Thắt ống dẫn trứng vẫn có thai, chuyện thật cứ như đùa
Mặc dù thắt ống dẫn trứng hiệu quả trong việc ngăn ngừa khả năng thụ thai, nhưng vẫn xuất hiện các trường hợp có thai sau khi đã thực hiện phương pháp này.
Chị Thanh Hà (36 tuổi) đã áp dụng thủ thuật thắt ống dẫn trứng và an tâm rằng mình sẽ không có con nữa. Vậy mà cách đây mấy tháng, chị có dấu hiệu thai nghén. Lấy làm lạ, chị đã mua que về thử thai và kết quả là hai vạch. Chị hoang mang quá nên đến bác sĩ khám để kiểm tra chắc chắn. Kết quả, chị có thai thật. Vậy nguyên nhân do đâu? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.
Thắt ống dẫn trứng là gì?
Thắt ống dẫn trứng là một lựa chọn cho những phụ nữ không muốn sinh thêm con nữa. Thủ thuật này liên quan đến việc thắt hoặc cắt các ống dẫn trứng, có tác dụng ngăn ngừa trứng phóng thích từ buồng trứng không di chuyển đến tử cung, nơi nó có thể được thụ tinh.
Theo báo cáo, cứ mỗi 200 phụ nữ thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn trứng thì 1 người vẫn có thể có thai. Thắt ống dẫn trứng có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng trứng đã thụ tinh thay vì đi đến tử cung để làm tổ tại đây thì bám vào ống dẫn trứng. Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm và cần có biện pháp can thiệp kịp thời để không ảnh hưởng đến người mẹ.
Nguy cơ của việc mang thai sau khi thắt ống dẫn trứng
Khi bác sĩ thực hiện phẫu thuật, vòi tử cung sẽ được thắt bằng cách buộc và cắt rời. Có thể thắt bằng cách đốt điện, sử dụng cặp kim loại, kẹp hay thắt bằng vòng. Tuy nhiên, nếu ống dẫn trứng phát triển trở lại và gắn liền với nhau thì phụ nữ vẫn có khả năng thụ thai.
Phụ nữ càng trẻ khả năng có con lại sau khi thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn trứng càng cao. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mang thai sau thắt ống dẫn trứng là:
Phụ nữ dưới 28 tuổi: 5%Phụ nữ từ 28 – 33 tuổi: 2%Phụ nữ trên 34 tuổi: 1%
Trường hợp của chị Hà, sau thủ thuật thắt ống dẫn trứng, chị phát hiện mình có thai. Lý giải cho việc này là vì trứng đã thụ tinh có thể bám vào tử cung trước khi chị thực hiện thủ thuật. Do đó, nhiều phụ nữ chọn thắt ống dẫn trứng vào những thời điểm khả năng mang thai thấp chẳng hạn như ngay sau khi sinh hoặc ngay sau khi có kinh nguyệt.
Dấu hiệu mang thai
Video đang HOT
Nếu ống dẫn trứng phát triển trở lại sau khi thắt, bạn có thể sẽ mang thai như lúc chưa thắt. Một số phụ nữ mong muốn nối các ống dẫn trứng với nhau để mang thai nhưng phương pháp này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Các dấu hiệu mang thai bao gồm:
Ngực nhạy cảm và sưngThèm ănTrễ kinhBuồn nôn, đặc biệt là vào buổi sángMệt mỏi không biết nguyên nhânThường xuyên mắc tiểu.
Nếu nghĩ rằng mình đang mang thai, bạn có thể sử dụng các biện pháp thử thai tại nhà cũng như đến phòng khám siêu âm để xác định chắc chắn.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Nếu từng phẫu thuật vùng chậu hoặc thắt ống dẫn trứng trước đây, bạn có thể có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Các triệu chứng liên quan đến thai ngoài tử cung ban đầu trông giống như một thai kỳ bình thường. Ví dụ, nếu bạn thử thai thì kết quả vẫn là dương tính (2 vạch). Tuy nhiên, nếu trứng đã thụ tinh không bám được vào nơi để phát triển thích hợp thì việc mang thai không thể tiếp tục mà phải phá bỏ. Bên cạnh những triệu chứng điển hình, mang thai ngoài tử cung còn có những dấu hiệu như:
Đau bụng
Ra máu nhẹ ở âm đạo
Đau vùng xương chậu
Xương chậu có cảm giác bị đè nặng đặc biệt là khi bạn đang đi tiêu.
Bạn không nên bỏ qua những triệu chứng trên vì thai ngoài tử cung có thể gây vỡ ống dẫn trứng, gây chảy máu bên trong dẫn đến ngất xỉu và sốc. Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn đang trong tình trạng:
Có cảm giác muốn ngất xỉu
Đau dữ dội vùng xương chậu và dạ dày
Ra nhiều máu vùng âm đạo
Đau vai.
Cách xử lý khi thai ngoài tử cung
Nếu bác sĩ xác định rằng thai nằm ngoài tử cung nhưng ở giai đoạn đầu, họ có thể kê toa một loại thuốc methotrexate cho bạn uống. Thuốc này nhằm ngăn không cho trứng phát triển thêm hoặc gây chảy máu. Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hCG, hormone liên quan đến thai kỳ. Khi phương pháp trên không hiệu quả, bạn sẽ cần phẫu thuật để lấy mô thai ra. Bác sĩ sẽ cố gắng sửa lại ống dẫn trứng. Nếu không thể sửa, bác sĩ sẽ lấy ống dẫn trứng ra.
Theo Hellobacsi
Đừng chủ quan với những cơn đau bụng dưới!
Đau bụng dưới ở nữ giới có nhiều khả năng là đau bụng kinh. Nhưng cũng đừng quá chủ quan bởi chúng là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như viêm tử cung, u sơ cổ tử cung, u nang buồng trứng...
Bên cạnh vấn đề kinh nguyệt, đau bụng ở phụ nữ cũng là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tử cung và hai bên buồng trứng.
1. Thời kỳ kinh nguyệt
Có khoảng hơn 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị đau bụng dưới mỗi khi hành kinh. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh có thể là sự co bóp của cơ trơn tử cung; do ống cổ tử cung quá hẹp hoặc do lạc nội mạc tử cung.
Khi có dấu hiệu đau bụng dữ dội đến mức không thể chịu được, cần đi khám ngay. Những trường hợp đau bụng kinh này có thể là dấu hiện nhận biết bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm dính tử cung, u nang buồng trứng...
Đừng coi thường những cơn đau bụng dưới (Ảnh: Internet)
2. Thai ngoài tử cung
Tình trạng này xảy ra khi thai nhi không nằm đúng vị trí (thường là nằm trong ống dẫn trứng). Các dấu hiệu của thai ngoài tử cung bao gồm: đau bụng quằn quại, đau vùng chậu, chuột rút ở một bên dạ dày, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.
Đây là tình huống khẩn cấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, cần phải xử lý ngay.
3. U nang buồng trứng
Khối u có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hoặc từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ đau bụng dữ dội, liên tục, có thể buồn nôn, nôn, đôi khi có thể choáng vì đau.
Nếu u nang buồng trứng vỡ mà không phẫu thuật kịp thời, chất dịch sẽ tích tụ lại làm nứt buồng trứng, vỡ buồng trứng, gây nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm phúc mạc, mất máu cấp... làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí đe dọa đến tính mạng của chị em.
4. U xơ tử cung
Có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, nhất là trước và trong thời kỳ hành kinh, mót tiểu, mắc tiểu thường xuyên; táo bón hoặc đau bụng (trực tràng), đau lưng.
Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm bởi đa phần các khối u này lành tính nhưng nó khiến người bệnh bị xuất huyết nặng trong thời gian dài, dẫn đến bị thiếu máu.
Một số ít trường hợp là u ác tính có thể dẫn tới ung thư.
5. Viêm vùng chậu
Là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất của bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những viêm nhiễm này có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.
Đau bụng, sốt cao, dịch vùng kín tiết ra bất thường là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi bạn bị viêm nhiễm vùng chậu.
6. Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp. Bệnh được hình thành do vi khuẩn, vi trùng, nấm, xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Triệu chứng của viêm nội mạc tử cung là rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài, xuất hiện những cơn đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, sốt nhẹ...
Theo Suckhoehangngay
Xét nghiệm Beta-hCG (- hCG) trong thai kỳ Xét nghiệm máu - hCG là một xét nghiệm thường gặp trong thai kỳ dùng để định lượng - hCG trong máu nhằm kiểm tra tình trạng thai nghén, cũng như phát hiện thai bất thường Tổng quan - Beta hCG (Human chorionic Gonadotropin) là một sialoglycoprotein với trọng lượng phân tử khoảng 46.000 dalton. hCG ban đầu được chế tiết bởi tế...