Thật khó tin nhưng tỉ lệ game thủ “Đồng đoàn” trong LMHT đã giảm tới 40% trong năm nay
Tỉ lệ người chơi Đồng đoàn bất ngờ giảm mạnh trong năm 2018, tuy nhiên điều này liệu có đồng nghĩa với việc trình độ của người chơi LMHT đã được cải thiện?
Vừa qua, chuyên trang thống kê dữ liệu LMHT op.gg đã đưa ra một bảng thông số cho thấy tỉ lệ game thủ rank Đồng đoàn trong tựa game này đã giảm mạnh trong giai đoạn cuối 2017 đến nay. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều game thủ, bảng thống kê này không chứng minh được rằng trình độ của người chơi LMHT đã có sự tiến bộ.
Bên cạnh việc tỉ lệ “Đồng đoàn kỳ cựu” giảm sút thì tỉ lệ người chơi đạt Rank Bạc và Vàng cũng tăng lên đáng kể. Những sự thay đổi này chủ yếu đến từ khu vực châu Âu và Bắc Mĩ. Cụ thể là hiện nay, tỉ lệ người chơi rank Đồng ở châu Âu chỉ còn chiếm 15,38%, giảm tới hơn 11% so với thời điểm tháng 9/2017.
Tương tự ở máy chủ Bắc Mĩ, tỉ lệ người chơi rank Đồng giảm chỉ còn 15,28%, so với 25,44% so với tháng 9/2017.
Những so sánh cho thấy tỉ lệ người chơi Đồng đoàn tại máy chủ châu Âu và Bắc Mĩ đã giảm mạnh trong năm nay
Song song với đó, tỉ lệ người chơi đạt rank Bạc và rank Vàng tại 2 máy chủ này cũng tăng tổng cộng 6% (rank Bạc) và 4% (rank Vàng). Tính trên toàn bộ các cụm máy chủ, tỉ lệ người chơi Đồng đoàn của LMHT đã giảm đi 40% so với giai đoạn cuối năm 2017, trong đó riêng NA và EU đã đóng góp tới 20% chỉ số này.
Tuy nhiên, cộng đồng game thủ phương Tây lại tỏ ra không mấy hứng khởi với những con số thống kê này. Một trong những nguyên do dẫn đến việc các cụm máy chủ LMHT Bắc Mĩ và châu Âu giảm tỉ lệ người chơi Đồng đoàn, được cho là bởi Riot Games đã điều chỉnh hệ thống xếp hạng để người chơi tại đây có thể leo rank một cách dễ dàng hơn.
Mấu chốt nằm ở 10 trận phân hạng đầu tiên, một số người chơi đã chỉ ra rằng có nhiều trường hợp dù thua 10/10 trận đầu tiên những vẫn được xếp hạng Bạc V, đây là một động thái khá thiên vị của Riot Games dành cho các máy chủ phương Tây, bởi ở các cụm máy chủ Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Nam… điều tương tự sẽ không bao giờ xảy ra.
Video đang HOT
Một thống kê khác cũng khá đáng chú ý, lý giải cho việc tỉ lệ người chơi Đồng đoàn giảm mạnh, đó là sự sụt giảm về số lượng người chơi. Đây là một điều khá đáng chú ý, bởi trong năm 2018, máy chủ EU đã giảm tới 25% lượng người chơi LMHT, trong khi con số này tại NA là 8%.
Khá dễ hiểu khi mà hiện tại trào lưu Battle Royale tại phương Tây đang cực kỳ được ưa chuộng, và nhiều game thủ LMHT đã bỏ game để tìm đến những sản phẩm hot như Fortnite hay PUBG. Mà chủ yếu những người chơi bỏ game thường là ở bậc xếp hạng Đồng, những người không có nhiều động lực để cải thiện thứ bậc xếp hạng của mình.
Theo GameK
Đâu chỉ có Vương Tư Thông, đây là những ông chủ nổi tiếng đã từng "thân chinh" ra trận trong các giải đấu LMHT chuyên nghiệp
Từng gây xôn xao khi "thân chinh ra trận" tại LPL, song Vương Tư Thông không phải là cái tên duy nhất kiêm cả 2 vai trò "ông chủ" lẫn người chơi trong LMHT chuyên nghiệp.
Andy "Reginald" Dinh
Andy Dinh là một trong những tên tuổi hàng đầu của LMHT, và cũng được biết đến như Nhà sáng lập của đội tuyển LMHT Team Solo Mid. Bên cạnh vai trò quản lý, Andy Dinh cũng là một tuyển thủ LMHT kỳ cựu.
Anh thi đấu trong vai trò người chơi Đường giữa của TSM trong vòng 2 năm: từ 2011 - 2013, trước khi giải nghệ và trở thành HLV kiêm CEO của đội tuyển này cho đến thời điểm hiện tại.
Với TSM, Reginald đã thực sự chinh phục được giấc mơ trở thành một tên tuổi lớn trong nền thể thao điện tử, tuy nhiên điều đó cũng phải đánh đổi bằng không ít nỗ lực, mồ hôi và cả sự rạn nứt của những mối quan hệ thân thiết. Điều mà Reginald khẳng định rằng anh không hề hối hận bởi đó là cách duy nhất để có thể đưa TSM lên tới đỉnh cao của khu vực, như thực tế đã chứng minh.
Daniel "Dan Dinh" Dinh
Daniel là đồng sáng lập đội tuyển Team Solo Mid, cùng với người anh trai Andy Dinh, tuy nhiên, vì những bất đồng nội bộ trong quãng thời gian đầu tiên (Daniel muốn giữ lại những người chơi cũ, vốn là bạn thân của cả 2, trong khi Andy lại muốn trình độ của đội được phát triển hơn và không ngần ngại kick những người chơi thiếu khả năng hoặc không có thái độ luyện tập tốt, ngay cả khi đó là người bạn thân nhất của mình - TheRainMan).
Sau khi rời khỏi TSM, Daniel Dinh sáng lập nên một đội tuyển LMHT khác là Epik Game vào năm 2010. Tại đây, anh vừa đóng vai trò Người quản lý, vừa tham gia thi đấu ở vị trí Đi rừng với nickname Dan Dinh.
Tuy vậy chỉ 2 năm sau, tháng 3/2012, Dan Dinh tuyên bố rời khỏi đội tuyển này và gia nhập 4Nothing trước khi tuyên bố giải nghệ chỉ một tháng sau đó. Tháng 12, anh quay trở lại đội hình Epik Game, nhưng đội tuyển này lại nhanh chóng giải thể, Dan Dinh tiếp tục quay trở về TSM trong vai trò Tuyển thủ Dự bị, dù không được thi đấu một trận nào.
Tháng 10/2013, Dan Dinh trở thành HLV của Cloud 9, và đến thời điểm hiện tại, sau nhiều năm xa cách thì anh em nhà Dan lại tiếp tục hội ngộ dưới mái nhà TSM, nơi Dan Dinh đóng vai trò Quản lý của đội tuyển này.
Enrique "xPeke" Cedeo Martínez
Với tư cách là một tuyển thủ chuyên nghiệp thì chắc chắn xPeke là cái tên nổi tiếng nhất trên bình diện quốc tế trong danh sách này. Sự nghiệp huy hoàng của anh chàng này gắn liền với những danh hiệu cùng đội tuyển Fnatic, mà đỉnh cao chính là chiếc Cup vô địch CKTG mùa 1.
Tuy nhiên, sau khi trải qua một mùa CKTG 2014 thất bại, khi Fnatic bị loại từ vòng bảng, xPeke cũng hé lộ về nguyện vọng thành lập một đội tuyển LMHT chuyên nghiệp của riêng mình.
Cuối mùa giải năm đó, xPeke chính thức rời khỏi Fnatic sau 4 năm gắn bó và sáng lập ra Origen. Đội tuyển của xPeke nhanh chóng nổi lên như một thế lực mới của LMHT châu Âu, sau khi thăng hạng lên chơi tại EU LCS mùa hè 2015, và lọt vào tới Bán kết của CKTG năm đó.
Origen của xPeke cũng là đội tuyển để lại nhiều ấn tượng với các chiến thuật độc và dị do chính anh chàng này khởi xướng, chẳng hạn như việc mang 2 Dịch chuyển trong các trận đấu tại CKTG 2015.
Tuy nhiên, kể từ năm 2016 trở về sau, thành tích của Origen bắt đầu sa sút khi vấn đề nhân sự của họ gặp khá nhiều biến động, hiện tại, mặc dù đã bổ sung thêm nhiều tuyển thủ chất lượng như inSec hay Froggen... song Origen vẫn đang phải ngụp lặn tại các giải đấu hạng dưới của châu Âu.
Vương "WXZ" Tư Thông
Trước khi ra mắt với vai trò người chơi Xạ thủ của Invictus Gaming trong trận đấu với Vici Gaming ngày 17/8 vừa qua, Vương Tư Thông không phải là một nhân vật có quá nhiều sức ảnh hưởng đối với thể thao điện tử Trung Quốc.
Nhưng mặt khác, vị thiếu gia này lại là cái tên khét tiếng trong giới thượng lưu thế giới, với gia thế khủng và thành tích ăn chơi đập phá khó ai sánh kịp của mình. Anh là con trai của tỉ phú Vương Kiện Lâm - người được Forbes đánh giá là giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản lên tới 31,8 tỉ USD (số liệu 2017).
Sinh ra trong một gia đình chẳng có gì ngoài điều kiện nên không quá khó hiểu khi khả năng tiêu tiền của Vương Tư Thông cũng sớm nức tiếng thiên hạ. Thiếu gia sinh năm 1988 nổi tiếng với những buổi tiệc tùng xa hoa, mời cả nhóm nhạc đình đám Hàn Quốc T-Ara về để biểu diễn trong tiệc sinh nhật, xây khách sạn 7 sao hay thậm chí là mua Iphone cho...cún cưng.
Tuy vậy, vị thiếu gia này cũng được biết đến là một nhân vật trẻ tuổi rất tài năng của giới kinh doanh Trung Quốc, và ngoài ra thì cộng đồng LMHT cũng biết tới anh với cương vị chủ sở hữu của đội tuyển Invictus Gaming.
Vương Tư Thông cũng từng chia sẻ rằng mình đầu tư vào LMHT đơn giản là vì yêu thích tựa game này. Bản thân anh cũng sở hữu một tài khoản Xếp hạng Kim Cương tại máy chủ Trung Quốc. Và nhìn trong thì trong trận đấu ra mắt LPL của mình, tuyển thủ Vương "WXZ" Tư Thông cũng đã có một màn thể hiện không đến nỗi nào, ngoại trừ...
"Khoảnh khắc bạn nhận ra không phải khoảng cách nào cũng có thể khỏa lấp bằng tiền..."
Theo GameK
Siêu cấp gánh tạ của LMHT là đây: Chơi chung với 2 'thần feed' chết 75 mạng, Brand Kim Cương 5 vẫn gánh đội giành chiến thắng Câu chuyện với kết thúc ngọt ngào về tinh thần nỗ lực hết mình của một người chơi LMHT, dù phải chung team với những kẻ phá game cũng không bao giờ đầu hàng Câu nói 'Đừng bao giờ đầu hàng khi nhà chính chưa nổ' quả thực rất đúng với trường hợp của anh chàng game thủ LMHT này. Bước vào trận...