Thắt chặt chi tiêu, ngân hàng cắt cả nước uống nhân viên
Ngân hàng lớn nhất Indonesia đã hạn chế nước uống có sẵn tại trụ sở của mình sau khi phát hiện ra nhiều nhân viên để thừa nước.
Theo Bloomberg, Armand Wahyudi Hartono, Phó giám đốc điều hành PT Bank Central Asia (BCA) – ngân hàng ngoài quốc doanh lớn nhất Indonesia – tình cờ thấy nhân viên bỏ lại nửa cốc nước trên bàn sau khi ra về. Ngay sau đó, ông đã ra quyết định hạn chế nước uống tại trụ sở làm việc của BCA.
Kiểm soát nghiêm ngặt chi phí là cách mà các ngân hàng đang thực hiện để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả, thu hút các nhà đầu tư. Ngoài hạn chế nước uống, họ còn cấp cả hạn mức sử dụng Internet cho nhân viên và quản lý. Phòng họp cũng không miễn phí. Các phòng ban sẽ phải trả tiền để sử dụng.
BCA được Sudono Salim sáng lập năm 1957. Ngân hàng này được chính phủ Indonesia cứu trợ trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 90. Sau đó, BCA được bán lại cho hai đại gia Robert Budi Hartono và Michael Bambang Hartono.
Thắt chặt chi tiêu, ngân hàng cắt cả nước uống nhân viên
Áp dụng công nghệ đang là bài toán để giảm chi phí tại nhiều ngân hàng. Mike Mayo – nhà phân tích cấp cao tại Wells Fargo Securities – cho biết, mỗi năm, các công ty tài chính Mỹ chi 150 tỷ USD cho công nghệ – cao hơn tất cả các ngành khác. Cải tiến công nghệ sẽ làm giảm chi phí.
Sau đợt chạy thử thành công, ngân hàng St. Galler Kantonalbank cũng quyết định sử dụng ba robot cho công việc như soạn thông tin và điền biểu mẫu. Nhà băng này lên kế hoạch có thêm robot thứ tư và sớm thành lập đội ngũ robot gồm năm thành viên.
Giữa cảnh quy định ngành chặt chẽ hơn và lãi suất thấp, các ngân hàng chịu áp lực giảm chi phí và robot có thể giúp họ đạt được mục tiêu. Nhà tư vấn công nghệ Christian Toelkes cho hay, không ít ngân hàng đã sử dụng robot vài năm nay, một số nhà băng là thực sự bắt đầu sử dụng chúng một cách rộng rãi và lâu dài để giúp điều hành hoạt động kinh doanh
Theo dự đoán của Wells Fargo, 200.000 việc làm ngành ngân hàng sẽ bị cắt giảm trong thập kỷ tới, mạnh nhất lịch sử.
Cuộc đua giảm nhân sự
Cắt giảm các loại chi phí đang là mối quan tâm hàng đầu tại nhiều ngân hàng lớn. Deutsche Bank cắt giảm 18.000 nhân lực để cải tổ và ưu tiên các mảng khác sinh lời tốt hơn. Việc cắt giảm nhân lực sẽ được Deutsche Bank hoàn tất trong năm 2022, đưa số lao động về khoảng 74.000 người.
Video đang HOT
Chi phí liên quan đến cải tổ có thể khiến họ lỗ ròng 2,8 tỷ Euro trong quý II. Tổng chi phí tái cấu trúc có thể lên tới 7,4 tỷ Euro năm 2022. Đây là bước ngoặt rất lớn với ngân hàng 149 tuổi này. Họ là trụ cột của nền tài chính châu Âu, nhưng từ nhiều năm nay đã phải chật vật tìm lợi nhuận, bất chấp hàng loạt cuộc cải tổ.
Robot đang đe doạ việc làm ngành ngân hàng
Tương tự, HSBC Holdings đang lên kế hoạch sẽ giảm việc làm nhằm cắt giảm chi phí cho toàn bộ nhóm ngân hàng. Giám đốc điều hành tạm thời – Noel Quinn, đã lên tiếng xác nhận điều này.
Kế hoạch trên thể hiện rõ nỗ lực đầy tham vọng của Quinn trong việc kiểm soát chi phí vốn ở mức khá cao trong nhiều năm. Số lượng nhân viên bị cho nghỉ việc – khoảng 10.000 người, là con số khá đáng kể với tổng nhân sự 238.000 người của HSBC.
Cắt giảm việc làm được thực hiện như một phần của kế hoạch mới nhất mà HSBC công bố thời gian gần đây, nhằm đối mặt với “môi trường toàn cầu ngày càng phức tạp và đầy thách thức; lãi suất tiền gửi thấp, xung đột thương mại chưa có hồi kết, và vấn đề Brexit vẫn đang diễn biến theo chiều hướng xấu”.
Đại gia ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ Citigroup cũng phải thực hiện kế hoạch cắt giảm nhân sự khốc liệt. Đây được coi là hệ quả từ sự lao dốc trong kết quả doanh thu đầu tư toàn ngành từ đầu năm đến nay trên thị trường tài chính.
Tại Citigroup, báo cáo về doanh thu đến từ các giao dịch kinh doanh chứng khoán vốn và hoạt động cơ bản đã giảm đi 5%, ngoại trừ dấu hiệu khởi sắc hiếm hoi từ giao dịch kinh doanh chứng khoán ngắn hạn. Trong đó, kết quả kinh doanh chứng khoán vốn giảm tới 17% xuống còn 1,6 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm – mức thấp nhất trong số các đại gia Ngân hàng Mỹ.
Cho đến nay, một số nhà phân tích đã thể hiện sự thất vọng về tiến độ của Citigroup và không chắc về mục tiêu của họ nhằm tăng lợi nhuận ròng trên TCE lên 12% vào năm nay. Chỉ số hiệu suất của Citigroup đã được cắt giảm 56,5% trong nửa đầu năm nay, có sự cải thiện 90 điểm cơ bản so với năm ngoái.
Đông Sơn
Theo vietnamnet.vn
Một loạt ngân hàng sa sút kết quả kinh doanh ngoại hối
Một mẫu số thể hiện rõ trong mùa báo cáo tài chính các ngân hàng quý III/2019: hoạt động kinh doanh ngoại hối suy giảm hoặc lỗ tại nhiều thành viên.
Những tháng đầu năm nay, một số thời điểm Ngân hàng Nhà nước ngừng mua vào ngoại tệ, nguồn cung dồn ứ khiến tỷ giá USD/VND nhiều phiên ghi nhận xuyên thủng cả "ngưỡng chặn".
Từ thời điểm giữa tháng 10, các ngân hàng đã bắt đầu nhập cuộc mùa báo cáo kinh doanh. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có 13 ngân hàng chính thức công bố BCTC quý III/2019.
Bên cạnh kết quả khá khả quan của phần lớn các thành viên, thì một điểm chung và kém đi trong bức tranh kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của các nhà băng chính là hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Theo khảo sát của BizLIVE, thì có tới 9/13 ngân hàng (tương đương 69%) ghi nhận lợi nhuận mảng kinh doanh ngoại hối giảm trong 9 tháng đầu năm. Trong đó, có 3 thành viên báo lỗ.
VPBank là một điển hình. Kết thúc quý III/2019, ngân hàng này bất ngờ báo lỗ tới hơn 81 tỷ đồng hoạt động kinh doanh ngoại hối, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn ghi nhận lãi tới gần 218 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VPBank lỗ hơn 117 tỷ đồng mảng này, so với mức lãi 251 tỷ đồng cùng kỳ.
VPBank theo đó, cũng đang tạm thời dẫn đầu các ngân hàng báo lỗ mảng kinh doanh ngoại hối, và cũng là thành viên ghi nhận mức đi xuống mạnh nhất.
Trong khi đó, tại VIB, kết quả kinh doanh ở mảng này cũng không có dấu hiệu được cải thiện khi tiếp tục báo lỗ hơn 28 tỷ đồng trong riêng quý III/2019, tăng lỗ gấp đôi so với cùng kỳ, nâng lỗ lũy kế 9 tháng lên gần 115 tỷ đồng, tăng lỗ gấp 5,5 lần so với cùng kỳ (VIB lỗ gần 21 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018).
Tại NCB, mặc dù vẫn tiếp tục nối dài chuỗi ngày kinh doanh lỗ, nhưng cũng đã có dấu hiệu cải thiện khi chỉ còn lỗ hơn 100 triệu đồng trong quý III/2019, so với mức lỗ tới 14 tỷ đồng cùng kỳ. 9 tháng đầu năm, NCB lỗ mảng kinh doanh ngoại hối hơn 5 tỷ đồng, giảm 2/3 so với mức lỗ gần 16 tỷ đồng cùng kỳ.
Ở một loạt các nhà băng khác, mặc dù họat động kinh doanh ngoại hối vẫn ghi nhận lợi nhuận, nhưng lại sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Như tại SeABank, kết thúc 9 tháng đầu năm, kinh doanh ngoại hối chỉ còn mang về cho ngân hàng 15 tỷ đồng, giảm tới gần 79% so với con số 70 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Tại BacABank, lợi nhuận 9 tháng ở hoạt động này cũng giảm tới 68% trong 9 tháng, còn vỏn vẹn 3 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quý III/2019 ngân hàng lỗ tới 4,2 tỷ đồng đã kéo lợi nhuận có được từ 2 quý trước...
Trước đó, từ đầu năm 2019 đến giữa tháng 4, tỷ giá USD/VND và thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, thanh khoản thị trường tốt, Ngân hàng Nhà nước thậm chí đã mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 4/2019, tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng và bắt đầu tăng nhanh từ ngày 6/5, đánh dấu đợt biến động nổi bật nhất và đầu tiên của năm 2019.
Trong đó, cao điểm của đợt biến động tỷ giá USD/VND được ghi nhận vào ngày 20/5, với giá USD các ngân hàng bán ra lên tới 23.470 - 23.495 đồng, tăng tới gần 200 đồng so với vùng giá 23.300 đồng được duy trì khá ổn định trước đó.
Theo đánh giá của các chuyên gia, đợt biến động tỷ giá này chủ yếu do tác động của yếu tố bên ngoài liên quan đến những thông tin về đàm phán thương mại Mỹ - Trung làm gia tăng quan ngại về khả năng xung đột thương mại quốc tế diễn biến tiêu cực và leo thang.
Về nguyên nhân nội tại, tỷ giá lên cao một phần đến từ việc các ngân hàng mua lại ngoại tệ để cân bằng trạng thái do trước đó đã bán cho Ngân hàng Nhà nước với kỳ vọng sẽ mua được USD giá rẻ hơn từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài - mà các ngân hàng kỳ vọng sẽ chảy mạnh vào trong nước, nhưng thực tế đã không diễn ra trong thời gian đó.
Tuy vậy, sau đó, nhờ các biện pháp điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá trong nước đã bắt đầu ổn định trở lại.
Trong nửa cuối quý III/2019, tỷ giá USD/VND liên tiếp giảm nhanh và mạnh. Diễn biến này "bất chấp" cả sự kiện đồng Nhân dân tệ vượt mốc 7.0 và thậm chí lên tới 7.2 trong quy đổi với USD. Tỷ giá USD/VND đã đứt gãy lớn so với đợt biến động trong quý II/2019, rồi trở về vùng gần như không thay đổi so với cuối năm 2018.
Trên thị trường liên ngân hàng, nguồn cung ngoại tệ có những thời điểm ùn ứ và Ngân hàng Nhà nước ngừng mua vào, khiến giá USD giao dịch trên thị trường này nhiều lúc xuyên thủng cả "ngưỡng chặn" 23.200 VND mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết mua vào.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
Đón tin tốt VN Index bật tăng hơn 15 điểm Thông tin Việt Nam và EU chính thức ký kết Hiệp định Tự do thương mại (EVFTA) và trước đó là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bất ngờ hạ nhiệt sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giúp cho VN Index bật tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên...