Thất bại của tình báo Israel trong đầu cuộc Chiến tranh Yom Kippur
Ngay từ những giờ đầu tiên sau khi phiến quân HAMAS tấn công Israel ngày 7/10/2023, các nhà phân tích đã bắt đầu nói rằng đây là thất bại lớn nhất của tình báo Israel.
Nó được nhiều người so sánh với thất bại tương tự xảy ra cách đây đúng 50 năm.
Ngày 6/10/1973, Ai Cập và Syria tấn công Israel, bắt đầu cuộc Chiến tranh Yom Kippur, nhưng đến tận giờ chót, cơ quan tình báo Israel vẫn không tin một cuộc tấn công như vậy có thể xảy ra và phớt lờ mọi lời cảnh báo.
Ngủ quên trên vòng nguyệt quế
Nhà báo kiêm nhà nghiên cứu lịch sử các cơ quan tình báo Israel Ronen Bergman trong cuốn sách “Đứng dậy và giết đầu tiên” viết rằng vào đầu những năm 1970, sự hào hứng và kiêu ngạo chiếm ưu thế trong tâm trạng của các đại diện chính quyền nước này.
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel tự tin rằng không một quốc gia Ảrập nào trong khu vực có thể tấn công Israel. Chính phủ do nữ Thủ tướng huyền thoại Golda Meir lãnh đạo, không nghi ngờ gì về sức mạnh của quân đội và các cơ quan tình báo Israel. Chính trong những năm đó, “Mossad” nổi tiếng là một trong những cơ quan tình báo mạnh nhất thế giới, chuyên săn lùng những tên tội phạm Đức Quốc xã và những kẻ khủng bố Palestine.
Nữ Thủ tướng Israel GoldaMeir.
Tuy nhiên, trong những năm đó, “Mossad” đã từng nếm mùi thất bại. Thất bại khủng khiếp nhất xảy ra vào năm 1972, khi cơ quan tình báo Israel nhận được thông tin về một cuộc khủng bố lớn chống lại một nhóm người Israel ở một quốc gia Tây Âu đang được chuẩn bị, nhưng vì có quá nhiều thông tin về các cuộc tấn công có thể xảy ra, nên họ đã phớt lờ thông tin này. Tại Thế vận hội mùa hè ở Munich, 11 thành viên của đội tuyển quốc gia Israel và 1 cảnh sát Cộng hòa Liên bang Đức đã thiệt mạng.
Để đáp trả cuộc tấn công khủng bố này, tháng 4/1973, các cơ quan tình báo Israel đã tiến hành chiến dịch “Mùa xuân của tuổi trẻ”. Tại Beirut, những tên cầm đầu cuộc khủng bố và những tên khác đã bị tiêu diệt.
Người chỉ huy chiến dịch “Mùa xuân của tuổi trẻ”, sau này là Thủ tướng Israel Ehud Barak, nói rằng sự kiêu ngạo trong những ngày đó đã gây ra “hậu quả thảm khốc cho cả đất nước”.
“Ngoảnh lại quá khứ, tôi cảm thấy rằng đêm hôm đó, khi chúng tôi trở về từ Beirut, ban lãnh đạo đất nước đã rút ra những kết luận sai lầm từ thành công của chiến dịch. Điều này đã tạo ra sự tự tin vô căn cứ. Không thể lấy kết quả của một chiến dịch nhỏ, có mục tiêu hẹp để suy ra khả năng chiến đấu của cả một quân đội”, – Ehud Barak nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Dayan.
Video đang HOT
Sáng kiến bị từ chối
Thất bại năm 1973 thực sự bắt đầu từ hành vi ngạo mạn của giới lãnh đạo Israel.
Các nhà lãnh đạo Mỹ trong những năm đó nhận định rằng một cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông chỉ là vấn đề thời gian. Ai Cập chắc chắn sẽ tìm cách giành lại bán đảo Sinai cùng với khu nghỉ dưỡng nổi tiếng Sharm El-Sheikh mà Israel đã chiếm được sau cuộc chiến tranh năm 1967.
Ngoại trưởng Henry Kissinger chủ động đưa ra sáng kiến hòa bình và bắt đầu đàm phán với các bên. Đỉnh điểm của các cuộc đàm phán diễn ra vào ngày 25-26/2/1973, khi đại diện của Ai Cập và Israel gặp nhau tại một căn hộ bí mật ở New York để chuyển cho nhau thông điệp của các nhà lãnh đạo nước mình.
Ai Cập đã đưa ra một sáng kiến có lợi cho chính quyền Israel, nhưng sau chiến tranh họ mới nhận ra. Ai Cập đề nghị trả lại cho mình bán đảo Sinai, nhưng quân đội Israel vẫn ở lại đấy và sau đó rút dần dần để đổi lấy việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, nếu sáng kiến này không được thực hiện trước tháng 9/1973, Ai Cập có quyền dùng vũ lực đòi lại lãnh thổ.
Thủ tướng Israel Golda Meir đã từ chối. Trong cuốn tự truyện “Cuộc đời tôi” xuất bản năm 1975, bà gọi những sự kiện xảy ra sau đó “gần như một thảm họa, một cơn ác mộng mà tôi đã trải qua và nó sẽ còn lại với tôi mãi mãi”. Giới lãnh đạo chính trị và quân sự của Israel tiếp tục cho rằng không một quốc gia Ảrập nào có đủ khả năng về mặt vật chất và kỹ thuật để gây chiến với Israel.
Người đứng đầu “Mossad” Zvi Zamir.
Cơ quan tình báo “Mossad” và tình báo quân đội đã phạm một loạt sai lầm. Ví dụ, họ coi việc điều động quân đội ở Ai Cập bắt đầu vào mùa hè năm 1973 là các cuộc diễn tập quân sự.
Một số thông tin đã được lý giải không chính xác, còn một số đơn giản là không được báo cáo lên ban lãnh đạo đất nước. Trong một bài trả lời phỏng vấn vào tháng 8/1973, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Dayan nói: “Cán cân lực lượng nói chung nghiêng về phía chúng tôi, điều này có ý nghĩa hơn tất cả những toan tính và động cơ khác của các nước Ảrập và ngăn cản việc khôi phục ngay lập tức các hoạt động quân sự”.
Ngày 25/9/1973, vua Hussein của Jordan bí mật đến thăm Israel và thông báo với Thủ tướng Golda Meir rằng, theo một nguồn tin đáng tin cậy, Syria đang chuẩn bị tấn công Israel. Nhà vua cũng cho rằng có khả năng xảy ra một cuộc tấn công của Ai Cập.
Đây là lúc khối quân sự trong chính phủ Israel phạm sai lầm. Họ cho rằng Ai Cập ít có khả năng tham chiến, còn việc Syria tấn công sẽ không gây nguy hiểm lớn cho Israel.
Ngày 5/10/1973, ZviZamir, người đứng đầu “Mossad” đã gặp Ashraf Marwan, cố vấn của Tổng thống Ai Cập Anwar Al-Sadad ở London. Vốn là người làm việc cho tình báo Israel, Marwan đã chuyển cho Zvi Zamir một bản mật mã viết rằng chiến tranh sắp bắt đầu. Nhưng mãi về sau, Golda Meir mới nhận ra điều đó, hơn nữa, bà chưa bao giờ tin tưởng Marwan như một nguồn thông tin có giá trị.
Sau chiến tranh, Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel, David Elazar, nói rằng ông hoàn toàn tin tưởng: Nếu “Mossad” hoặc tình báo quân sự cảnh báo ông về cuộc chiến tranh trước 48 giờ, thì ông đủ thời gian để huy động lực lượng quân dự bị. Nhưng không ai cảnh báo ông cả.
Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Cuộc tấn công diễn ra vào ngày lễ Yom Kippur (Ngày Phán xét), 6/10/1973, khi các tín đồ Do Thái đang nhịn ăn, cầu xin Chúa tha thứ và tưởng nhớ những người đã khuất.
Chỉ một số lượng tối thiểu quân Israel chốt ở tiền tuyến. Ai Cập tấn công vào bán đảo Sinai, Syria – từ phía cao nguyên Golan.
Ở đây các cơ quan quân sự và tình báo đã phạm sai lầm cuối cùng trong sự kiện này là đánh giá sai chiến thuật tấn công của Ai Cập và Syria. Điều này dẫn đến việc quân Israel phải rời bỏ vị trí và mất 50 máy bay chiến đấu trong ba ngày đầu tiên. Israel phản công trong 19 ngày tiếp theo, hy sinh 2.656 chiến sĩ và sĩ quan, trong đó có những nhân vật cấp cao.
Với sự trung gian của Mỹ và Liên Xô, cuộc chiến kết thúc vào ngày 25/10/1973.
Vì nhiều lý do khác nhau, cuộc Chiến tranh Yom Kippur có ảnh hưởng sâu rộng. Vốn bị thua đau trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày, thế giới Ảrập phấn chấn về mặt tâm lý bởi một chuỗi chiến thắng lúc mở màn cuộc chiến. Đối với Israel, tuy phản công thắng lợi vào giai đoạn sau, nhưng tổn thất nặng về vũ khí và nhân lực khiến nước này bị sốc và cảm thấy cần đàm phán hòa bình với khối Ảrập. Tâm lý này mở đường cho quá trình đàm phán hòa bình tiếp theo, và cũng khởi đầu cho các chính sách tự do hóa của Ai Cập.
Các chiến binh Israel trong cuộc chiến Yom Kippur.
Cả nước phẫn nộ
Mấy tháng sau, Israel đã thành lập một ủy ban điều tra chiến tranh do chủ tịch Tòa án Tối cao Shimon Agranat lãnh đạo. Những kết quả đầu tiên của ủy ban đã làm dấy lên sự phẫn nộ của cả nước và dẫn tới các cuộc biểu tình rầm rộ của quần chúng. Ủy ban xác định sai lầm của các quan chức quân sự và tình báo cấp cao, chứ không phải của giới lãnh đạo chính trị của đất nước.
Các sĩ quan bị kết tội sai lầm đã phải từ chức, nhưng như thế vẫn chưa đủ – tỷ lệ những người ủng hộ Thủ tướng Golda Meir giảm xuống còn 21%, mức thấp kỷ lục trong suốt thời gian bà nắm quyền. Những người biểu tình cũng yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Dayan từ chức.
Đầu năm 1974, Golda Meir đã ký các thỏa thuận tạm thời đầu tiên về việc trả lại Sinai cho Ai Cập và một phần của cao nguyên Golan cho Syria.
Vào tháng 4/1974, Thủ tướng GoldaMeir và Bộ trưởng Quốc phòng MosheDayan từ chức. Nhà báo Ronen Bergman viết rằng việc từ chức không thể tránh khỏi của họ còn là một nỗi ô nhục.
Ủy ban của Agranat kết thúc công việc của mình vào năm 1975, nhưng lúc bấy giờ, hầu hết các kết quả điều tra vẫn được giữ bí mật, và chỉ đến năm 2013, chúng mới được công bố.
Cụ thể, các tài liệu viết rằng “Mossad” và tình báo quân đội mặc dù rất giỏi thu thập thông tin, nhưng lại gặp khó khăn trong việc diễn giải thông tin. Điều này dẫn đến việc cải tổ hoạt động của các tổ chức này và thành lập các bộ phận để đánh giá bổ sung và kiểm tra lại thông tin.
Trong hồi ký của mình, Thủ tướng GoldaMeir viết: “Thậm chí tôi không bao giờ định kể về những gì đã diễn ra với tôi trong những ngày đó. Chỉ cần nói rằng tôi không thể khóc ngay cả khi ở một mình”.
Trở lại với sự kiện ngày 7/10/2023, câu hỏi đặt ra là Israel phải làm gì, khi đất nước thường xuyên sống trong tình trạng chiến tranh mà lại không sẵn sàng đối mặt với sự xâm lược?
Tất nhiên, còn quá sớm để nói về hậu quả chính trị mà cuộc tấn công của tổ chức khủng bố HAMAS gây ra vào ngày 7/10/2023. Nhưng ngay bây giờ các phương tiện truyền thông Israel đã bắt đầu nói về năng lực yếu kém của các cơ quan nhà nước chủ chốt trong điều hành công việc của mình.
YossiMelman, nhà bình luận của tờ báo Israel “Haaretz”, nói về cú sốc của những người làm việc trong các cơ quan tình báo mà ông từng đối thoại:
“Đối với nhiều người Israel, những gì xảy ra vào thứ Bảy, ngày 7/10/2023, nhắc nhở họ về thất bại cay đắng của cuộc Chiến tranh Yom Kippur cách đây tròn 50 năm. Nhưng có một sự khác biệt lớn: trước cuộc chiến năm 1973, các cơ quan tình báo Israel có rất nhiều thông tin, nhưng lại không biết đọc hoặc không muốn phân tích một cách đúng đắn. Còn lần này, quả là họ không có gì cả” – ông YossiMelman kết luận
EU trừng phạt 10 công dân Syria do liên quan đến xung đột tại Ukraine
Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/7 đã bổ sung 10 công dân Syria vào danh sách những cá nhân bị phong tỏa tài sản và cấm đi lại do liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Tạp chí chính thức của EU đưa tin liên minh này cho rằng chính quyền Syria đã hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ cả về mặt quân sự, cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Trong số những công dân Syria bị EU trừng phạt có các quan chức quân sự cấp cao của quốc gia Trung Đông này.
EU đưa ra danh sách trừng phạt trên sau khi công bố gói trừng phạt thứ 7 nhằm vào Nga. Ở gói trừng phạt mới nhất này của EU đối với Nga, EU đã quyết định cấm nhập khẩu vàng từ Nga dưới dạng bán thành phẩm và phế liệu, cũng như đóng băng tài sản của Sberbank - ngân hàng lớn nhất của Nga. Ngoài ra, EU cũng đưa thêm 48 cá nhân và tổ chức của Nga vào "danh sách đen" bị đóng băng tài sản và/hoặc cấm nhập cảnh. Lệnh trừng phạt này có hiệu lực từ ngày 21/7.
Nga cho rằng chính các chính sách kinh tế và năng lượng của phương Tây đang là lý do chính khiến giá các sản phẩm nông nghiệp và hydrocarbon trên thị trường thế giới gia tăng, làm gián đoạn chuỗi cung ứng các mặt hàng này trên toàn cầu. Cùng quan điểm này, một số quốc gia châu Phi cũng thể hiện quan ngại rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây có thể làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Trong khi đó, giới chức EU lại cho rằng vấn đề về nguồn cung là do tác động của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Nga và Ukraine ký thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc vào ngày 22/7 Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Nga và Ukraine ngày 22/7 sẽ ký kết một thỏa thuận về việc nối lại xuất khẩu ngũ cốc qua các cảng của Ukraine ở Biển Đen, động thái được cho là có thể giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do cuộc xung đột ở Ukraine gây ra. Thu hoạch...