Thao tác chuyển tiền y như cách ‘chat’ hàng ngày
Giao dịch ngân hàng hiện nay vốn đã rất nhanh chóng và thuận tiện, nhưng nếu là khách hàng TPBank, bạn còn được trải nghiệm những dịch vụ độc đáo, hữu ích hơn nữa, điển hình như tính năng ChatPay – chuyển tiền y như ‘chat’ vừa được Ngân hàng TMCP Tiên Phong tung ra thị trường.
Bước đi đột phá, mang tới trải nghiệm mới lạ, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam
Đúng như tên gọi ChatPay, tính năng có giao diện như một phần mềm “chat” mang những trải nghiệm chuyển tiền độc đáo y như “chat” đến với người dùng: danh bạ chuyển tiền y như danh bạ “chat”, chuyển/nhận tiền như gõ một câu “chat” và tra cứu toàn bộ giao dịch với một người như một cuộc hội thoại “chat”.
Ngay khi mở ChatPay trên app TPBank, toàn bộ lịch sử giao dịch sẽ hiện ra theo thứ tự từ giao dịch với người gần nhất. Lịch sử chuyển/nhận tiền với từng người cũng hiển thị giống như khi bạn nhắn tin với người đó.
Khi muốn chuyển tiền cho ai, người dùng chỉ cần chọn đúng tên người đó, nhập số tiền và nội dung rồi ấn nút gửi như cách “chat” qua các ứng dụng nhắn tin. So với các ứng dụng “chat” thông thường, người dùng ChatPay chỉ tốn thêm vài tích tắc để thực hiện thêm bước xác nhận bảo mật để đảm bảo an toàn cho các giao dịch của mình.
Hay, giống như sao chép/phản hồi một tin nhắn trong cuộc hội thoại, ở ChatPay bạn cũng dễ dàng “sao chép” hoặc “phản hồi” một giao dịch chỉ với một nút bấm. Khi muốn chuyển cho ai đó số tiền đúng bằng số tiền từng chuyển hoặc nhận từ họ, bạn chỉ cần chạm và giữ vào tin nhắn giao dịch đó trong ChatPay, rồi chọn “Thực hiện lại” (nếu bạn là người gửi trong giao dịch được chọn) hoặc “Chuyển lại” (nếu bạn là người nhận), sau đó ấn nút gửi mà không cần nhập lại số tiền hay nội dung chuyển tiền.
Video đang HOT
Với các khoản cố định hàng tháng/quý như: tiền thuê nhà, tiền học phí cho con hay tiền biếu bố mẹ,… tính năng này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nhập nội dung cũng như không lo ngại việc gõ nhầm số tiền, vì toàn bộ đã được “sao chép” từ giao dịch cũ.
Khách hàng cũng có thể đặt tên danh bạ trong ChatPay như cách đặt tên danh bạ điện thoại như: “Nóc Nhà”, “Ông Xã”,… giúp việc phân biệt giữa những người có cùng tên dễ dàng hơn, đồng thời, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc hơn so với cách giao dịch thông thường.
ChatPay được dùng cho mọi giao dịch chuyển/nhận tiền với tất cả các ngân hàng tại Việt Nam, nhưng nếu giao dịch nội hệ thống TPBank, khách hàng còn có thể chuyển tiền kèm thiệp cho những dịp đặc biệt để tạo bất ngờ, thú vị cho người nhận.
Nếu là chủ shop kinh doanh hay những người có lượt giao dịch lớn thì ChatPay sẽ còn đặc biệt phát huy tác dụng, giúp bạn dễ dàng theo dõi thanh toán tiền hàng với đối tác, khách hàng hay trả lương cho nhân viên,…
Thấu hiểu nhu cầu cá nhân hóa để sáng tạo, “thổi làn gió mới” vào giao dịch ngân hàng
TGĐ TPBank, ông Nguyễn Hưng chia sẻ: “Chúng tôi không mong muốn tạo một app ngân hàng áp dụng cho hàng triệu khách hàng, mà chúng tôi kỳ vọng mỗi khách hàng sẽ sở hữu một App TPBank theo cách riêng của mình. Bởi thế, chúng tôi liên tục cho ra đời những tính năng mới, cũng như “làm mới” các tính năng vốn đã quen thuộc, hướng vào nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng.
Những tính năng này không chỉ mang đến những trải nghiệm mới mẻ, xóa tan đi sự khô khan có phần nhàm chán của giao dịch ngân hàng truyền thống mà còn đem lại sự thoải mái, loại bỏ những bất tiện cho khách hàng khi giao dịch. Thông qua đó, chúng tôi tin tưởng sẽ thu hút và làm hài lòng thêm nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ tuổi.”
Hàng loạt tính năng mang đậm tính cá nhân hóa từ TPBank ra đời và được sự đón nhận tích cực của khách hàng. ChatPay cùng với các tính năng: Tài khoản Nickname (lấy Nickname làm số tài khoản), Facepay (thanh toán bằng khuôn mặt), VoicePay (chuyển tiền bằng giọng nói) và MeZone (thay đổi giao diện app TPBank theo sở thích) làm nên “Bộ sưu tập 5 tính năng cá nhân hóa” của App TPBank. “Bộ sưu tập” này đã giúp cho các giao dịch ngân hàng trở nên gần gũi, thân thuộc với khách hàng hơn khi mỗi tính năng đều gắn với cá nhân khách hàng, thể hiện cá tính, sở thích của khách hàng.
“Bộ sưu tập” này đã cùng xuất hiện trong nhạc hội trải nghiệm “Phiêu đậm chất TÔI” tại phố đi bộ Hồ Gươm mang đến những trải nghiệm thú vị, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, đem lại sự thích thú cho nhiều khách hàng ở mọi lứa tuổi.
App sách nói Make in Việt Nam nhận đầu tư 1,8 triệu USD từ Mỹ
Fonos là ứng dụng có doanh thu top đầu Việt Nam ở mảng sách nói và các nội dung âm thanh số độc quyền.
Startup Fonos của Việt Nam vừa huy động được 1,8 triệu USD trong vòng gọi vốn Pre-Series A. Đây là vòng gọi vốn do công ty truyền thông và công nghệ Hoa Kỳ VC North Base Media dẫn đầu.
Vòng gọi vốn này còn có sự tham gia của các đơn vị từng đồng hành cùng Fonos và nhà đầu tư mới như AngelCentral, Vietcetera Innovators Fund, Orvel Ventures.
Fonos hiện là ứng dụng sách nói có doanh thu vào top cao nhất trên 2 kho ứng dụng App Store và Google Play. Ảnh: Trọng Đạt
Fonos là ứng dụng chuyên về các nội dung âm thanh số độc quyền do người Việt phát triển. Ứng dụng này hiện sở hữu một kho 2.100 nội dung số độc quyền bao gồm sách nói, sách thiền định, tóm tắt sách,... Đây cũng là thế mạnh tạo nền tảng vững chắc giúp startup này có sự bứt phá về doanh thu.
Ra mắt thị trường vào năm 2020, chỉ sau hơn 2 năm hoạt động, Fonos hiện đã là một trong những ứng dụng top đầu về mảng nội dung âm thanh số tại Việt Nam. Startup này đang có khoảng 130.000 tài khoản người sử dụng.
Trong năm 2021, startup này ghi nhận mức doanh thu tăng gấp 7 lần so với chỉ một năm trước đó. Đây là ứng dụng có doanh thu top đầu Việt Nam ở mảng sách, trên cả hai kho ứng dụng Apple và Google trong nhiều tháng.
Hai nhà sáng lập ứng dụng Fonos - Xuân Nguyễn (trái) và Oscar Jesionek (phải).
Theo các công cụ phân tích tại trang data.ai, doanh thu của Fonos chiếm phần lớn thị phần trong doanh số bán sách nói tại Việt Nam. Đà tăng trưởng này dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong năm nay và các năm tiếp theo với khoản đầu tư vừa được rót từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.
"Tôi cảm thấy vô cùng phấn khích khi Fonos gia nhập thị trường này. Chúng tôi đã tập trung vào sách nói trong 3 năm qua với mục tiêu trở thành người dẫn đầu. Giờ đây, tất cả đã sẵn sàng để dốc sức làm những điều tương tự với podcast", Co-founder kiêm CEO của Fonos - ông Oscar Jesionek chia sẻ.
Với khoản vốn vừa nhận được, Fonos sẽ tiếp tục mở rộng sang mảng Podcast và phát triển thêm thư viện nội dung. Fonos đặt mục tiêu trở thành công ty cung cấp dịch vụ Podcast hàng đầu tại Việt Nam với nhiều kế hoạch sẽ được triển khai vào Quý 1 và Quý 2 năm 2023.
Hơn nửa người tiêu dùng trực tuyến ở Việt Nam đã thanh toán không dùng tiền mặt 58% người tiêu dùng ở Việt Nam đã sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến như ngân hàng, ví điện tử, ứng dụng chuyển tiền....khi mua sắm, tiêu dùng online. Sự phát triển của TMĐT với các hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến đã thúc đẩy thanh toán số ở VIệt Nam. Theo báo cáo từ các...