Tháp đuốc SEA Games tốn gần 1 triệu USD ở Philippines gây phẫn nộ
Philippines tốn gần 1 triệu USD xây tháp đuốc cho đại hội thể thao khu vực, dư luận nước này phẫn nộ vì công trình quá tốn kém mà không mang lợi ích thiết thực.
Tháp đuốc được Philippines xây dựng cho SEA Games 2019 có chiều cao 50 m, đặt tại sân vận động Clark – sân vận động chính của đại hội thể thao Đông Nam Á năm nay. Công trình có kinh phí xây dựng hơn 50 triệu peso (khoảng 984.000 USD).
Kinh phí cao khiến nhiều chỉ trích cho rằng số tiền có thể được dùng hiệu quả hơn cho các chương trình dành cho trẻ em và giúp đỡ người nghèo, theo AFP.
“Mọi người có nhận ra rằng với kinh phí 1 triệu peso mỗi phòng học, chúng ta đã có thể xây dựng được đến 50 phòng học cho trẻ em? Nói cách khác, chúng ta đã đánh đổi 50 phòng học lấy một cái nồi nấu đồ ăn”, Nghị sĩ Fraklin Drilon nhận định.
Tổng thống Duterte tìm cách xoa dịu dư luận với tuyên bố kinh phí xây dựng cao không phải do tham nhũng. Nhà lãnh đạo Philippines cho rằng tháp đuốc là “sản phẩm của trí óc” và “không thể đong đếm số tiêu tốn vì công trình là nỗ lực diễn giải những tư duy của người sáng tạo”.
“ Đây là một công trình nghệ thuật. Chúng ta dõi theo những vận động viên. Chúng tôi nhìn thấy ngọn lửa cháy rực tượng trưng cho hy vọng và tinh thần thi đấu. Chúng tôi nghĩ việc xây dựng hoàn toàn phù hợp”, Trưởng ban tổ chức SEA Games 2019, Alan Peter Cayetano, cũng đưa ra những phản bác.
Video đang HOT
Trong khi đó, Nghị sĩ Joey Salceda, đồng minh của Tổng thống Rodrigo Duterte, cho rằng công trình dù có chi phí hợp lý nhưng vẫn tạo nên hình ảnh chính phủ tiêu xài hoang phí, gợi nhớ đến thời của nhà độc tài Ferdinand Marcos và phu nhân Imelda.
Sau cuộc đảo chính năm 1986, người dân từng phát hiện bà Imelda sở hữu bộ sưu tập hàng nghìn đôi giày.
Dấu ấn của gia đình Marcos cũng xuất hiện một cách hi hữu trong công trình phục vụ SEA Games gây tranh cãi.
Người thiết kế tháp đuốc là kỹ sư Francisco “Bobby” Manoso. Ông từng được bà Imelda ưu ái nhờ công thiết kế “Cung điện dừa”.
Biệt thự được xây dựng ở Manila, bằng những vật liệu bản địa và được quy hoạch để chính phủ đón tiếp quan khách quốc tế. Tuy nhiên, công trình cuối cùng chỉ được nhớ đến như một trong những bằng chứng cho thói tiêu xài hoang phí của gia đình Marcos.
Theo vtc.vn
Nga có cần căn cứ quân sự ở châu Phi?
Các chuyên gia đưa ra nhận định về tuyên bố của Tổng thống Cộng hòa Trung Phi nói về khả năng thiết lập căn cứ quân sự Nga tại nước này.
Tin tức từ Sochi (Nga), nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi, gây chấn động giới quan sát quân sự. Tổng thống Cộng hòa Trung Phi (CAR) Faustin-Archange Touadera phát biểu trước báo giới tại đây rằng, đất nước ông " đang xem xét khả năng thiết lập một căn cứ quân sự Nga ở nước này". Ông khẳng định vấn đề này " đang được Bộ Quốc phòng hai nước xem xét giải quyết".
Ông Touadera cũng tuyên bố rằng, CAR mong muốn được nhận từ Nga những lô vũ khí mới để bổ sung cho những khí tài hiện đang có. Câu hỏi đặt ra là: Cộng hòa Trung Phi và Nga sẽ nhận được những lợi ích gì nếu căn cứ của Nga xuất hiện ở trung tâm châu Phi?
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, các vị thế chính trị, kinh tế và quân sự của Matxcơva ở châu Phi đã bị suy yếu, hay thậm chí sụp đổ. Và giờ đây, đánh giá về những gì diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh ở Sochi có thể thấy rằng, Nga đang quay trở lại khu vực quan trọng này, nơi Mỹ và Trung Quốc vốn "cố thủ" từ lâu.
Cộng hòa Trung Phi tuyên bố đang xem xét khả năng thiết lập căn cứ quân sự Nga tại nước này. (Ảnh: kp.ru)
Người Mỹ thậm chí còn thành lập Bộ Tư lệnh đặc trách AFRICOM để chỉ huy 36 căn cứ quân sự tại 24 quốc gia châu Phi. Trên thực tế, đang có "cuộc tranh đấu" ngầm vì lục địa giàu tài nguyên này. Và Nga không có ý định đứng sang một bên.
" Nếu chúng ta muốn có được chỗ đứng vững chắc ở châu Phi, chúng ta sẽ làm điều đó tại những nơi mà chính phủ hợp pháp yêu cầu sự giúp đỡ của chúng ta. Tôi nghĩ rằng căn cứ Nga tại Cộng hòa Trung Phi là tương đối cần thiết để hòa giải các bên tham chiến - giống như những gì mà sự hiện diện của Nga tại Syria mang lại" - chuyên gia quân sự và là nhà phân tích chính trị nổi tiếng người Nga, Alexander Perendzhiev nhận định.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu châu Phi Alexander Zdanevich lại cảnh báo: " Khi xây dựng quan hệ với Cộng hòa Trung Phi, Nga nên cẩn thận. Nếu triển khai căn cứ quân sự tới đó, khả năng cao là chúng ta sẽ phải giải quyết các vấn đề của chính CAR. Những gì tương tự chúng ta đã thấy ở Afghanistan. Đúng là về mặt địa lý, Cộng hòa Trung Phi là nơi rất có lợi cho Nga. Đây là một quốc gia có trữ lượng tài nguyên dồi dào, mà đặc biệt là uranium. Thêm vào đó, khu vực này còn là nơi rất nhiều tuyến đường thương mại bắc qua".
" Nga rồi sẽ có được một điểm ảnh hưởng địa chính trị ở khu vực này. Về lâu dài sẽ là đặc quyền trong các dự án kinh tế. Bên cạnh đó, việc cung cấp vũ khí cho Cộng hòa Trung Phi là một lợi ích không thể bỏ qua đối với nền công nghiệp quốc phòng của chúng ta" - ông Zdanevich cho biết thêm.
Trước khi nhóm cố vấn quân sự Nga đến thăm Cộng hòa Trung Phi vào năm ngoái, Tư lệnh AFRICOM, Tướng Thomas Waldhauser phải thốt lên rằng: " Người Nga ở bên cạnh chúng ta. Họ đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các sự kiện. Chúng tôi đang theo dõi sát sao những gì họ đang làm".
Tuy nhiên, theo lời Thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peskov, trong cuộc họp cá nhân giữa ông Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Touadera tại Sochi, chủ đề thiết lập căn cứ quân sự Nga vẫn chưa được đề cập đến.
(Nguồn: Komsomolskaya pravda)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Vụ tàu Địa chất hải dương 8: Phó tổng thống Mỹ lên tiếng Đó là cáo buộc của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đối với chính quyền Bắc Kinh liên quan đến những hành vi của Trung Quốc ở biển Đông trong thời gian qua. Hôm 24-10 (giờ Mỹ), Phó tổng thống Mỹ Mike Pence có bài phát biểu dài 40 phút tại một sự kiện do Trung tâm Wilson, một tổ chức phi chính...