Thay áo mới cho làn da ngày đông
Sắp đến tết rồi, bạn phải làm gì để lột xác cho làn da chứ. Hãy áp dụng một số phương pháp làm đẹp da sau để lột xác cho làn da trong những ngày đều xuân năm mới này chứ.
Tại sao cần phải tẩy tế bào chết cho da?
Thời gian, các tác động của môi trường sẽ làm làn da già đi. Da cũng cần loại bỏ các tế bào chết để tái tạo làn da mới. Tẩy da chết sẽ giúp da loại bỏ những tế bào chết và cả những chất cặn bã lẫn độc tố trên bề mặt da, đem lại cho làn da vẻ sáng mịn, tươi trẻ và mêm mại. Ngoài ra, quá trình này còn giúp đẩy nhanh sự tái tạo da, làm giảm đốm nâu và sạch lỗ chân lông. Bên cạnh đó, da bạn cũng sẽ dễ hấp thụ mỹ phẩm dưỡng da tốt hơn. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng hoặc tẩy tế bào da chết không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho da.
Nếu biết cách làm và làm đúng thì chẳng có hại gì hết, nhưng nếu không biết cách tẩy tế bào chết mà lạm dụng quá nhiều thì sẽ gây hại cho da. Trên bề mặt da còn có tính chất bảo vệ da. Việc tẩy tế bào chết quá nhiều cũng đồng nghiã với việc làm mất đi tính chất có ích, khiến da mỏng đi vì liên tục bị làm mất đi lớp tế bào sừng mới hình thành, trở nen khô, dễ tổn thương, bắt nắng, dẫn đến sạm nám. Ngoài ra, tế bào chết ở mỗi vùng da trên cơ thể là khác nhau vì vậy khi tẩy tế bào chết ở mỗi vùng da cũng khác nhau.
Tẩy tế bào chết ở các vùng da đặc biệt
Khuỷu tay, đầu gối, mắt cá nhân, cổ chân là những vùng da dễ bị chai sần hoặc dày lên, bong tróc bởi các tế bào chết. Việc tẩy tế bào chết giúp loại bỏ những chỗ da cứng, sưng (do da bọc kín lỗ chân lông) thường xuất hiện ở bắp tay và đùi. Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy chứa các thành phần như muối, vỏ quả óc chó… Với vùng da cứng, sưng, nên chọn sản phẩm có chứa axit lactic. Chà mạnh lên da ướt hoặc khô trước khi tắm vài lần/ tuần. Khi tẩy, nên chú ý chà xát ở những vùng da khô và bong tróc nhiều.
Các cách tẩy tế bào chết cho da
Muối biển có đặc tính tẩy tế bào chết và sát trùng mạnh. Muối có thể làm sạch da mặt, giúp da bớt nhờn, cân bằng độ ẩm cho làn da khô, làm bong lớp da vẩy sừng. Khi tắm, bạn hãy lấy một nắm muối thô và xoa lên người theo chiều vòng trong. Sau đó, tắm lại cho thật sạch rồi xoa kem giữ ẩm.
Cam lấy vỏ, xay nhuyễn rồi trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:2. Dùng hỗn hợp này massage mặt trong vòng 5 phút rồi rửa mặt lại với nước ấm. Mặt nạ vỏ cam vừa giúp bạn loại bỏ được những chất cặn bã trên mặt, vừa có tác dụng dưỡng da, chống lão hoá. Tẩy da chết nhiều lần sẽ làm da bị mỏng, khiến da dễ bị khô, dễ ăn nắng, sạm màu. Nếu da bạn thuộc loại nhạy cảm chỉ nên làm 1 lần/tuần và 2 lần một tuần với da khô.
Củ nghệ có tính năng như là chất làm se và thanh tẩy da rất tốt. bạn hãy nghiền nát nghệ, chà xát lên da rồi rửa sạch để lấy đi những tế bào da chết.
Xay nhuyễn 1/2 chén dâu tây, trộn chung với một muỗng cà phê sữa chua, một muỗng cà phê mật ong, 1/8 muỗng cà phê tinh dầu hoa oải hương. Đắp hỗn hợp lên mặt và cổ, để trong vòng 10 phút rồi rửa sạch. Mặt nạ dâu tây có khả năng loại bỏ chất bẩn, tái tạo da.
Video đang HOT
Giã nát hoặc xay lá ngải cứu tươi, đắp lên mặt 20-30 phút rồi rửa sạch. Loại mặt nạ này giúp loại bỏ lớp da chết, làm dịu mụn nhọt và khiến da dẻ mềm mại.
Lòng đỏ trứng trộn với 5 giọt vitamin E. Bôi dung dịch này lên mặt và cổ, để khoảng 15-20 phút. Phương pháp này phù hợp với da khô, giúp chống lão hóa hiệu quả.
Nghiền đu đủ nhuyễn rồi đắp lên mặt. Đu đủ giàu vitamin A và C, lại có khả năng hút dầu thừa trên da và tẩy nhẹ tế bào chết.
Theo BQLĐ
Đối phó với nứt gót chân vào mùa lạnh
Nứt gót chân là một vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là trong những tháng mùa đông nhiều người sẽ than phiền về những cơn đau đi kèm nứt da ở bàn chân.
Nguyên nhân nứt gót chân?
Dấu hiệu đầu tiên của việc nứt gót chân là hiện tượng khô, cứng, dày da, da đổi màu nâu vàng hoặc đen. Các vết nứt ảnh hưởng chủ yếu ở lớp biểu bì, đôi khi đi sâu vào lớp hạ bì gây đau dữ dội. Áp lực quá mức lên gót chân, làm da vùng này trở nên dày và khô ráp, gót chân bị bẹp rộng sang hai bên có thể khiến các vết nứt chảy máu.
Bàn chân vốn là môi trường ẩm ướt và nóng, do đó nó là nơi sinh sản tuyệt vời của nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Pseudomonas, hoặc vi nấm như Candida và Trichophyton khiến các vết nứt dễ nhiễm trùng.
Tình trạng nhiễm trùng sẽ càng làm nặng hơn các vết nứt ở chân, thỉnh thoảng có thể gây viêm mô tế bào (nhiễm khuẩn ở mô sâu dưới da) và nhiễm trùng máu (rất hiếm).
Một số người thiếu hụt kẽm và omega -3 cũng dẫn đến gót chân nứt.
Có một số người dễ bị nứt gót chân?
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Tuổi từ trung niên trở lên, vì lão hóa làm mất các loại chất béo tự nhiên của da khiến da khô và dễ bị nứt. Phụ nữ có xu hướng bị nhiều hơn nam giới, bởi vì họ thường đi dép và giày mà không có vớ.
- Đi chân trần.
- Đi sandal, dép xỏ ngón.
- Không đi vớ (tất).
- Thừa cân, béo phì.
- Bệnh tiểu đường: có nhiều khả năng nhiễm trùng vết nứt hơn người không bị tiểu đường. Nứt gót chân là mối quan tâm đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, những người có thể bị tổn thương thần kinh (mất cảm giác, đặc biệt là bàn chân), vì các vết nứt có thể dẫn đến loét bàn chân đái tháo đường.
- Suy giáp: làm giảm tiết mồ hôi, dẫn đến khô da dễ nứt nẻ
- Vệ sinh chân kém.
- Biến dạng bàn chân bẩm sinh.
- Nhiễm nấm (nấm da) bàn chân.
- Bệnh vẩy nến.
- Vận động viên hoặc những người ra mồ hôi chân quá nhiều.
Ảnh minh họa
Nứt gót chân có thể lan đến bàn tay?
Nứt gót chân không phải là bệnh lây, nên không thể lan đến bàn tay. Nếu cả bàn tay và bàn chân đều bị dày da và nứt đau, đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ da liễu vì có thể chúng ta đang mắc bệnh dày sừng lòng bàn tay bàn chân hoặc chàm khô.
Khi nào tôi nên đi khám bác sĩ?
Đừng chần chừ tìm đến bác sĩ da liễu nếu các vết nứt trở nên đau nhiều hơn, sưng, nóng, hoặc chảy dịch bất thường (ví dụ: màu xanh hay vàng). Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường không được đắp bất kỳ loại lá thuốc gì lên vì sẽ làm tình trạng nhiễm trùng khó giải quyết và có thể tạo apxe vùng gót chân.
Phòng ngừa nứt gót chân
Việc điều trị tốt nhất cho da khô, nứt là phòng ngừa.
- Tránh đi giày chật, để da chân được "thở".
- Giữ ẩm cho da gót chân bằng kem giữ ẩm, thoa hàng ngày sau khi tắm.
- Không bóc/cắt/gọt da gót chân vì làm tăng nguy cơ trầy xước, chảy máu, và nhiễm trùng.
- Hạn chế đi giày đế cứng, nên đi kèm vớ (tất).
- Đừng duy trì một tư thế đứng trong thời gian dài trên sàn cứng hoặc giày cao gót.
- Thoa kem dưỡng ẩm cho chân sau khi tắm 2-3 lần/1ngày là vô cùng quan trọng và đôi khi là tất cả những gì chúng ta cần để chữa lành nứt gót chân. Có thể dùng đá bọt (pumice stone), cọ xát nhẹ nhàng để lấy đi một số vùng da dày và cứng trước khi thoa kem dưỡng ẩm.
- Sử dụng xà phòng dịu nhẹ trong khi tắm (ví dụ: Eucerin wash lotion, Cetaphil, Physiogel...)
- Không sử dụng nước nóng quá mức khi tắm vì làm giảm các loại dầu của da.
- Uống nhiều nước để giữ cho làn da ngậm nước.
- Tránh dùng rượu và cafein sẽ làm tăng cảm giác ngứa ở vết nứt gót.
Theo Alobacsi
Để da không bị khô trong mùa lạnh Mùa đông, thời tiết lạnh và độ ẩm không khí thường xuống thấp làm da của bạn thường bị khô, thậm chí nứt nẻ, đau nhức, chảy máu. Một số lời khuyên sau đây giúp bạn giữ cho làn da được mịn màng, tươi trẻ trongmùa đông. Tắm đúng cách hằng ngày Hằng ngày, bạn đều cần phải tắm nhưng không nên tắm...