Thảo luận về vai trò support trong DOTA 2 (phần 2)
Tiếp tục đến với phần 2 của seri bài viết thảo luận vai trò support trong DOTA 2.
Như đã giới thiệu ở phần trước, bài viết này sẽ tiếp tục làm nổi bật vai trò support trong đấu trường DOTA 2. Tôi sẽ cố gắng đi sâu phân tích, nhưng rõ ràng thật khó để có thể nói hết về mọi thứ bởi chủ đề này là vô cùng rộng lớn.
Điều đầu tiên cần nhấn mạnh là có nhiều cách khác nhau để chơi ở vị trí support, sẽ không có sự phân cấp rằng cách này hay hơn cách kia, tất cả đều có một thế mạnh riêng và hầu hết đều phụ thuộc vào phong cách của team mà người chơi đó đang đầu quân.
Ví dụ như EGM và Akke ưu tiên cho việc hỗ trợ đồng đội cũng như đè đối thủ nhiều nhất có thể, còn các support như ARS-ART và Goblak chú trọng hơn vào việc hít level và farm, từ đó họ sẽ có nhiều tác động hơn đến cuộc chơi vào mid-late game. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ những quan điểm của tôi về vai trò support với tư cách một người chơi ở vị trí này.
Tầm quan trọng cao vào early game
Điều đầu tiên và quan trọng nhất, early game chính là giai đoạn quyết định đối với những người chơi support. Early game sẽ quyết định nhịp độ của cả game đấu, ít nhât là đối với meta game hiện nay. Tôi không nghĩ ra đội nào coi trọng mid game hơn giai đoạn đi lane và cách di chuyển trong giai đoạn này, kết quả của 95% các trận đấu competitive được quyết định trong thời gian đầu.
Chơi support có nghĩa là bạn phải giữ vững vị trí đồng thời đưa ra những quyết định nhanh chóng và trực tiếp. Vì thế, vốn liếng quý giá nhất của một người chơi support chính là kinh nghiệm của anh ta. Nhưng đồng thời, một support cũng phải hiểu vai trò và đặc điểm của các vị trí khác nữa. Một ví dụ đơn giản, pha roam ra để gank mid của bạn sẽ không bao giờ thành công nếu bạn không để ý đến rune hoặc việc creep của lane mid có đang dâng cao hay không.
Việc cố gắng kiếm kinh nghiệm và gold
Video đang HOT
Vâng, đây cũng là một điểm nổi bật cần tập trung. Nếu thuận lợi, để có được tác động mạnh mẽ nhất vào giai đoạn early game, bạn có được level và vàng càng nhanh thì mọi chuyện càng dễ dàng. Nhưng điều này chỉ đúng ở một mức độ nhất định. Thật vậy, kẻ thù chính của những support là thời gian. Mỗi một giây đều hết sức quan trọng. Hãy thử chơi support một cách thụ động trong khoảng một đến hai phút, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng mình đã tụt lùi trong game, tất nhiên trừ khi sau đó bạn lập tức có ngay một vài pha xử lý cực kì xuất sắc.
Nghệ thuật support là ở chỗ, chỉ với những phương tiện tối thiểu, bạn có tác động tối đa đến trò chơi. Hãy trở lại với sự giải thích của tôi về việc sử dụng tối ưu thời gian của bạn. Cụ thể, bạn sẽ nhận thấy lên đến level 3 hoặc 4 nhờ vào việc lure creep để farm rừng là rất nhanh chóng, hầu hết chỉ mất nhiều nhất là 2 phút. Đạt được level 6 thì khó hơn, đơn giản vì càng lên level cao, lượng kinh nghiệm cần có để lên được level tiếp theo càng nhiều. Lời khuyên của tôi là, không bao giờ pull hoặc stack creep để farm sau level 4, thực sự rất lãng phí thời gian, và nó chỉ hợp lý trong một vài trường hợp cụ thể.
Ra quyết định
Chơi ở vị trí support, bạn nên thiết lập nhịp độ của trận đấu. Mục đích chính là khiến cho đối thủ phải cuốn theo lối chơi của bạn. Bạn có thể hỏi, làm thế nào để biết di chuyển sao cho đúng, hoặc nên theo chiến thuật gì? Rõ ràng đây là một câu hỏi khó. Bạn phải phân tích chiều hướng của game ở một vài thời điểm quan trọng. Bạn cũng nên phân tích trước phần draft của cả 2 đội, đồng thời rút ra các kết luận dựa trên những điều đó.
Chúng ta hãy giả sử rằng đối phương sẽ sử dụng chiến thuật 4 bảo vệ 1. Bạn cũng như đối phương đều hiểu rằng, nếu bạn xoay sở gây áp lực đủ lớn lên carry của họ, bạn sẽ khiến đối phương không thể chơi một cách thoải mái, và buộc họ luôn phải phản ứng lại những quyết định của bạn trong trò chơi. Sau đó bạn vào game và chơi ở vị trí support, vốn không cần nhiều vàng và kinh nghiệm.
Một trong những điều supporter cần ghi nhớ, đó là việc điên cuồng kiếm vàng và kinh nghiệm là một sự lãng phí thời gian trong hầu hết 95% các trường hợp, và như tôi đã nói ở trên, thời gian là kẻ thù lớn nhất của supporter. Vậy, tôi đang đánh support, với level thấp, và tôi muốn gây áp lực lên carry của đối phương khi anh ta đã farm được một lượng đáng kể đồng thời cũng được bảo vệ bởi 2 support.
Tôi sẽ làm gì đây? Một cách xử lý thường thấy đó là tiếp tục stack creep để cố gắng lên level 6, xoay sở để có Blink Dagger…. Có một cách tốt hơn, đó là lure creep, sau đó cố gắng dồn 2 wave creep để gây áp lực lên offlaner và trụ của đối phương. Điều này khiến cho support bên kia phải roam sang để phòng thủ, qua đó làm suy yếu safe lane của họ. Điều này không đòi hỏi gì ngoài một chút phân tích và đưa ra quyết định, và nó khả thi trong cả trường hợp bạn có hay không có giày, đã đạt level 6 hay chưa.
Điều mà tôi cố gắng làm rõ ở đây là, việc hỗ trợ đòi hỏi một tầm nhìn bao quát, chứ không hẳn chỉ tập trung vào một điểm. Một khi bạn tự hiểu và ý thức được rằng những quyết định bạn đang làm là đúng thì kĩ năng support của bạn đang được cải thiện. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn ra những quyết định tồi, vì bạn sẽ học hỏi được nhiều từ những lần thất bại. Điều thực sự gây ra vấn đề đối với một support đó là, anh ta không đủ năng lực để tự đưa ra quyết định.
Cảm giác và dự đoán trong game
Một khía cạnh khác của vị trí support tôi muốn làm nổi bật đó là khả năng dự đoán các hành động của đối thủ. Thật vậy, thành công trong việc tấn công đối thủ luôn luôn là điều tốt: phá trụ, gank và giết một solo lane, buộc đối phương phải combat và chiến thắng… Tuy nhiên, những điều thực sự tác động vào game đó là: phản ứng chính xác và hành động tích cực. Về cơ bản, bạn gần như đạt được nhiều điều một lúc: không chỉ là việc thắng một combat hay kill một hero, đó còn khiến cho đối phương lãng phí mọi nỗ lực mà họ đang cố gắng.
Thêm vào đó, cho đối phương thấy bạn có thể đoán được suy nghĩ của anh ta cũng cho tác dụng lớn. Nó rất có thể ngăn cản anh ta cố gắng hành động mạo hiểm, điều này luôn luôn có lợi. Sự dự đoán này tồn tại giữa 2 team là một nhân tố rất lớn trong DOTA 2, bạn sợ hãi, thi đấu dưới phong độ hay không, hoặc chỉ đơn giản là không biết đối phương đã thay đổi lối chơi của bạn ra sao, và một số player rất giỏi sử dụng những điều này nhằm tạo nên lợi thế cho họ. Điều này sẽ được làm rõ trong một bài viết khác.
Phản ứng và hành động
Trở lại với vai trò support, nhiều lúc phản ứng còn quan trọng hơn là hành động. Vấn đề này luôn luôn là một canh bạc. Điều quan trọng là phân tích nguy cơ và kết quả. Những điều có nguy cơ cao nhưng cho kết quả thấp nên bị loại trừ khỏi lối chơi của bạn, đặc biệt là khi có nhiều sự đe dọa.
Bài viết này sẽ dừng ở đây, trong phần tiếp theo, tôi sẽ phân tích một trong những game đấu của tôi, và giải thích các quyết định trong vòng 5-10 phút đầu tiên, cùng với kết quả nhận được vào mid-late game.
Theo VNE
Hàng loạt top team DOTA 2 được mời đến Hàn Quốc thi đấu
Giải OGN DOTA 2 Invitational Super Match sẽ được tổ chức kéo dài một tháng với bốn đại diện của Hàn Quốc và tám đội game quốc tế khác.
Đất nước của eSport đã bắt đầu với DOTA 2 chuyên nghiệp, và làm điều đó một cách hoành tráng. Trong khi các giải đấu của Nexon tổ chức với tổng số giải thưởng lên tới một triệu USD đang liên tục diễn ra, thêm một tên tuổi lớn nữa của Thể thao điện tử Hàn Quốc đã quyết định bước vào DOTA 2 khi OnGameNet công bố giải đấu quốc tế đầu tiên được tổ chức ở nước này với hàng loạt những cái tên đình đám.
Giải OGN DOTA 2 Invitational Super Match sẽ được tổ chức kéo dài một tháng với bốn đại diện của Hàn Quốc và tám đội game quốc tế khác. Tuy nhiên, thể thức của giải đấu cũng khá đặc biệt, theo phong cách "thách đấu", với một nhóm các đội quốc tế sẽ tới Hàn Quốc thi đấu với các team chủ nhà trong một tuần và sau đó được thay thế bằng một nhóm khác. Tuần đầu tiên của giải sẽ bắt đầu từ ngày 28 tháng Mười và chi tiết về giải thưởng vẫn chưa được ban tổ chức công bố.
Các đại diện cho nước chủ nhà sẽ là bốn đội đứng đầu của giải Nexon Sponsor League đang diễn ra. Vòng loại của giải đấu này đã thu hút hàng trăm đội DOTA 2 đến tham dự nhằm tìm kiếm một cơ hội nhận được hợp đồng tài trợ của Nexon - nhà phát hành DOTA 2 tại Hàn Quốc, cùng với giải thưởng lên tới 300 nghìn USD. Trong đó có những cái tên đáng chú ý như FXOpen, StarTale hay Eye of Tiger.
Nexon Sponsorship League thu hút được sự quan tâm của nhiều game thủ Hàn Quốc.
Danh sách khách mời hiện tại đã có tên của Fnatic, Team Dignitas, Virtus.Pro, Team Liquid, Rattlesnake.int và DK. Chi phí cho các đội tới và tham dự giải sẽ được tài trợ bởi ban tổ chức. Có thể dễ dàng nhìn thấy mức độ đầu tư rất lớn của Hàn Quốc vào DOTA 2 qua giải đấu này. Để mang được tất cả các đội từ khắp thế giới đến nước này thi đấu chắc chắn cần một khoản tiền không nhỏ. Vì thế, dù chỉ đang chập chững bước những bước đầu tiên trên đấu trường của DOTA 2, hãy coi chừng, người Hàn Quốc có thể sẽ là thế lực mới trong tương lai gần.
Tiếp sau TI3 là nhiều giải LAN quốc tế liên tục được tổ chức.
OnGameNet là một tổ chức eSports danh tiếng và là đối thủ cạnh tranh chính của GOMTV tại Hàn Quốc. Họ từng được biết tới bởi hệ thống giải OGN StarLeague và ProLeague dành cho StarCraft và hiện tại đang tổ chức nhiều giải đấu khác cho League of Legends.
Theo VNE
Bốn gã khổng lồ của DOTA 2 chuyên nghiệp hiện nay Sau khi DOTA 2 TI3 kết thúc, kéo theo hàng loạt những vụ chuyển nhượng đình đám, mỗi đội game đều muốn đưa những player xuất sắc về với đội của mình. Mặc dù vậy, chúng ta có thể dễ dàng điểm danh những gương mặt đang vượt xa so với các đội game còn lại, những đội có thể được coi là...