Thấy 5 dấu hiệu này, bạn nên đi khám vì ung thư tuyến giáp đang “lớn dần” trong cơ thể
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư dễ chữa trị thành công nhất. Dưới đây là những dấu hiệu bạn không nên bỏ qua.
Ung thư tuyến giáp xảy ra ở các tế bào trong tuyến giáp, một tuyến có hình cánh bướm nằm ở cổ. Tuyến giáp có vai trò tạo ra hormone kiểm soát sự trao đổi chất, nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt và trọng lượng cơ thể.
Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tuyến giáp ngày càng tăng. Các bác sĩ nghĩ rằng nguyên nhân là bởi vì kỹ thuật mới cho phép chuyên viên y tế tìm ra những tế bào ung thư khi mới khởi phát, tình trạng vốn không thể tìm thấy trước đó.
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất.
Thông thường, ung thư tuyến giáp khi mới khởi phát sẽ không có dấu hiệu và triệu chứng nào. Và khi bệnh phát triển, nó có thể gây ra các triệu chứng như:
- Xuất hiện khối u ở cổ
- Thay đổi giọng nói, điển hình là khàn tiếng
- Khó nuốt
- Đau ở cổ và cổ họng
- Sưng tuyến bạch huyết
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Video đang HOT
Nếu bạn thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào vừa được đề cập ở trên, hãy đi khám bác sĩ. Mỗi người có cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau, vì vậy bạn nên thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp
Hiện nay giới khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp gây ra bởi những thay đổi trong các tế bào trong tuyến giáp (đột biến). Các đột biến cho phép các tế bào phát triển và nhân lên nhanh chóng. Các tế bào này cũng mất khả năng bị huỷ diệt, không giống như các tế bào bình thường.
Các tế bào tuyến giáp bất thường tích lũy tạo thành một khối u. Các tế bào bất thường có thể xâm nhập các mô lân cận và có thể lây lan khắp cơ thể.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp
- Giới tính: Ung thư tuyến giáp thường gặp ở nữ giới hơn nam giới
- Tiếp xúc với chất phóng xạ có nồng độ cao: Bao gồm việc điều trị bức xạ ở đầu, cổ và bụi phóng xạ từ các nguồn như nhà máy điện hạt nhân hoặc thử nghiệm vũ khí
- Một số hội chứng gen di truyền: Có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp tủy trong gia đình, tân sinh đa tuyến nội tiết và hội chứng ung thư đại tràng di truyền.
Ung thư tuyến giáp tái phát
Mặc dù đã được điều trị nhưng ung thư tuyến giáp cũng có thể tái phát, mặc dù bạn đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Điều này có thể xảy ra nếu các tế bào ung thư vi mô lan ra ngoài tuyến giáp trước khi nó được loại bỏ.
Ung thư tuyến giáp có thể tái phát ở các vị trí sau:
- Các hạch bạch huyết ở cổ
- Các mảnh nhỏ của mô tuyến giáp còn sót lại sau khi phẫu thuật
- Các khu vực khác của cơ thể
Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp
Các bác sĩ không chắc chắn về nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp mắc ung thư tuyến giáp, vì vậy không có cách nào để ngăn ngừa ung thư tuyến giáp ở những người có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
Còn với những người có nguy cơ mắc bệnh cao như những người hay tiếp xúc với chất phóng xạ hoặc tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh, tiền sử mắc bệnh bướu cổ viêm tuyến giáp, họ nên đi khám để được bác sỹ tư vấn.
Không chỉ ung thư tuyến giáp, mọi người nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng cũng như lối sốnglành mạnh và tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa các loại bệnh ung thư khác.
Theo Mayo Clinic
5 dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư tuyến giáp
Sờ thấy khối u ở vùng cổ, khàn tiếng, nuốt vướng... có thể là triệu chứng của ung thư tuyến giáp.
Ảnh minh họa
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ ở cả nam và nữ giới.
Yếu tố nguy cơ
- Tiền sử điều trị các bệnh lý vùng cổ bằng xạ trị.
- Chế độ ăn thiếu iốt.
- Tiền sử mắc bệnh tuyến giáp mạn tính.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy có tính chất gia đình và di truyền.
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không gây ra triệu trứng. Bạn có thể phát hiện bệnh khi khám định kỳ.
5 dấu hiệu cảnh báo bệnh
- Sờ thấy một khối ở tuyến giáp (vùng cổ).
- Khàn tiếng.
- Nuốt vướng khi u chèn ép vào thực quản.
- Khó thở khi u xâm lấn vào khí quản.
Ở giai đoạn muộn hơn, bạn có thể sờ thấy hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương trong di căn xương...
Những triệu chứng này có thể biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên khi có những triệu chứng này, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Ung thư tuyến giáp được chia làm 4 giai đoạn 1-4. Phương pháp điều trị phụ thuộc chủ yếu vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh như phẫu thuật, iốt phóng xạ, điều trị hormone, xạ trị từ bên ngoài, hóa chất, điều trị trúng đích.
Sau điều trị, nên tái khám 3 tháng một lần trong 2 năm đầu, một năm một lần trong những năm kế tiếp để kiểm tra bệnh có tái phát. Nếu bạn có các triệu chứng trên thì nên khám lại sớm nhất có thể.
Theo bác sĩ Nguyễn Thái Hoàng, khoa Điều trị kỹ thuật cao, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội), khi có bệnh lý tuyến giáp bướu nhân người bệnh nên tái khám thường xuyên dù là u lành tính để được theo dõi sát. Nếu có bất cứ biến đổi nào về hình thái học của tuyến giáp trên kết quả siêu âm, chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ có những đánh giá chính xác hơn, kết hợp với chọc tế bào tuyến giáp để đưa ra chỉ định phẫu thuật kịp thời.
Để phòng bệnh, nên có lối sống lành mạnh, không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Ăn nhiều rau xanh, hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo, tăng cường vận động để giúp cơ thể chuyển hóa tốt.
Hà An
Theo Vnexpress
8 triệu chứng bất thường trên cơ thể chị em đừng "nhắm mắt làm ngơ" kẻo hối không kịp Lối sống hiện đại đang "cướp đi" rất nhiều thời gian, nên đôi khi chúng ta không có cơ hội để lắng nghe cơ thể mình. Đôi khi phát hiện ra những triệu chứng kì lạ, nhưng chúng ta lại bỏ qua vì nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn. Dưới đây là một số triệu chứng đáng lo ngại mà chị em phụ...