Tháp pháo AU-220M Nga phù hợp với tăng PT-76 Việt Nam?
Tháp pháo AU-220M mà Nga vừa giới thiệu tại UAE được cho là tương thích với thân xe tăng PT-76 Việt Nam đang sử dụng.
Tháp pháo AU-220M mà Nga vừa giới thiệu tại UAE được cho là tương thích với thân xe tăng PT-76 Việt Nam đang sử dụng.
Tại triển lãm quân sự IDEX-2015, công ty quốc phòng Nga lần đầu tiên giới thiệu module tháp pháo thế hệ mới AU-220M. Ngay lập tức, họ đã giành được hợp đồng đầu tiên với UAE – trang bị cho xe thiết giáp chở quân Enigma do Tập đoàn Công nghệ Quân sự Emirates (EDT) của UAE sản xuất.
Tháp pháo AU-220M.
Đáng lưu ý, theo trang mạng Army-Technology thì tháp pháo AU-220M thế hệ mới này hoàn toàn có thể trang bị cho các xe tăng hạng nhẹ lội nước PT-76 được sản xuất từ những năm 1950 mà Việt Nam đang sử dụng số lượng lớn trong lực lượng tăng thiết giáp Lục quân và Hải quân.
Video đang HOT
“…Tập đoàn nhà nước Rosoboronexport của Nga cũng cung cấp gói nâng cấp khung thân và tháp pháo xe tăng T-76. Theo đó, xe sẽ được trang bị tháp pháo AU-220M, hệ thống vũ khí cao tốc lắp pháo 57mm có bộ ổn định toàn phần, thiết bị giảm giật đầu nòng giúp giảm đáng kể lực giật khi bắn”, Naval-technology cho biết.
Các xe tăng PT-76 hiện nay hầu như đều được trang bị tháp pháo kiểu cũ lắp pháo 76,2mm D-56TM có tầm bắn hiệu quả 1.500m.
Tháp pháo AU-220M được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Trung ương Burevestnik thuộc hãng chế tạo xe tăng nổi tiếng Uralvagonzavod (UVZ) dành cho các dòng xe thiết giáp cả mới lẫn đang trong quá trình cải tiến. Module này được trang bị một pháo tự động 57mm và một súng máy 7,62mm lắp trên giá điều khiển từ xa.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Tổng thống Putin: Nga chẳng được gì khi chiến tranh với Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho biết, Nga không có kế hoạch tiến hành chiến tranh với bất cứ quốc gia nào. Mặc dù, tư tưởng thiết lập trật tự thế giới theo hướng đơn cực của Mỹ là không phù hợp với quan điểm của Moscow, nhưng chiến tranh với Mỹ sẽ chẳng có lợi gì cho Nga.
Những tuyên bố trên của Tổng thống Putin được đưa ra trong cuộc đàm phán với hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức, bao gồm Tổng thống Francois Hollande và Thủ tướng Angela Merkel. Nguyên thủ các nước đã có cuộc trò chuyện thẳng thắn về tình hình Ukraine và xu hướng giải quyết xung đột.
"Rõ ràng là đang có một nỗ lực để kiềm chế sự phát triển của Nga trên nhiều phương diện khác nhau. Điều này nhằm mục tiêu đóng băng trật tự thế giới hiện tại, với một quốc gia lãnh đạo duy nhất.
Đây là nước muốn nắm quyền thế giới, mọi thứ đều có thể do lãnh đạo quốc gia này thực hiện. Trong khi các nước khác phải được phép và không được ảnh hưởng đến lợi ích của mẫu quốc" ông nói và ám chỉ đến Mỹ khi các hoạt động gần đây của cường quốc này nhằm vào Nga có sự tương đồng.
"Trật tự thế giới này sẽ không bao giờ phù hợp với Nga. Nhưng chúng tôi sẽ không tiến hành chiến tranh với bất cứ ai, Nga sẽ hợp tác cùng tất cả", ông nhấn mạnh chiến tranh với Mỹ chỉ khiến 2 nước càng căng thẳng, tạo cơ hội cho các cường quốc khác vươn lên.
Trước đó, Kiev và Mỹ cáo buộc Nga tiếp tay cho hoạt động nổi dậy của quân phiến loại tại miền đông Ukraine. Đồng thời, Moscow cũng đứng sau lưng phe ly khai khi cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho các lượng vũ trang tại khu vực này.
Ngược lại, Nga tuyên bố các cáo buộc của Kiev là vô căn cứ và cho rằng Mỹ mới chính là quốc gia gây nên cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Washington đã lợi dụng các cáo buộc để lôi kéo nhiều nước tham gia trừng phạt Nga, nhằm cô lập nước này và thực hiện quan điểm đơn cực của mình.
Ông Putin nhấn mạnh rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ cùng châu Âu sẽ không có tác dụng, chỉ khiến tình hình trong khu vực càng căng thẳng.
"Xử phạt-cuối cùng thì tôi nghĩ nó sẽ chẳng đem đến thắng lợi cho bất cứ ai và rõ ràng không thể có hiệu quả với Nga, khi mà ngay chính cả phương Tây cũng đang có những thiệt hại nhất định. Các quốc gia nên hiểu điều này để đẩy mạnh hợp tác, hơn là quay lưng với Moscow", báo chí địa phương dẫn lời ông.
Hiện tại, Washington vẫn chưa đưa ra bất cứ nhận xét nào về các phát biểu của ông Putin. Mỹ vẫn một mình thực hiện kế hoạch viện trợ vũ khí cho Ukraine, bất chấp sự phản đối của Nga và cả Đức-một đồng minh của Washington.
Theo Một Thế giới
Tại sao Trung Quốc không thích trở thành "số 1 thế giới"? Trong lịch sử, rõ ràng các bài học cho thấy không có sự lãnh đạo nào bằng vũ lực mà lại lâu bền. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi nhậm chức đã theo đuổi đường lối đối ngoại cứng rắn với láng giềng, đặc biệt là những nước Bắc Kinh nhảy vào tranh chấp lãnh thổ. Eur Asia Review ngày...