Thất bại lớn của các ngân hàng trung ương khi không dự báo được cú sốc lạm phát

Theo dõi VGT trên

Các ngân hàng trung ương toàn cầu vừa mắc một trong những sai lầm lớn nhất khi đánh giá thấp mức độ và thời gian xảy ra tình trạng lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Thất bại lớn của các ngân hàng trung ương khi không dự báo được cú sốc lạm phát - Hình 1
Trụ sở FED tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang bloomberg.com, theo một loạt biểu đồ mô tả lạm phát ở Nhóm Các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7), hầu hết các ngân hàng trung ương đã liên tục mắc sai lầm, buộc họ phải liên tiếp sửa đổi dự báo về giá tiêu dùng. Thiếu khả năng dự báo lạm phát đang gây ra tác động.

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và hầu hết các ngân hàng trung ương đang tìm cách hành động nhanh hơn để bù lại thời gian đã mất bằng cách tăng lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Điều này có nghĩa là chi phí đi vay đã có thể cao hơn nếu bắt đầu tăng lãi suất sớm. Thất bại trong dự báo lạm phát có thể làm giảm niềm tin về một cuộc “hạ cánh mềm”. Hạ cánh mềm là nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong ngăn chặn nền kinh tế nóng lên quá mức, hoặc phải chịu đựng lạm phát cao.

Trên thực tế, có nguy cơ suy thoái lớn hơn khi các quan chức tìm cách kiểm soát lạm phát. Các chính trị gia có thể yêu cầu giám sát nhiều hơn đối với các vấn đề chính sách tiền tệ. Chính sách của FED có thể bị giám sát còn nhiều hơn nếu đảng Cộng hòa giành được quyền kiểm soát một hoặc cả hai viện của Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers nói: “Vào năm 2021, FED đã khiến chúng tôi thất vọng rất nhiều. Năng lực dự báo của FED kém và tôi phải nói rằng điều này chưa được khắc phục hoàn toàn”.

Dự báo trung bình của các quan chức FED vào tháng 6 cho thấy lạm phát sẽ giảm trở lại mục tiêu 2%, nhưng tỷ lệ thất nghiệp chỉ đạt mức cao nhất là 4,1% vào năm 2024. Theo ông Summers, đây là một dự báo rất khó xảy ra.

Chủ tịch FED Jerome Powell và các đồng nghiệp thừa nhận rằng họ đã mắc sai sót. Ông từng nhận định rằng lạm phát sẽ chỉ là nhất thời vì ông nghĩ những khó khăn liên quan đến đại dịch như chuỗi cung ứng căng thẳng và nhu cầu hàng hóa từ bên ngoài sẽ giảm dần khi dịch bệnh giảm bớt và không còn cảnh phong tỏa.

Thất bại lớn của các ngân hàng trung ương khi không dự báo được cú sốc lạm phát - Hình 2
Người dân mua hàng tại siêu thị ở Canberra, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Video đang HOT

Một số người cũng hy vọng rằng sẽ có thay đổi theo hướng thắt chặt chính sách tiền tệ và sẽ cải thiện tình hình thị trường lao động.

Tuy nhiên, thay vào đó, khi các ngân hàng trung ương đưa ra các chính sách quá lỏng lẻo, người dân tiếp tục chi tiêu và thương mại rơi vào tình trạng hỗn loạn. Xung đột ở Ukraine và chính sách chống COVID-19 nghiêm ngặt ở Trung Quốc đã làm tăng chi phí lương thực và nhiên liệu. Thị trường lao động thiếu người làm cũng đẩy tiền lương tăng lên. Các gói kích thích tài khóa lớn ở một số nền kinh tế cũng làm tăng nhu cầu.

Theo Bloomberg Economics, lạm phát toàn cầu sẽ chưa đạt đỉnh 9,3% trong quý III.

Không phải chỉ FED dự báo sai về lạm phát. Ước tính trung bình của các nhà kinh tế mà Bloomberg khảo sát vào khoảng cuối năm 2021 là lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ (khi đó đang ở mức 7%) sẽ vào khoảng 4,3% cho cả năm 2022. Khi tình hình thay đổi, chỉ trong sáu tháng, các nhà phân tích đã nâng cao dự báo.

Các chính trị gia đang lưu ý tới vấn đề này cho dù họ đã để cho các ngân hàng trung ương tương đối độc lập hàng chục năm qua. Chính phủ Australia đã đưa ra đánh giá về dự báo của ngân hàng trung ương nước này. Ngoại trưởng Anh Liz Truss nói rằng bà có thể thay đổi Ngân hàng Trung ương Anh nếu bà trở thành thủ tướng vào tháng 9 tới.

Tại Mỹ, ngày 28/7, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John Osoff cho biết các hành động chính sách năm 2021 của FED là chuyện đã rồi. Tuy nhiên, các thành viên đảng Cộng hòa có thể không “bao dung” như vậy nếu họ giành quyền kiểm soát quốc hội vào năm tới.

Ông Graeme Wheeler, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương New Zealand, đã viết trong một báo cáo được công bố trong tuần này: “Các ngân hàng trung ương cần suy ngẫm lại sâu sắc về việc điều hành chính sách tiền tệ trong hai năm qua và xem xét lại các mô hình cũng như các dự báo, quyết định mà họ đã đưa ra. Nguyên nhân chính gây ra áp lực lạm phát là do những sai sót trong phán đoán của các ngân hàng trung ương về điều hành chính sách tiền tệ trong đại dịch COVID-19″.

Trong thời gian qua, nhiều quốc gia ghi nhận lạm phát ở mức cao kỷ lục. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 9,1% vào tháng 6 so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.

Báo cáo do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 27/7 cho biết tỷ lệ lạm phát hằng năm của Australia đã tăng lên 6,1%, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ gần đây.

Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo rằng trong tháng 6/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 10 liên tiếp chỉ số này tăng, và là tháng có mức tăng cao nhất trong khoảng 7 năm qua.

Cơ quan Thống kê Canada (Statscan) cho biết chỉ số giá tiêu dùng nước này trong tháng 6 vừa qua đã tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 1/1983.

Số liệu do Cơ quan Thống kê New Zealand (Stats NZ) công bố ngày 18/7 cho thấy lạm phát nước này trong quý II đã tăng lên 7,3%, cao hơn 0,4% so với quý trước đó và là mức cao nhất trong vòng 32 năm.

Tác động của suy thoái kinh tế thế giới với Nga

Đối với Nga, triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi tạo ra nguy cơ giảm giá đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu từ nước này.

Tác động của suy thoái kinh tế thế giới với Nga - Hình 1
Kinh tế thế giới suy yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu của Nga. Ảnh: TASS

Tình hình kinh tế thế giới đang tiếp tục xấu đi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sắp tới họ sẽ cập nhật dự báo về triển vọng GDP toàn cầu, nhấn mạnh rằng dự báo có thể còn tồi tệ hơn. Đối với Nga, triển vọng kinh tế thế giới xấu hơn tạo ra nguy cơ giảm giá đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu từ nước này.

IMF đã cảnh báo trước công chúng về những thay đổi tiêu cực trong dự báo kinh tế toàn cầu, để chuẩn bị tâm lý. Seyla Pazarbasioglu, Giám đốc về Chiến lược, Chính sách và Phân tích của IMF, cho biết ngày 18/7 rằng "chúng ta đang trải qua khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, thực sự tác động đến nền kinh tế thế giới".

Vào tháng 4, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 từ 4,4% xuống 3,6% do tình hình ở Ukraine. Trong một dự báo mới về nền kinh tế toàn cầu mà IMF dự định công bố vào ngày 26/7, ông Pazarbasioglu cho biết sẽ "hạ thấp đáng kể" con số này, Bloomberg đưa tin. Không chỉ IMF dự kiến ​​triển vọng tăng trưởng toàn cầu sẽ xấu đi, Hyun Sung-shin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tuyên bố: "Con đường dẫn đến hạ cánh mềm của nền kinh tế toàn cầu đang thu hẹp".

Trong khi đó, các nhà phân tích của tập đoàn tài chính đa quốc gia Citigroup vào cuối tháng 6 đã báo cáo rằng khả năng nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái đang đến gần 50%. Khủng hoảng nguồn cung tiếp tục đẩy lạm phát cao hơn và kìm hãm tăng trưởng kinh tế khi các ngân hàng trung ương tích cực tăng lãi suất và nhu cầu đối với hàng tiêu dùng giảm. Theo dự báo của Citigroup, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% vào năm 2022 và 2,8% vào năm 2023.

IMF cho biết những nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh dự báo là do giá lương thực và năng lượng tăng, dòng vốn vào các thị trường mới nổi chậm lại. Mặt khác, đại dịch COVID-19 nguy cơ tái bùng phát và sự suy yếu tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc cũng "làm phức tạp hóa" nhiệm vụ đối phó với những rủi ro gia tăng.

Mới đây, Văn phòng thống kê Trung Quốc đã báo cáo rằng trong quý 2 năm 2022, tăng trưởng GDP của Trung Quốc gần như chững lại - chỉ đạt 0,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng kém thứ hai kể từ năm 1992, sau khi giảm 6,9% trong quý đầu tiên của năm 2020 do COVID-19. Trong quý đầu tiên, tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 4,8% tính theo năm, trong khi mục tiêu GDP chính thức cho năm 2022 được công bố ở Bắc Kinh là 5,5%, một con số khiêm tốn đối với quốc gia này. Vì vậy, các nhà kinh tế phương Tây thực sự rất lo ngại về sự suy giảm hoạt động kinh tế ở Trung Quốc.

Về phần mình, các chuyên gia được tờ Nezavisimaya Gazeta phỏng vấn cho biết có một số lý do khiến tình hình GDP thế giới ngày càng xấu đi. "Các nước phương Tây, vốn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng. Và sau đó họ tiến hành một cuộc chiến kinh tế với nhà xuất khẩu tài nguyên lớn nhất thế giới (Nga)", Artem Tuzov, Giám đốc điều hành bộ phận thị trường vốn của Iva Partners nói.

Ông Tuzov lưu ý Nga, với tư cách là nước xuất khẩu tài nguyên lớn nhất thế giới, tất nhiên, phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu: "Nhu cầu hàng hóa giảm sẽ khiến tất cả các nguồn tài nguyên xuất khẩu từ Nga giảm giá. Do đó, chi phí khai thác tài nguyên có thể trở nên cao hơn chi phí bán chúng, điều này sẽ gây ra các hiện tượng khủng hoảng đã có trong nền kinh tế Nga".

Mark Goykhman, nhà phân tích trưởng của TeleTrade, cho biết đối với nền kinh tế toàn cầu, những mối nguy hiểm trước đây ít được chú ý đã gia tăng trong những tháng gần đây. "Tình hình ở Ukraine làm gia tăng rủi ro địa chính trị. Các biện pháp trừng phạt liên quan đến sự kiện này và việc (Nga) giảm cung cấp tài nguyên cho thị trường thế giới làm tăng sự thiếu hụt các nguồn năng lượng và nguyên liệu nông nghiệp, làm tăng giá của chúng. Điều này làm suy yếu lợi nhuận của nhiều loại hình kinh doanh", chuyên gia Goykhman giải thích.

Theo ông Goykhman, lạm phát cao trên thế giới, gây ra bởi việc bơm tiền vào nền kinh tế trước đây để chống lại đại dịch và sự gia tăng đáng kể chi phí tài nguyên, hiện đang khiến các ngân hàng trung ương có chính sách cứng rắn tăng lãi suất để đối phó với giá cả tăng cao. Đối với Nga, việc thực hiện một kịch bản như vậy sẽ khiến tình hình càng tiêu cực.

"Tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại có thể khiến nhu cầu giảm và hạ giá hàng hóa xuất khẩu của Nga. Điều này sẽ hạn chế thu nhập và cơ hội sản xuất ở trong nước. Mặt khác, lạm phát thế giới cao làm tăng chi phí nhập khẩu và làm cho tiêu dùng trong nước trở nên đắt đỏ hơn. Những điều này cũng làm giảm khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng ở Nga", ông Goykhman lưu ý.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng năng lượng sâu sắc ở EU và lạm phát kỷ lục ở châu Âu và Mỹ, và tình trạng kinh tế thế giới yếu kém nói chung - tất cả những điều này gây ra lo ngại với Nga. Tuy nhiên, tỷ trọng của Nga trong GDP toàn cầu, theo IMF, chỉ dao động từ 2 đến 3%, vì vậy về vấn đề này, tác động đối với Nga có thể bị hạn chế, theo lý giải của chuyên gia Andrei Loboda.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữÔng Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữ
21:28:23 06/02/2025
Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?
12:50:26 08/02/2025
Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?
21:54:56 06/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tếTổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế
13:13:44 07/02/2025
Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?
13:07:19 07/02/2025
Ngoại trưởng Mỹ giải thích tuyên bố của ông Trump về 'tiếp quản Gaza'Ngoại trưởng Mỹ giải thích tuyên bố của ông Trump về 'tiếp quản Gaza'
21:46:40 06/02/2025
Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump?Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump?
21:52:29 06/02/2025
Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung QuốcĐiểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc
17:10:49 07/02/2025

Tin đang nóng

Nữ sinh mất tích bí ẩn ở TPHCM được tìm thấy tại Trung QuốcNữ sinh mất tích bí ẩn ở TPHCM được tìm thấy tại Trung Quốc
14:57:28 08/02/2025
Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú YênClip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên
12:27:51 08/02/2025
Danh tính nạn nhân tử vong trong xe khách 54 chỗ bị lật ở Phú YênDanh tính nạn nhân tử vong trong xe khách 54 chỗ bị lật ở Phú Yên
15:01:39 08/02/2025
Kinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhânKinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhân
14:04:26 08/02/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đã căng: Phản pháo gắt khi bị đùa quá lố chuyện giới tínhHoa hậu Kỳ Duyên đã căng: Phản pháo gắt khi bị đùa quá lố chuyện giới tính
12:54:01 08/02/2025
Nữ sinh Sơn La 17 tuổi mất tích: Gia đình nhận tin con gái ở Cần ThơNữ sinh Sơn La 17 tuổi mất tích: Gia đình nhận tin con gái ở Cần Thơ
13:58:17 08/02/2025
Đòn trừng phạt chồng cũ Từ Hy Viên và mẹ chồng cũ sau trò lố lợi dụng cái chết của minh tinhĐòn trừng phạt chồng cũ Từ Hy Viên và mẹ chồng cũ sau trò lố lợi dụng cái chết của minh tinh
16:29:14 08/02/2025
Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?
12:01:33 08/02/2025

Tin mới nhất

Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước

Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước

17:01:59 08/02/2025
Tuy nhiên với những thông báo mới nhất được đưa ra trong ngày 7/2, giới phân tích cho rằng không rõ điều này sẽ ảnh hưởng đến những cam kết trên của ông Trump như thế nào.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đóng băng nguồn tài trợ cho Nam Phi

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đóng băng nguồn tài trợ cho Nam Phi

17:00:18 08/02/2025
Theo nhà lãnh đạo Nam Phi, đạo luật quốc hữu hóa mới không phải là một công cụ tịch thu, mà là một quy trình pháp lý được thực hiện theo hiến pháp để đảm bảo quyền tiếp cận đất đai của công chúng theo cách công bằng và chính đáng.
Tỷ phú Musk thúc giục Mỹ đầu tư vào UAV và AI để giành lợi thế trong chiến tranh

Tỷ phú Musk thúc giục Mỹ đầu tư vào UAV và AI để giành lợi thế trong chiến tranh

16:08:33 08/02/2025
Vị doanh nhân này từ lâu đã là người chỉ trích mạnh mẽ tình trạng kém hiệu quả trong ngành quốc phòng Mỹ, cho rằng tình trạng quan liêu quá mức và các chiến lược quân sự lỗi thời làm suy yếu an ninh quốc gia.
Gặp gỡ mừng Xuân Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng tại Brazil

Gặp gỡ mừng Xuân Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng tại Brazil

15:57:48 08/02/2025
Về quan hệ Việt Nam - Brazil, Đại sứ Bùi Văn Nghị khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hành trình tìm đường cứu nước, từng đặt chân đến Rio de Janeiro năm 1912, đánh dấu sự kết nối đầu tiên giữa hai dân tộc.
Tín hiệu mới của Tổng thống Trump về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều

Tín hiệu mới của Tổng thống Trump về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều

15:55:14 08/02/2025
Nhận xét về những cuộc tiếp xúc trước đó với Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Trump cho biết: Tôi đã rất hợp với ông ấy, như bạn biết đấy. Tôi nghĩ tôi đã ngăn chặn được chiến tranh .
UNAIDS lo ngại việc Mỹ ngừng viện trợ nước ngoài

UNAIDS lo ngại việc Mỹ ngừng viện trợ nước ngoài

15:47:17 08/02/2025
Là cơ quan viện trợ cho các chương trình y tế và khẩn cấp ở những khu vực nghèo nhất thế giới, USAIDS từ lâu đã trở thành đối tác quan trọng của nhiều cơ quan và chương trình viện trợ của Liên hợp quốc.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc yêu cầu Rwanda rút quân khỏi CHDC Congo

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc yêu cầu Rwanda rút quân khỏi CHDC Congo

15:44:14 08/02/2025
Ngoài ra, Đại sứ Ngango cho biết Rwanda cam kết giải quyết xung đột bằng đối thoại chính trị và cho rằng có những lời dối trá được lan truyền rằng tài nguyên khoáng sản là nguyên nhân .
Tổng thống Mỹ tuyên bố ý định sa thải Hội đồng quản trị Trung tâm Kennedy

Tổng thống Mỹ tuyên bố ý định sa thải Hội đồng quản trị Trung tâm Kennedy

15:16:58 08/02/2025
Dù Tổng thống Trump không đề cập chính xác chương trình mà ông đang ám chỉ, nhưng vào tháng 12 năm ngoái, Trung tâm Kennedy đã tổ chức các buổi hòa nhạc của ban nhạc Bertha, trong đó có một số nghệ sĩ drag biểu diễn.
Tìm thấy xác máy bay rơi ở Alaska, 10 người được cho đã thiệt mạng

Tìm thấy xác máy bay rơi ở Alaska, 10 người được cho đã thiệt mạng

15:14:40 08/02/2025
Sở Cứu hỏa Tình nguyện Nome, đơn vị đã tham gia vào công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, cũng đã xác nhận thông tin này trên Facebook.
Tổng thống Putin chỉ đạo thay đổi cơ cấu tăng trưởng kinh tế của Nga

Tổng thống Putin chỉ đạo thay đổi cơ cấu tăng trưởng kinh tế của Nga

15:07:57 08/02/2025
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng chiến lược phát triển nền kinh tế cung ứng mà Tổng thống Putin đề ra có thể giúp Nga dần giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, củng cố nền tảng kinh tế nội địa và tăng cường vị thế trên trường quốc tế.
Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày

Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày

13:48:20 08/02/2025
Trong 2 vụ việc riêng rẽ xảy ra trong cùng một ngày, 2 đại tá Nga đều bị rơi khỏi cửa sổ và 1 người đã thiệt mạng, trong khi người còn lại bị thương.
Hé lộ 5 điểm chính trong kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine của ông Trump

Hé lộ 5 điểm chính trong kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine của ông Trump

13:45:57 08/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đội ngũ được cho là đã phác thảo kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ, trong đó có đề cập đến điều khoản về nhượng bộ lãnh thổ.

Có thể bạn quan tâm

'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?

'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?

Hậu trường phim

18:04:31 08/02/2025
Đạo diễn Hoàng Nam có những phút trải lòng về câu chuyện doanh thu cũng như những ý kiến tranh cãi khi Đèn âm hồn ra rạp.
HOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo Trâm

HOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo Trâm

Sao việt

17:54:49 08/02/2025
Cụ thể, khi một người trong ekip nhắc đến chuyện tình cảm gần đây của Lê Hoàng Phương thì nàng hậu ngay lập tức có biểu cảm kém vui, thể hiện sự không thoải mái.
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon

Ẩm thực

17:50:45 08/02/2025
Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon. Thỉnh thoảng hãy chế biến một bữa ăn giản dị, gần gũi như thế này hẳn cả nhà sẽ thích thú.
Đấu vật với hot girl xinh đẹp, đối thủ nam hé lộ trải nghiệm khó quên

Đấu vật với hot girl xinh đẹp, đối thủ nam hé lộ trải nghiệm khó quên

Netizen

17:15:26 08/02/2025
Đoạn video ghi lại cảnh một cô gái tham gia đấu vật cùng đối thủ nam trong lễ hội đầu xuân ở Bắc Ninh vẫn đang thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thầy phong thủy dặn: Đi chợ mua cỗ Tết đừng ham hố 5 món này, cả người lẫn của đều lao đao

Thầy phong thủy dặn: Đi chợ mua cỗ Tết đừng ham hố 5 món này, cả người lẫn của đều lao đao

Trắc nghiệm

17:09:59 08/02/2025
Để tránh rước những điều không may mắn trong ngày đầu xuân năm mới, bữa cơm Tết nên kiêng chuẩn bị 5 món sau đây.
Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại

Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại

Nhạc quốc tế

15:55:51 08/02/2025
Vừa qua, hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện trao đổi vé của SEVENTEEN được fan truyền tay nhau trên mạng xã hội.
Nóng: 700 ngàn người dậy sóng trước clip Taylor Swift - Miley Cyrus công khai cạch mặt nhau tại Grammy

Nóng: 700 ngàn người dậy sóng trước clip Taylor Swift - Miley Cyrus công khai cạch mặt nhau tại Grammy

Sao âu mỹ

15:52:11 08/02/2025
Đoạn clip ghi lại màn xuất hiện của Taylor Swift - Miley Cyrus cũng nhanh chóng gây bão mạng xã hội trong buổi sáng 8/2.
Hành khách trong vụ tai nạn ở Phú Yên: Đi Đà Lạt chụp ảnh cưới thì bị nạn

Hành khách trong vụ tai nạn ở Phú Yên: Đi Đà Lạt chụp ảnh cưới thì bị nạn

Tin nổi bật

15:27:26 08/02/2025
Anh Nguyễn Văn Gia Bảo cùng bạn gái lên Đà Lạt để chụp ảnh cưới thì bị nạn, kế hoạch của hai người hoãn lại để điều trị vết thương.
Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

15:24:08 08/02/2025
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trịnh Phương Mai để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.