Thật khó tin, các nhà khoa học đã đo được tốc độ của… cái chết
30 micromet/phút, đó là tốc độ của cái chết. Chính xác hơn là tốc độ lan truyền tín hiệu chết trong tế bào mà một nghiên cứu gần đây là đã đo được.
Cơ thể chúng ta sản sinh ra lượng tế bào nhiều hơn cần thiết, cho nên những tế bào dư thừa, không còn tác dụng sẽ bị thay thế bởi những tế bào mới, hữu ích hơn.
Quá trình này được gọi là sự chết rụng tế bào (apoptosis), trong đó tế bào nhận được hiệu lệnh tự làm chết chính mình. Nghe thì có vẻ tàn nhẫn, nhưng sự “quyên sinh” này là cách hiệu quả để loại bỏ tế bào thừa ra khỏi cơ thể chúng ta mà không nên bất kỳ rối loạn nào.
Các tế bào ung thư tuyến tiền liệt đang trong quá trình chết rụng (tím) bên cạnh các tế bào khỏe mạnh (vàng).
Tuy nhiên, các nhà khoa học từ trước tới nay vẫn chưa biết hiệu lệnh đó lan truyền trong tế bào với tốc độ bao nhiêu. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn chưa đo được tốc độ chết của tế bào.
Đó là động lực để Xianrui Cheng và James Farrell Jr, hai nhà sinh vật học của ĐH Stanford khoa Dược (Hoa Kỳ) bắt tay vào khám phá.
Họ nghiên cứu tế bào để tìm ra cách thức tín hiệu chết lan truyền trong đó. Trong quá trình apoptosis, cái chết của tế bào được thực hiện dưới bàn tay của Caspasces – loại protein được mệnh danh là “kẻ hành quyết các tế bào”. Protein này khi được giải phóng sẽ tác động vào các phân tử lân cận, phá vỡ liên kết giữa chúng và mở khoá để phóng thích thêm nhiều Caspasces.
Video đang HOT
Quá trình này cứ diễn ra liên tục cho tới khi nào tế bào hoàn toàn mất sự sống mới thôi.
Các nhà khoa học sử dụng tế bào trứng ếch trong quá trình thí nghiệm. Họ trích lấy tế bào chất trong trứng rồi cấy vào đó tế bào chất của những tế bào đang trong quá trình chết rụng.
Sau đó, họ nhuộm màu cho hỗn hợp này để có thể dễ dàng quan sát và đo đạc quá trình “tự sát” của tế bào. Kết quả thu được khiến hai nhà khoa học bất ngờ. Tín hiệu lan truyền trong tế bào theo dạng sóng.
Tín hiệu chết rụng lan truyền trong ống thí nghiệm đựng tế bào chất.
“Cái chết cứ thế lan ra và không bao giờ chậm lại hay hãm lại. Cái chết không bao giờ giảm về cường độ vì càng lan rộng, nó càng trở nên mạnh hơn.” – giáo sư James Ferrell nói.
Nhóm nghiên cứu đặt tên cho cách thức lan truyền này là “sóng phát động” – cơn sóng gieo rắc cái chết trên đường đi của nó. Nó cũng giống như những quân cờ domino nối đuôi nhau đổ xuống.
Các nhà khoa học đã đo được vận tốc của sóng này là 30 micromet trên phút, khá nhanh so với kích thước nhỏ bé của tế bào.
Quá trình chết rụng tế bào diễn ra từng phút, từng giây trong cơ thể chúng ta. Nếu thiếu hoạt động này, cơ thể của chúng ta có thể mắc một số bệnh như ung thư.
Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science.
Nguồn: Interest Engineeing, Phys
Theo Trí thức trẻ
Xem cảnh con rết cắn chết và ăn hết một con rắn đang đẻ trứng
Tội nghiệp con rắn, đang đẻ dở trứng thì bị tóm. "Không cho nó đẻ trứng" là có thật...
Vâng, một con rết to tướng đi săn cả rắn làm bữa tối. Tự nhiên đem lại cho chúng ta toàn những điều thú vị.
Mới đây thôi, các nhà sinh vật học Thái Lan đã bắt gặp được sự kiện đáng sợ này, và đáng buồn hơn cho con rắn: nó đang đẻ trứng thì bị con rết tấn công. Có lẽ, đây là lúc mà khả năng tự vệ của nó yếu nhất, con rết quả là khôn ranh.
Người ta vẫn biết loài rết thuộc nhóm Scolopendrid này không chỉ săn những loài côn trùng nhỏ, mà chúng còn "thịt" cả những loài có xương sống nhỏ nữa. Đã có lần, các nhà khoa học bắt gặp loài rết có thể dài tới 10cm này mò vảo ổ thỏ bắt thỏ con, ăn thịt thằn lằn, dơi và có khi cả chim nữa.
Các nhà sinh học tin rằng con rết này chỉ là thú săn mồi cơ hội - tiện mồm gặp gì ăn nấy, chứ nó không chủ đích rình rập những loài có xương sống to lớn. Khẳng định này cũng vẫn làm ta hơi sợ: chúng hoàn toàn có thể ăn loài to lớn hơn dữ dằn hơn, chẳng qua là chúng không thích thôi. Bên cạnh đó, cảnh tượng con rết vật chết con rắn cũng hiếm có và đáng sợ không kém.
"Khi được phát hiện ra, con rết lúc đó đang quấn vòng quanh con rắn, tấn công khi con rắn đang tiến hành đẻ trứng và đã đẻ được ba quả rồi, có lẽ trong cơ thể rắn vẫn còn hai quả nữa", báo cáo khoa học nêu rõ.
Các nhà nghiên cứu Thái Lan đã không can thiệp vào cuộc tấn công này, mà họ cũng không được phép: hãy để tự nhiên. Họ chụp lại được rất nhiều ảnh, giúp xác định được giống loài con rết và con rắn.
Họ kết luận rằng dựa trên những quan sát và những báo cáo trước đây, đã có thể cho rằng loài rết khổng lồ này ăn nhiều thứ khác hơn là côn trùng, bởi lẽ lượng dinh dưỡng dồi dào từ rắn và từ những loài cóc sẽ hơn nhiều mấy con dế, con bọ cỏn con; lần bắt gặp này đã khẳng định điều đó. Đây cũng là trường hợp rắn đang đẻ trứng thì bị tấn công đầu tiên được ghi lại.
Nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Hành vi Côn trùng.
Tự nhiên thật đẹp ...
Dink / Theo Trí Thức Trẻ
Bí ẩn "loài cây ma" không cần quang hợp khiến các nhà khoa học đau đầu suốt 100 năm qua Trong khi các sinh vật bạch tạng trên thế giới thường không thể duy trì sự sống nhưng loài cây này vẫn sống dai dẳng một cách kỳ diệu. Với phần lớn các loài thực vật trên thế giới, bị bạch tạng đồng nghĩa với việc không thể sản xuất sắc tố và sẽ dẫn đến cái chết. Tuy nhiên, hàng trăm cây...