Thảo luận nhiều vấn đề then chốt tại diễn đàn về chuyển đổi số nông nghiệp
Với chủ đề “Bắt kịp các xu thế thị trường, phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch và hậu đại dịch COVID-19″, Diễn đàn quốc tế Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam 2021 là diễn đàn kinh tế nông nghiệp có quy mô quốc gia, quốc tế, để thảo luận các vấn đề then chốt, chiến lược về nông nghiệp của Việt Nam đặt trong bối cảnh khu vực và thế giới.
Vải thiều Thanh Hà được bán tại siêu thị Thanh Bình Jeune ở Paris (Pháp). Ảnh: Linh Hương/Pv TTXVN tại Pháp
Diễn đàn là nơi diễn ra các hoạt động đối thoại chính sách công – tư giữa Chính phủ và khu vực tư nhân, cùng các bên liên quan. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo diễn ra sáng 10/9, theo hình thức trực tuyến.
Diễn đàn “ Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam 2021: Bắt kịp các xu thế thị trường, phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch và hậu đại dịch COVID-19″ do Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) và Báo Điện tử Tin nhanh Việt Nam (VnExpress) tổ chức ngày 16/9/2021. Diễn đàn dự kiến thu hút hơn 1 nghìn đại biểu dự với hai phiên thảo luận:
Khai mạc và định hướng chính sách; Định hình nông nghiệp số Việt Nam đến năm 2035. Trong khuôn khổ Diễn đàn, Triển lãm quốc tế nông nghiệp Việt Nam 2021 (AgriTech Expo 2021) cũng được tổ chức theo hình thức trực tuyến và thực tế ảo.
Video đang HOT
Với chủ đề “Định hình Nông nghiệp số Việt Nam đến năm 2035″, phiên toàn thể sẽ tập trung thảo luận các khó khăn và thuận lợi cho chuyển đổi số tại Việt Nam: tình hình quốc tế cũng như Việt Nam, dịch COVID-19, biến đổi khí hậu; đứt gãy của các chuỗi cung ứng tại các địa phương Việt Nam: thực trạng và giải pháp; các cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam bứt phá; hướng đi chiến lược nhằm phát triển nền nông nghiệp trong bối cảnh mới: chuyển đổi số. Tiếp đến là giải pháp và nguồn lực cho nông nghiệp số Việt Nam: doanh nghiệp nông nghiệp phải làm gì để phát triển bền vững trong một thị trường biến động và nhiều rủi ro.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đăng Xuân, chuyên gia chuyển đổi số, giảng viên trường đại học Hiroshima, Nhật Bản sẽ chia sẻ về việc ứng dụng công nghệ cao và kinh nghiệm chuyển đổi số trong nông nghiệp của Nhật Bản và những kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. Cùng với đó là chia sẻ của các chuyên gia kinh tế nông nghiệp tại Isarel và Hà Lan về ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp tại Isarel; chuyển đổi số trong nông nghiệp và kinh nghiệm số hóa tại Hà Lan.
Bên cạnh các phiên thảo luận, Diễn đàn sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua Triển lãm Nông nghiệp thực tế ảo. Triển lãm đã nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp cũng như các sở, ban, ngành địa phương, điển hình là gian hàng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã lên kệ và thu hút được sự chú ý từ nhiều phía. Trong thời gian tới, triển lãm sẽ mở rộng thêm các gian hàng quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu kết nối giao thương trong và ngoài nước, tạo điều kiện tìm kiếm đối tác chất lượng và thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19 đang gây cản trở kinh doanh và mở rộng thị trường.
Đặc biệt, đây cũng là Diễn đàn quốc tế Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ thực tế ảo. Các bài tham luận của lãnh đạo, chuyên gia, đặc biệt là những chuyên gia quốc tế sẽ được kết nối từ xa. Đại biểu tham dự có thể đặt câu hỏi trực tiếp trong Diễn đàn thông qua các tính năng được tích hợp tại sự kiện.
Đại diện đơn vị phối hợp tổ chức Diễn đàn, Cục trưởng Cục Ngoại vụ Trần Thanh Huân cho biết, trên tinh thần ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, Cục Ngoại vụ nói riêng, Bộ Ngoại giao nói chung có chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp cả nước và người dân trong phát triển kinh tế. Bộ Ngoại giao kỳ vọng, thông qua Diễn đàn này, với sự tham gia của các đối tác nước ngoài và các chuyên gia hàng đầu quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, sẽ có nhiều bài học, thành công trong lĩnh vực nông nghiệp được chia sẻ, đặc biệt là về ứng dụng công nghệ cao vào khâu sản xuất và quy trình tiêu thụ sản phẩm, từ đó, tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển.
Thông qua các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có thể mở rộng quan hệ hợp tác, tìm kiếm những cơ hội thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Ban Tổ chức, sự kiện sẽ là nơi gặp gỡ trực tuyến, đối thoại công – tư quy mô quốc gia và quốc tế; nhằm đặt ra những vấn đề cấp thiết cho nền nông nghiệp Việt Nam với những giải pháp đột phá, tạo lực đẩy cho sự hồi phục tăng trưởng trong bối cảnh Việt Nam và thế giới vẫn đối mặt nhiều thách thức bởi đại dịch COVID-19.
Sẵn sàng ứng phó với bão Conson và mưa lớn
Hiện nay ở vùng biển Đông Nam Philippines đang xuất hiện cơn bão Conson với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; dự báo bão sẽ đi vào khu vực phía Bắc biển Đông trong đêm 8/9 đến ngày 9/9 và có khả năng mạnh thêm.
Bão có khả năng đổ bộ vào miền Bắc nước ta và gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng ở các tỉnh, thành phố miền Bắc.
Để sẵn sàng ứng phó với diễn biến của bão và mưa lớn những ngày tới trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trong khu vực, ngày 7/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Y tế, Công an, Giao thông Vận tải và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và các địa phương khu vực Bắc Bộ chỉ đạo thực hiện việc rà soát phương án ứng phó và triển khai công tác phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Công điện số 1107/CĐ-TTg ngày 31/8/2021 và văn bản số 1100/TTg-NN ngày 23/8/2021), Sổ tay hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 16/QĐ-TWPCTT ngày 23/8/2021 và các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là phương án sơ tán đảm bảo an toàn. Trường hợp xảy ra bão mạnh, mưa, lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đảm bảo phòng, chống dịch và an toàn thiên cho các địa điểm sơ tán.
Tuyến biển và ven bờ cần theo dõi chặt chẽ các bản tin về bão; thông báo cho các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết biễn biến của bão để chủ động phòng tránh, đảm bảo an toàn và có kế hoạch sản xuất phù hợp; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho phương tiện và cho người trên các tàu thuyền vận tải, tàu thuyền đánh cá vãng lai; sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công; an toàn cho nhân dân trên các đảo ven biển; tổ chức gia cố nhà ở, các công trình công cộng; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng của bão; duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.
Vùng đồng bằng cần sẵn sàng phương án vận hành công trình tiêu úng, đề phòng ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra mưa lớn.
Khu vực miền núi cần triển khai lực lượng xung kích để kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn; chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm lò, khu khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính; tổ chức trực ban, thường xuyên tổng hợp báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo hàng ngày để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Ban Chỉ đạo.
Các bộ, ngành, đơn vị liên quan, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện; thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công sửa chữa; bảo vệ sản xuất nông nghiệp; kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt; sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn theo đề nghị của địa phương khi có yêu cầu; đặc biệt là các khu vực sơ tán tập trung để đảm bảo an toàn phòng , chống dịch COVID-19 và tạo điều kiện cho lực lượng phòng, chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ.
Bộ Công Thương: Việt Nam chưa quy định cấm ethylene oxide trong thực phẩm Bộ Công Thương cho biết, hiện chưa có quy định nào của Việt Nam cấm dùng ethylene oxide trong nông nghiệp, thực phẩm nhưng doanh nghiệp cần kiểm soát chất này. Theo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), quy định về dư lượng chất ethylene oxide (EO) trong thực phẩm trên thế giới khác nhau. Hiện, Việt Nam cũng chưa...