Thất bại 450 tỷ đô của Apple: Nếu Steve Jobs còn sống, liệu ông có thể tạo ra “Big Thing” thay thế iPhone?
Khi Apple tuyên bố doanh thu thất vọng cho quý 4/2018, người ta lại nhắc đến Steve Jobs như để thương tiếc cho sự sáng tạo của Apple. Nhưng, hãy nhìn vào những gì đối thủ đang làm, và bạn sẽ phải chấp nhận một sự thật đau lòng: iPhone có thể là “ Big Thing” cuối cùng.
Nếu phải chọn ra sự kiện lớn nhất của những ngày đầu năm 2019 thì tôi tin chắc rằng nhiều người sẽ chọn “thất bại” của Apple làm điểm chính. Trong một tuyên bố làm chấn động Phố Wall, Tim Cook và cộng sự đã thừa nhận rằng doanh thu quý 4/2018 sẽ không đạt như kỳ vọng. Từ dự đoán ban đầu là 89-93 tỷ USD đưa ra khi công bố kết quả quý 3, Apple đã thay đổi còn 84 tỷ USD. Do quý 4 luôn là quý phát đạt nhất của Táo, con số này đã khiến nhiều người lo lắng.
Ở bên kia chiến tuyến, không khí chờ đợi những chiếc Android mới đang dần nóng lên. Nếu không có gì thay đổi, Galaxy S10 sẽ trở thành mẫu Android đầu bảng đầu tiên sở hữu màn hình “khoét lỗ”. Một số nhà sản xuất Trung Quốc chọn các cơ chế cơ học để “giấu” camera, một số khác chọn giải pháp “giọt nước”, và “khoét lỗ” sẽ trở thành giải pháp mới nhất.
Toàn màn hình: Nỗi ám ảnh mới nhất của thế giới smartphone.
Vâng, trong 2 năm gần đây, các nhà sản xuất đang tìm cách chạy đua đến cái đích “toàn màn hình”. Cách đây chỉ vài ngày, một nhà cung ứng của Apple đã tuyên bố có thể “giấu” được camera trước xuống dưới tấm màn OLED. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, Apple sẽ trở thành tên tuổi đầu tiên tạo ra được giải pháp hoàn thiện nhất cho bài toán “toàn màn hình”: không cần phải “khoét” bất cứ chỗ nào, và cũng không cần phải dùng đến các cơ chế cơ học vốn tồn tại nhiều rủi ro về độ bền.
Nếu Apple làm được điều này, tôi tin rằng báo giới và những người quan tâm công nghệ sẽ lại được một phen “phát sốt” vì Táo. Năm ngoái, thiết kế “tai thỏ” của iPhone X từng gây tranh cãi rất nhiều vì “dám” vượt qua hình dáng “chữ nhật” quen thuộc. Ấy vậy mà iPhone X vẫn liên tục giữ vững vị trí smartphone bán chạy nhất thế giới ngay cả khi sắp bị iPhone XS thay thế. Nếu iPhone 2019 có thể loại bỏ tai thỏ mà vẫn giữ được FaceID, tôi dám chắc với bạn rằng người ta sẽ tung hô “toàn màn hình” là “Big Thing” tiếp theo của thế giới công nghệ.
Nhưng trước khi cơn sốt bắt đầu, hãy cùng nhận ra một sự thật đáng buồn: thế giới công nghệ đã nhàm chán đến mức tai thỏ cũng có thể làm nên nghìn đô, và lỗ khoét cũng có thể tạo ra cơn sốt. Cạn kiệt sáng tạo đến vậy, bảo sao Apple không than vãn rằng người dùng đã không còn mua mới smartphone nhiều như trước nữa.
Rất nhiều người cho rằng lý do Apple kém sáng tạo là vì không còn Steve Jobs.
7 năm sau, người ta vẫn tin rằng iPhone kém sáng tạo vì Steve Jobs không còn.
Video đang HOT
Hãy cùng suy nghĩ thật kỹ về kịch bản đó. Khi Steve Jobs còn sống, các mẫu iPhone của ông cũng chỉ mang đến cải tiến chứ không phải là “bước ngoặt”. Sau khi ông qua đời, Apple cũng có những sản phẩm phần cứng mới, trong đó Apple Watch và AirPods đặc biệt thành công.
Nhưng tất cả đều không thể thay thế được iPhone ở vị thế trung tâm của thế giới công nghệ. Niềm kỳ vọng vào iPhone lớn đến mức đẩy được Apple có trị giá nghìn tỷ. Niềm kỳ vọng vào iPhone lớn đến mức, khi iPhone XS không vượt được người tiền nhiệm, Apple vẫn chứng kiến 450 tỷ USD trị giá thị trường bay hơi trong vòng 3 tháng – cho dù vẫn kiếm được 84 tỷ USD trong quý 4 vừa rồi.
Cho dù không phải là tiền thật (chỉ tồn tại trên cổ phiếu), 450 tỷ USD vẫn đủ để mua Samsung và… NVIDIA. Thật điên khùng, chỉ riêng niềm hy vọng và thất vọng cũng có thể đem đến và mang đi vài trăm tỷ đô trong vòng vài tháng.
Tiếc thương Steve Jobs thực ra là tiếc thương một “Next Big Thing” mơ hồ.
Steve Jobs là biểu tượng sáng tạo bởi khi ông quay trở về và hồi sinh Apple, ông đã tạo ra quá nhiều những dòng sản phẩm để đời: iMac, iPod, iPhone, MacBook Air và iPad. Nổi bật nhất trong số này dĩ nhiên là iPhone, sản phẩm đến giờ vẫn là nguồn thu chính của Táo.
Người ta ghi nhớ Steve Jobs, thực chất là đang chờ đợi “Next Big Thing” tiếp theo. Một loại thiết bị hoàn toàn mới, có thể thay đổi trải nghiệm của người dùng.
Khi Apple chậm chân, các công ty khác đã đi trước để tìm “Big Thing” đó: loa thông minh, kính thông minh, đồng hồ thông minh, tai nghe thông minh… Có những sản phẩm thành công (Amazon bán được 100 triệu Echo), có những sản phẩm lại thất bại và chìm vào dĩ vãng (Google Glass). Ấy thế nhưng, đến bây giờ, iPhone nói riêng và smartphone nói chung vẫn là trung tâm của thế giới công nghệ.
Thứ gì có thể là “Big Thing” tiếp theo?
Có lẽ sự thật là như vậy: iPhone là “The Last Big Thing”. Hiểu rõ ràng rằng con người thích sự tiện dụng, Steve Jobs đã tích hợp cả iPod, cả thiết bị Internet và cả điện thoại vào cùng một chiếc iPhone. Steve Jobs sau đó đưa lên chiếc điện thoại ấy cả một hệ điều hành đầy đủ, có thể gia tăng tính năng bằng cách cài ứng dụng. Steve Jobs tạo ra trải nghiệm dễ sử dụng nhất, bằng cách gói tất cả mọi thứ bên dưới màn hình cảm ứng điện dụng.
Trớ trêu thay, đó lại là tất cả những gì chúng ta cần – ở mức độ cân bằng nhất. Loa thông minh không có màn hình. Smartwatch có màn hình quá nhỏ. Tablet có màn hình quá lớn. VR/AR thì quá kỳ dị và bất tiện. PC bị thay thế vì quá cồng kềnh. Không một loại hình thái thiết bị (form factor) nào cân bằng và chuẩn mực như smartphone cả.
Tất cả những gì chúng ta cần?
Sự chuẩn mực đó đẩy cả thế giới hi-tech vào một tương lai đáng buồn. Suốt 11 năm qua, thế giới di động bị đồng hóa. Android, từ những chiếc điện thoại có bàn phím trượt (vì “sợ” trải nghiệm toàn màn hình như Táo) cũng đã chuyển sang chỉ sử dụng duy nhất màn hình cảm ứng. BlackBerry đã tuyệt diệt. Smartphone – nói đúng hơn là smartphone mang hình hài của iPhone 2007 – đã trở thành loại thiết bị thông minh số 1 trên thị trường toàn cầu. Thế giới di động đa dạng đầy sắc màu của thập niên 2000 đã trở thành dĩ vãng xa xôi.
Trong một thế giới bị đồng hóa, người ta phải cố thổi phồng mọi cải tiến nhỏ nhặt. Mỗi năm, các nhà sản xuất đều cố chứng minh rằng điện thoại của họ có những tính năng mới bắt buộc phải có, để người dùng phải từ bỏ điện thoại cũ. Mỗi nhà sản xuất đều cố truyền tải thông điệp rằng họ vượt trội đối thủ, thậm chí còn đem cả những con số không quyết định trải nghiệm ra so sánh (và gian lận).
Ngay đến cả tăng độ phân giải màn hình cũng được coi là bước ngoặt. Thay vì tập trung vào trải nghiệm người dùng, các nhà sản xuất chọn cách dễ dãi là tăng dung lượng RAM lên những con số hoàn toàn vô nghĩa (ai sẽ dùng đến 8GB RAM)?
Tất cả các nhà sản xuất khác đều cố tạo ra “Next Big Thing” …
OK, smartphone 2019 dĩ nhiên phải tốt hơn rất nhiều so với smartphone 2009. Nhận diện khuôn mặt 3D, chụp ảnh bokeh bằng AI hay hiệu ứng “đổ sáng” như thật là những thứ mà người dùng smartphone của 10 năm trước khó có thể nghĩ đến. Nhưng qua mỗi năm, những gì mà các nhà sản xuất mang tới đều chỉ là “cải tiến”. Chưa bao giờ họ có thể thay đổi trải nghiệm smartphone một cách toàn diện như những gì Steve Jobs đã làm 12 năm về trước.
12 năm sau iPhone, ngành công nghiệp smartphone đang dần phải đối mặt với một vấn đề đã đánh gục ngành công nghiệp PC của những năm trước: thiết bị mới không thể thuyết phục người dùng nâng cấp thiết bị cũ đủ nhanh để đem lại lợi nhuận. Doanh số smartphone đã suy giảm từ 2016, và đến nay thì ngay cả Apple cũng không trở thành nạn nhân.
…nhưng những gì họ tạo ra chỉ là bản cải tiến của chiếc iPhone 2007 mà thôi.
Nhưng PC đã bị thay thế bởi smartphone. Thứ gì sẽ thay thế được smartphone?
Không ai biết câu trả lời, trừ Steve Jobs.
Theo GenK
Chính Steve Jobs là người đồng ý trả cho Qualcomm 7,5 USD trên mỗi chiếc iPhone bán ra, không ngờ bây giờ lại trở thành gánh nặng lớn cho Apple
Mức phí trên mỗi chiếc iPhone không quá cao, nhưng Apple đang bán được hàng trăm triệu chiếc iPhone mới mỗi năm, dẫn đến phải trả một khoản tiền khổng lồ cho Qualcomm.
Theo báo cáo của Bloomberg, một lời khai trong vụ kiện chống độc quyền giữa Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và Qualcomm cho biết, chính Steve Jobs đã chấp nhận yêu cầu trả phí cấp phép bằng sáng chế cho Qualcomm.
Vào năm 2007, khi Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, cố CEO Steve Jobs đã chấp nhận trả cho Qualcomm 7,5 USD trên mỗi chiếc iPhone bán ra. Lúc đó Apple vẫn còn là một nhà sản xuất smartphone non trẻ, và cần có bằng sáng chế công nghệ không dây của Qualcomm mới có thể sản xuất iPhone.
Mức phí 7,5 USD không phải là quá lớn, nhưng có vẻ như Steve Jobs đã không ngờ được rằng Apple có thể lớn mạnh như ngày hôm nay, bán ra hàng trăm triệu chiếc iPhone mỗi năm. Chính nhờ mức phí này mà Qualcomm trở thành một trong những công ty có doanh thu cấp phép bằng sáng chế cao nhất thế giới.
Tại phiên tòa, COO Jeff Williams của Apple cho biết: "Mức phí có vẻ không quá lớn, nhưng chúng tôi đang bán ra hàng trăm triệu chiếc iPhone mới mỗi năm. Đó là hàng tỷ USD mỗi năm".
Apple đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi Steve Jobs ký thỏa thuận với Qualcomm. Đó là lý do vì sao giờ đây Apple cho rằng mức phí cấp phép bằng sáng chế này như là một khoản tiền chuộc.
Lệ phí của Qualcomm là trọng tâm của vụ kiện này. Đó mới thực sự là khoản lợi nhuận khổng lồ của nhà sản xuất chip, đồng thời cũng giúp củng cố vị thế trên thị trường và cạnh tranh với các đối thủ khác.
Mức phí 7,5 USD không phải quá cao nếu xét mức giá bán trung bình của iPhone hiện nay là 793 USD. Nhưng nếu như có hàng trăm triệu chiếc iPhone bán ra mỗi năm, đó lại là cái giá quá đắt để trả cho những bằng sáng chế công nghệ di động rất cơ bản.
Doanh thu cấp phép bằng sáng chế của Qualcomm đạt định vào năm 2015, với 7,9 tỷ USD. Còn trong năm tài chính gần đây nhất, mảng kinh doanh này đem về doanh thu 5,16 tỷ USD (đó là năm Apple không trả phí cấp phép cho Qualcomm).
Tham khảo: Bloomberg
Apple đặt pa-nô quảng cáo siêu bự tại CES để troll các đối thủ về vấn đề quyền riêng tư Thân xác Apple có thể không hiện diện tại CES, nhưng tinh thần của họ ở khắp mọi nơi! Trong lịch sử của mình, Apple chưa từng tham dự chính thức một kỳ CES nào. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, khi mà công ty hoàn toàn có khả năng và sự thực đã tự mình tổ chức rất nhiều sự...