nước đang sủi bọt trên mặt biển. Đó chính là một ngọn núi lửa ngầm đang phun trào, cũng là nguồn gốc tạo ra vùng đá bọt nói trên. Đoàn thuyền mới thả neo và chiêm ngưỡng cảnh tượng kì lạ trước mặt.
Xa xa, họ nhìn thấy nước sỏi bọt trắng xóa…
Tiếp theo là một cột khói bốc lên mù mịt, đám khói dần che phủ kín cả bầu trời.
“Chúng tôi nhìn thấy một cột khói đen bốc lên trong không trung, và lúc đó chúng tôi hiểu ra đó chắc hẳn phải là một ngọn núi lửa”, thủy thủ người Thụy Điển Fredrik Franson kể lại với tạp chí Discover.
“Cứ như thể có một cái gì đó đang cháy âm ỉ và bốc khói đen giống như than vậy, và khi ngọn núi lửa phun trào, chúng tôi có thể thấy các vật chất đất đá bắt đầu đùn lên”. Một hòn đảo dần dần hiện ra ngay trên mặt nước.
Có thể nhìn thấy khá rõ hình dáng nhấp nhô của hòn đảo nhỏ mới ra đời.
Và lúc đó họ tận mắt chứng kiến một hòn đảo thực sự đang hình thành ngay trước mắt họ ở tại các nơi đáng lẽ ra phải là ngọn núi lửa ngầm Home Reef. Toàn bộ đoàn thủy thủ sững sờ không tin vào cảnh tượng mà họ đang nhìn thấy. Họ thậm chí còn lái thuyền lại gần để xem cho rõ, khẳng định rằng mình không phải đang bị ảo giác.
Đây quả thực là sự kiện cả đời có một, bởi lẽ dù các vụ phun trào dưới nước có thể xảy ra hàng chục lần một năm, chúng thường diễn ra tại những vùng biển xa xôi hoặc ở dưới độ sâu mà con người không thể tiếp cận được.
Cảnh tượng mà đoàn thủy thủ chứng kiến quả thật là sự kiện trăm năm có một.
Sự việc này đã khiến các nhà khoa học chú ý, nhưng lúc họ có thể tiếp cận hòn đảo khoảng 6 tháng sau, phần nhiều hòn đảo đã bị sóng biển cuốn trôi, bao gồm một phần dạt vào bờ Queensland, Australia cách đó khoảng hơn 3000km. Dù vậy, những hiện tượng núi lửa ngầm phun trào có tác động lâu dài đối với môi trường, vì chúng thu hút nhiều loài động vật như hàu, san hô, tảo và sò biển.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Hiện tượng hiếm thấy: Dòng sông khổng lồ dài 24km biến mất chỉ trong 4 ngày
Đây được coi là một trong những hiện tượng hiếm gặp xảy ra trong tự nhiên được gọi là "dòng sông bị đánh cắp".
Slims, dòng sông bắt nguồn từ một trong những con sông băng lớn nhất Canada, đã biến mất hoàn toàn chỉ trong vòng 4 ngày. Đây được coi là một trong những hiện tượng hiếm gặp xảy ra trong tự nhiên và đồng thời cũng là một minh chứng cho những mối lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu lên cấu trúc địa lý Trái Đất.
Tìm hiểu nguyên nhân ban đầu dẫn đến sự biến mất nhanh chóng của dòng sông này, các nhà khoa học cho rằng, việc băng tan đột ngột đã chuyển hướng dòng chảy của nó sang một lối khác, xóa đi vĩnh viễn cái tên Slims trên bản đồ sông ngòi của Canada.
Sông Slims khi vẫn còn chứa chan nước.
Slims là một dòng sông lớn, điểm rộng nhất của nó có kích thước lên tới 150m. Hàng trăm năm qua, nó đã "kiên nhẫn" mang những dòng nước tan từ con sông băng Kaskawulsh, thuộc Yukon - lãnh thổ liên bang nhỏ nhất của Canada - đến sông Kluane, và sau đó tới dòng Yukon, tại đây, nó bắt đầu hành trình về đưa nước về với biển Bering. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm ngoái, băng ở các con sông đột ngột tan nhanh chóng, điều này đã khiến dòng chảy của nước chuyển sang một hướng khác, điểm đến cuối cùng của nó là Gulf of Alaska, cách xa thượng nguồn tới hàng ngàn km.
Đã có rất nhiều tài liệu ghi chép lại những biến đổi của các lục địa do hiện tượng băng tan ngày càng mạnh mẽ ở các dòng sông, tuy nhiên, việc biến mất hoàn toàn vô cùng đột ngột của một con sông lớn như vậy chỉ xảy ra cách đây 350 năm.
Giáo sư Dan Shugar tại trường Đại học Washington Tacoma cho biết: "Các nhà địa chất học đã nhìn thấy cảnh tượng tương tự từ hàng trăm năm trước đây, tuy nhiên không ai trong số tôi và những đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu giải thích được tại sao hiện tượng này lại xảy ra vào những năm của thế kỷ 21, ngay trước mắt chúng ta".
Những người quản lý dòng sông và các khu vực xung quanh cho biết mực nước trong lòng sông Slims đã đột ngột giảm một cách nhanh chóng chỉ trong 4 ngày, từ ngày 26 đến ngày 29/5 năm ngoái.
Slims giờ đây không còn là một dòng sông hàng ngày "gầm gừ" tiếng nước chảy nữa, nó chỉ còn là một hồ nước dài, và lượng nước cuối cùng trong lòng nó cũng đang cạn khô dần đi.
"Nước từ thượng nguồn trước đây cứ đua nhau đổ về Slims, tuy nhiên hiện tại, mọi thứ cứ im ắng lạ thường, Slims nay chỉ còn là một cái hồ chứa nước dài ngoằng", Giáo sư Shugar nói.
Mặc dù còn nhiều thắc mắc liên quan đến sự biến mất của dòng sông, tuy nhiên các nhà khoa học cho biết rất khó để tiếp cận được dòng sông vì nó ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. "Tiếp cận con sông là một việc làm khá nguy hiểm bởi đặt chân xuống đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang bước đi trên lớp trầm tích cổ xưa, ai mà biết được chúng ta có thể hút xuống lòng sông bất cứ lúc nào", giáo sư nói thêm.
"Mỗi ngày trôi qua, chúng tôi nhận ra mức nước trong lòng sông đang từ từ rút xuống. Điều đáng nói là nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một vết nứt sâu khoảng 30m chạy quan sông Slims".
Dòng Kluane trước đây được "uống no nước" từ con sông Slims, vào mùa hè năm ngoái mực nước ở đây đã giảm xuống chỉ còn một nửa, dự đoán mực nước này còn tiếp tục giảm khi "nguồn sống" của nó đã biến mất.
Các nhà khoa học cho rằng, từ thời kỳ Băng hà nhỏ (xảy ra vào giữa thế kỷ 16 và 19) đến nay, việc băng ở Kaskawulsh đang tan chảy ra có thể là quá trình tự điều chỉnh lại của chính nó hoặc cũng có thể là do sự nóng lên của Trái Đất.
Minh Hân / Theo Trí Thức Trẻ
Bí ẩn những hòn đá lớn lên như nấm sau mưa và còn "biết đi" Những hòn đá to tự phình to ra sau cơn mưa và còn di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà không cần bất kỳ tác động nào. Nghe cứ như phim khoa học viễn tưởng vậy? Bạn có sửng sốt, ngạc nhiên khi nghe đến khả năng kỳ diệu của những hòn đá này? Hẳn là nhiều người sẽ không tin...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ

Học sinh hoảng loạn khi thấy rắn hổ mang chúa bò trên sân trường

Ếch phi tiêu độc Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon

Khám phá vẻ đẹp và sinh cảnh của các loài sếu trên thế giới

Những âm thanh lạ được phát hiện từ xác tàu Titanic dưới độ sâu 3.810 m có nguồn gốc từ đâu?

San phẳng hơn 1000 ngọn núi để xây dựng kỳ quan chỉ bằng dụng cụ thô sơ

Khai thác đá trên núi, công nhân nổ mìn trúng "hang động" lạ: Kho báu 2,25 triệu vật thể "xâu thành chuỗi" màu xanh lục được đào lên

Nhờ bạn trông hộ cửa hàng xổ số, ông chủ "tái mặt" khi trở về

Hình ảnh cá voi sát thủ trắng ở biển Nhật Bản gây nhiều tranh cãi

Cụ bà 79 tuổi qua đời để lại tủ tiền mặt, cả nhà đếm xong thì sốc nặng

Bị rắn hổ mang chúa cắn khi hái nấm, người phụ nữ dùng tay không đánh chết rồi xách đến bệnh viện, bác sĩ choáng váng

Chuyến bay bị hoãn lâu nhất thế giới vì lý do không tưởng
Có thể bạn quan tâm

3 địa điểm cắm trại ở ngoại thành Hà Nội dịp 30/4, vừa gần vừa vui
Du lịch
09:18:16 28/04/2025
Cách hạ sốt phổ biến khiến bé trai bất động, phải đi cấp cứu
Sức khỏe
09:12:10 28/04/2025
Điều thú vị về chú ngựa Út Ngáo nổi tiếng nhất đoàn kỵ binh
Netizen
09:11:56 28/04/2025
Điểm danh các loại trà là 'cứu tinh' của làn da
Làm đẹp
09:00:29 28/04/2025
Tên lửa NASAMS của Ukraine bắn hạ 11 tên lửa hành trình Nga trong chưa đầy 2 phút
Thế giới
08:40:05 28/04/2025
Bắt giữ 3 tàu cá vi phạm thiết bị giám sát hành trình trên biển Tây Nam
Tin nổi bật
08:25:10 28/04/2025
Ngăn chặn kịp thời khoảng 50 'quái xế' chuẩn bị đua xe trên QL53
Pháp luật
08:20:40 28/04/2025
Mua trọn gói combo bom tấn với khuyến mãi khủng, game thủ tiết kiệm được hơn 4 triệu
Mọt game
08:16:41 28/04/2025
"Cha đẻ" ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hoà Bình: Tưởng khó thành hit ai ngờ lan toả quốc dân, không xếp hạng bản thân với Trịnh Công Sơn
Nhạc việt
08:07:12 28/04/2025
Dấu chấm hết của 1 siêu sao: Sự nghiệp lụi tàn vì bị lộ nguyên vòng 1, visual hiện tại biến dạng nhận không ra
Nhạc quốc tế
08:04:03 28/04/2025