Thảo thơm bánh gai làng Hạ
Ở làng Hạ, hầu như nhà nào cũng trồng cây lá gai làm bánh bởi đó là sản vật không thể thiếu trong mâm cỗ dịp hội làng.
Cây lá gai ưa nơi ẩm mát, chẳng kén đất trồng. Vào mùa mưa, chỉ cần cắt những cành già giâm xuống đất là thời gian sau đã mọc lên những bụi lá gai um tùm, che rợp cả lối ngõ, đường dong. Một dạo, khi loại bao xác rắn dệt bằng sợi ni-lon còn chưa thông dụng như bây giờ, người làng Hạ còn có thêm nghề tước sợi gai từ thân cây già, đan thành những chiếc bao bố, bán cho bà con quanh vùng để đựng thóc lúa. Lá gai có nhiều chất sắt, tạo nên màu đen nhánh khi làm bánh.
Vì vậy, người dân trong làng khi chăn nuôi thường truyền nhau kinh nghiệm cắt nhỏ lá gai, trộn vào thức ăn cho gà để gà đẻ sai trứng, nhiều lòng đỏ. Mùa này, người dân làng Hạ bắt đầu thu hoạch lá gai, chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh, dâng lên các bậc tiền nhân có công mở đất, lập làng. Lá gai phải hái trước khi những đợt gió mùa đông bắc lạnh giá kèm theo sương muối tràn về, tránh cho lá bị táp; lại phải chọn lá bánh tẻ chứ không được non quá hoặc già quá mới cho nhiều bột. Lá gai hái về đổ ra mấy chiếc nia ở giữa sân, cả nhà xúm vào nhặt bỏ lá sâu rồi mới đem rửa sạch, phơi khô, tước hết xơ và nghiền thành bột mịn.
Video đang HOT
Trước khi làm bánh, bột lá gai được cho vào túi vải dày, ninh trong nước thật kỹ để bột bớt vị chát và thêm sánh dẻo. Bánh gai làng Hạ thơm ngon có tiếng, ngày thường mang bán ở chợ huyện chỉ một lúc là hết veo, vì người dân khá cẩn thận ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Ngoài bột lá gai, bột gạo nếp bắc để làm vỏ bánh còn cần đến đậu xanh loại mốc vỏ, khi đồ chín có màu vàng tươi và bở tơi, thịt mỡ khổ thái hạt lựu, vừng, hạt sen, cùi dừa nạo nhỏ, đường hoa mai để làm nhân bánh. Ngay đến lá gói, trừ khi không có lá chuối ngự mới dùng lá chuối tây, vì lá chuối ngự tạo cho bánh có lớp vỏ lụa đẹp mắt và tăng thêm hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Bánh gai không luộc trong nước mà phải đem hấp như kiểu đồ xôi mới chín thấu, lâu bị khô và giữ được những tinh túy của nguyên liệu đã kỳ công chọn lựa.
Vào dịp hội làng, nhà nào cũng làm vài chục bánh gai rồi chọn những chiếc vuông vắn, đẹp nhất, bên ngoài thắt bằng lạt giang nhuộm màu hồng điều, góp vào mâm cỗ chung của làng. Cùng với các sản vật khác của quê hương, chiếc bánh gai với màu áo nâu đen giản dị được nâng niu, trân trọng dâng cúng thành hoàng làng bởi những nguyên liệu làm nên nó là công sức, thành quả lao động của người dân làng Hạ suốt một năm cần mẫn trên đồng ruộng. Chẳng vậy, mà khi tan hội, được phát lộc một chiếc bánh gai, bọn trẻ con cứ giữ mãi trên tay, không nỡ bóc ra ăn. Còn du khách có dịp đến với lễ hội làng Hạ, khi ra về trên xe bao giờ cũng treo một vài chục bánh để món quà đặc sản dân dã của vùng quê thuần nông được lan tỏa hương thơm, vị ngọt đến mọi nhà./.
Hấp dẫn với gỏi rong biển Lý Sơn
Rong biển là món ăn giàu chất dinh dưỡng. Còn ở huyện đảo Lý Sơn, món gỏi rong biển - được xem là rau xanh của biển cả, là một biến tấu hấp dẫn khi du khách bốn phương có dịp ghé đến đảo.
Cứ mỗi khi thủy triều xuống mạnh, nước cạn, rong biển lại nằm phơi mình la liệt trên những rặng san hô. Mỗi ngày, người dân đảo vớt được khoảng 10kg rong biển. Để làm món gỏi rong biển ngon và không có vị tanh của biển, người ta chỉ chọn những cọng rong nhỏ vì thường có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ ăn hơn, và phải rửa qua nhiều lần trong nước có vắt cốt chanh. Loại rong biển ở Lý Sơn có hình dạng giống như sợi bún, trong vắt và có nhiều màu sắc đa dạng từ xanh mướt cho đến vàng mơ.
Đặc sản dân dã của vùng huyện đảo
Gỏi rong biển, món ăn dân dã với những cọng rong xanh mướt vô cùng đẹp mắt và ngon miệng. Nhiều người mới lần đầu thưởng thức đã ưng ý ngay lập tức. Tuy nhiên, có những người mới thưởng thức lần đầu có thể sẽ chưa quen với mùi vị biển của món ăn này. Nhưng nhờ mùi của gia vị, rau, đậu phộng, hành phi sẽ làm át đi gần hết, rồi càng ăn khách sẽ càng thêm thích thú.
Gỏi rong biển, chỉ có mỗi những cọng rong tươi roi rói làm nguyên liệu chính. Rong biển sau khi vớt từ biển sẽ được ngâm và rửa sạch trong nước ngọt, sau đó sẽ được luộc lên và khi nào chuyển sang màu xanh, hết nhớt là đã chín. Chỉ cần luộc chín tới, rong biển giữ được độ dai giòn vừa phải. Món gỏi rong biển được chế biến rất đơn giản. Nhiều nơi cầu kỳ làm gỏi rong biển với tôm thịt, sụn gà, bò khô...Tuy nhiên, chỉ cần một mớ rong biển trộn vội với gia vị vừa ăn, vài cọng húng quế, đậu phộng giã nhỏ, chút hành khô phi mỡ thơm lừng cũng là cây nhà lá vườn Lý Sơn, rồi rưới thêm chút nước cốt chanh tươi... thế là đã xong món gỏi.
Hấp dẫn với món gỏi rong biển Lý Sơn.
Dĩa gỏi mới nhìn đã bắt mắt. Những sợi rong biển thân tròn, rẽ nhánh như những cành san hô, xanh trong trộn lẫn giữa những cọng rau húng quế, rải rác những hạt đậu phộng và ít hành phi dậy mùi làm kích thích khứu giác. Dùng đũa gắp một miếng đưa vào miệng, vị thanh mát từ biển cả hòa vào vị thơm cay của húng quế, vì bùi bùi của đậu phộng rang, đúng là một món ăn chơi khiến người ta nhớ mãi. Những cọng rong mướt xanh không chỉ bắt mắt mà quả thực là ngon miệng. Thưởng thức gỏi rong, nhớ nhất là cái vị tươi mới giòn tan, kẹp với một cọng rau húng quế nghe mùi thơm lừng. Ăn hoài không thấy ngán.
Món ăn níu chân du khách
Gỏi rong biển thực sự là món ăn mà bạn nên thử khi du lịch Lý Sơn. Đây là một trong những đặc sản của vùng huyện đảo, nếu ai từng thưởng thức qua ắt hẳn khó quên hương vị đậm đà của món gỏi nơi đây. Với vành đai san hô bao quanh đảo, rong biển sinh sôi nảy nở rất nhiều. Loài thực vật biển này có nhiều màu sắc khác nhau lẫn vị mặn mòi và hơi tanh của biển nhưng lại giàu dinh dưỡng. Giữa những món hải sản tươi rói là đĩa gỏi rong biển xanh mướt cũng đủ cho thực khách háo hức, kích thích vị giác. Bởi rong vừa giòn, vừa có mùi của biển, kèm theo đó là vị chua chua, ngọt ngọt, vị béo của đậu phụng và vị thơm của rau húng quế.
Rong biển Lý Sơn được mệnh danh là siêu thực phẩm, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Rong biển có thể sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Ngoài ra, còn có tác dụng phòng bệnh tim mạch và cao huyết áp tốt cho mọi lứa tuổi. Nếu có đến đảo Lý Sơn thì không thể nào bỏ qua món gỏi rong biển này để đem về làm quà cho gia đình, người thân. Bởi đây là món ăn không thể thiếu trong hành trình khám phá ẩm thực nơi này.
Bánh gai Tứ Trụ Nhắc đến bánh gai thì có rất nhiều làng quê trong cả nước sản xuất thứ bánh đặc sản này. Nhưng ai đã một lần thưởng thức bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa thì không thể quên được hương vị thơm ngon, đặc biệt của món ăn đậm chất dân dã. Bánh gai thường...