Thảo luận bán vũ khí sát thương cho VN đang “ấm dần lên” tại Mỹ
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bob Corker cho biết, việc bãi bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được đề cập cởi mở hơn và “đang ấm dần lên” trong các cuộc thảo luận tại quốc hội Hoa Kỳ.
Ngày 5/8, Thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa kỳ, đã có cuộc gặp gỡ với báo giới tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội trong khuôn khổ chuyến thăm của ông đến Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên ông Corker đến Việt Nam, sau đó, ông sẽ đến Singapore, Malaysia và Philippines.
Thượng nghị sĩ Bob Corker tại buổi gặp gỡ báo giới ngày 5/8 (Ảnh Nam Hằng)
VietnamNet: Hoa Kỳ đang xem xét rỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam Liệu. Việc này sẽ được thực hiện trong năm sau khi hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao hay không? Mức độ ủng hộ của các nghị sĩ với vấn đề này như thế nào?
Chủ đề trên đã được đề cập trong các cuộc gặp gỡ của tôi với các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Về việc bán vũ khí sát thương trực tiếp cho Việt Nam, theo tôi quan sát, hiện nay đang có sự cởi mở hơn và vấn đề này đang “ấm dần lên” trong các cuộc thảo luận tại quốc hội Hoa Kỳ.
Tôi cho rằng mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đang ở giai đoạn phát triển.
Lao động: Dự luật bãi bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hiện đang lưu hành trong quốc hội Hoa Kỳ? Tiến trình và thủ tục pháp lý của dự luật đó như thế nào?
Ở Hoa Kỳ, việc bán những mặt hàng cho một nước khác mà cần phải có sự thông qua của quốc hội thì chính phủ sẽ phải gửi một đề nghị cho quốc hội và sau đó thành viên chủ chốt của thượng nghị viện và hạ nghị viện sẽ ký.
12-18 tháng nữa sẽ kết thúc đàm phán TPP
Tại cuộc gặp gỡ với báo giới, Thượng nghị sĩ Bob Corker cũng nhận được sự quan tâm của phóng viên về việc đàm phán TPP. Ông nói: “Cá nhân tôi lạc quan Việt Nam và Hoa Kỹ sẽ đi đến thỏa thuận cuối cùng về TPP trong 12-18 tháng nữa”.
VTV1: Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ hiện đang phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, liệu Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, việc kiện chống bán phá giá có giảm hay không?
Vấn đề TPP, thực tế sẽ có liên quan đến tư cách nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam, liên quan đến kiện bán phá giá. Điều này cũng được nêu ra trong cuộc gặp của tôi với các quan chức Việt Nam.
Video đang HOT
Việt Nam đang lo ngại về thực hiện các hiệp định thương mại, tiến tới hội nhập vào các hiệp định tự do hóa thương mại, nhưng lại gặp vướng mắc về cách giải quyết những vụ kiện chống bán phá giá. Đây sẽ là vấn đề cần phải được xử lý trong tương lai.
Tôi muốn nói thêm rằng tác động TPP đối với các vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến quy chế nền kinh tế phi thị trường vì điều này liên quan đến các doanh nghiệp quốc doanh họ sẽ cạnh tranh thế nào. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến bán phá giá sẽ phải được hai nước tiếp tục thảo luận với nhau. Khi chúng ta ký kết TPP thì điều này vẫn tiếp tục được bàn.
Dân trí: Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 4/8, ông có bày tỏ mong muốn, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như các nước khác sớm hoàn tất đàm phán TPP. Vậy Hoa Kỳ sẽ có sự linh hoạt gì cho Việt Nam trong đàm phán TPP? Theo ông, Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy đàm phán TPP?
Tôi rất ấn tượng với những nhà đàm phán hàng đầu của Việt Nam về đàm phán TPP. Những nhà đàm phán của VN đã gặp gỡ với tôi đã nhấn mạnh rằng cần có sự cân bằng lợi ích, cũng như cần phải có sự linh hoạt trong đàm phán TPP.
Họ cũng đề nghị Hoa Kỳ xem xét thực tế Việt Nam đang ở vị trí nào trong quá trình phát triển. Còn về phía Hoa Kỳ, chúng tôi quan tâm đến tài sản trí tuệ cũng như quyền tiếp cận thị trường.
Sắp tới vào tháng 11 chúng tôi sẽ có một cuộc bầu cử, và vì vậy tôi cho rằng mối quan tâm đến việc hoàn tất TPP cũng như giải quyết các vấn đề khó khăn sẽ được tập trung vào sau kỳ bầu cử.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bob Corker ngày 5/8 (Ảnh TTXVN)
Hoa Kỳ sẽ có quan điểm rõ ràng hơn về vấn đề Biển Đông
Trung Quốc vừa bác bỏ đề xuất của Hoa Kỳ và Philippines về việc đóng băng việc xây dựng những công trình trên Biển Đông, quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề này như thế nào?
Tôi cho rằng tất cả các bên liên quan đều phải dừng hành động mang tính khiêu khích cho đến khi có một thỏa thuận mới. ASEAN cần phải thống nhất, phải đoàn kết để bàn cách giải quyết vấn đề trên Biển Đông một cách bình tĩnh nhất.
Hiện nay một số ý kiến cho rằng có sự mơ hồ nhất định trong chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ nên Trung Quốc có sự hung hăng trên Biển Đông và biển Hoa Đông, xin ông cho biết bình luận về nhận định này?
Tôi phải thừa nhận rằng, có sự mập mờ trong quan điểm của Hoa Kỳ và không như tôi mong đợi. Tôi cũng cảm nhận được rằng, đối với khu vực Đông Nam Á, họ nhìn thấy vai trò của Hoa Kỳ rõ ràng hơn ở khu vực Thái Bình Dương. Tôi hi vọng rằng, trong thời gian tới, mọi người sẽ thấy có quan điểm rõ ràng hơn của Hoa Kỳ và sự mập mờ sẽ giảm đi.
Mục tiêu của Hoa Kỳ cũng như của Việt Nam và ASEAN đều giống nhau là sự phát triển thịnh vượng, công dân của các nước sẽ có tiêu chuẩn sống cao hơn và hiệp định TPP sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
Lao động: Gần đây, thượng viện Hoa Kỳ có ra nghị quyết về an ninh hàng hải ở Biển Đông, nghị quyết đó có giá trị pháp lý hay không? Nghị quyết này có thể dẫn đến một sự trừng phạt nào đó cho Trung Quốc không nếu Trung Quốc cản trở anh ninh hàng hải ở Biển Đông không, thưa ông?
Nghị quyết của thượng viện không có hiệu lực về pháp lý, không có sức mạnh về pháp luật mà chỉ là bày tỏ quan điểm, sự cảm nhận của các thượng nghị về cách họ nhìn nhận vấn đề.
Về việc giải quyết vấn đề này thế nào phải liên quan đến một quá trình pháp lý, đây là quyết định của Việt Nam. Việt Nam có nhiều phương án để lựa chọn nhưng VN chưa đưa ra quyết định.
Nam Hằng
Theo NTD
Học giả Mỹ: TQ "tham lam đến trơ trẽn" ở Biển Đông
Các học giả quốc tế đồng loạt lên án sự hung hăng của TQ ở Biển Đông và kêu gọi Mỹ quyết liệt hơn.
Trong một hội thảo kéo dài 2 ngày diễn ra gần đây ở Washinton DC (Mỹ), các học giả và nhà hoạch định chính sách đều nhất trí rằng Trung Quốc đang trở thành một mối hiểm họa cho sự ổn định của khu vực Đông Nam Á, và các hành động khiêu khích của Bắc Kinh cần phải được ngăn chặn.
Trong Hội thảo Biển Đông lần thứ tư do Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tổ chức, các học giả đều chỉ rõ rằng Trung Quốc sẽ tìm cách hiện thực hóa tham vọng lãnh thổ ngông cuồng của họ trong tương lai gần.
Các học giả tham dự Hội thảo Biển Đông vừa diễn ra tại Mỹ
Bởi vậy, nghị sĩ Mike Roger, Chủ tịch Ủy ba Tình báo Hạ viện Mỹ nhấn mạnh: "Bây giờ là lúc để thay đổi cách thức đối thoại và giảm bớt những từ ngữ mang tính ngoại giao trong các bài phát biểu của chúng ta."
Nghị sĩ Roger cáo buộc Trung Quốc "tham lam, hung hăng đến trơ trẽn" trong tham vọng kiểm soát lãnh thổ và nguồn tài nguyên trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ phải thẳng thắn hơn, quyết liệt hơn trong cách đối phó với Trung Quốc.
Gần đây, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày càng tỏ ra quyết liệt trong việc chỉ trích các hành động ngang ngược của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh giải thích tuyên bố về đường chín đoạn phi lý của họ theo các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế.
Mặc dù Mỹ không phải là nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông, song Washington nhấn mạnh họ có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên vùng biển chiến lược này.
Các quốc gia trong khu vực ngày càng lo lắng trước việc Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam hay đào đắp biến bãi cạn thành đảo để thiết lập quyền kiểm soát đối với những vùng biển mà Bắc Kinh vơ vào là lãnh thổ của mình.
Sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông khiến cộng đồng quốc tế lo ngại
Ngoại giao thiếu nhất quán Mỹ - Trung: Biển Đông vẫn nóng
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam cáo buộc Trung Quốc gia tăng các đòi hỏi chủ quyền bằng cách làm phức tạp thêm vấn đề tại biển Đông bằng nhiều hình thức.
Tiến sĩ Thủy cho rằng Trung Quốc giờ đây đang coi Biển Đông là "ao nhà" của mình, khi tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo trên vùng biển này cũng như đối với cả phần lãnh thổ dưới mặt nước. Bắc Kinh còn đòi "ôm trọn" khoảng 2000 xác tàu đắm dưới đáy Biển Đông và đòi thực thi hoạt động nghiên cứu tại đây.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy cho rằng Trung Quốc đang áp dụng chiến lược "bắp cải" và "tằm ăn dâu" để dần dần lấn chiếm các đảo và đối phó với từng nước một, bắt đầu từ Philippines, tới Việt Nam nhằm phục vụ cho tham vọng lãnh thổ của họ.
"Mỹ có thể kìm hãm tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc"
Ngoài ra, chuyên gia này còn cáo buộc Trung Quốc đang làm thay đổi hiện trạng tại quần đảo Trường Sa bằng cách xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma để tiến đến những bước xa hơn trong tương lai nhằm kiểm soát khu vực biển Đông.
Nhất trí với phát biểu của Tiến sĩ Thủy, nghị sĩ Roger kêu gọi Mỹ tăng cường hợp tác quân sự và chia sẻ tình báo với các quốc gia trong khu vực để "đẩy lùi Trung Quốc" nhằm cho Bắc Kinh thấy rằng họ không phải là cường quốc duy nhất thống trị khu vực.
Ông Roger tuyên bố: "Bất cứ lực lượng quân sự nào trên thế giới dùng sức mạnh để đi bắt nạt, đe dọa và gây bất ổn đối với nền kinh tế thế giới đều đi ngược lại với lợi ích quốc gia của Mỹ cũng như các đồng minh và bạn bè."
Mỹ cần phải quyết liệt hơn, thẳng thắn hơn để răn đe Trung Quốc trên Biển Đông
Theo ông Roger, mặc dù Mỹ đang phải bận tâm đến nhiều điểm nóng khác trên khắp thế giới, song Trung Quốc không nên thách thức quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và thương mại trên Biển Đông.
Ông Patrick Cronin, giám đốc Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) cho rằng Washington và các đồng minh cần phải cho Trung Quốc thấy rõ cái giá mà họ phải trả cho những hành vi ngang ngược của mình.
Chuyên gia này phát biểu: "Chúng ta phải cho lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng việc đơn phương thay đổi hiện trạng và sử dụng vũ lực là không thể chấp nhận được. Bởi vậy, Mỹ rất cần thiết phải tăng cường hợp tác với các đối tác trong khu vực như Nhật, Philippines, Việt Nam, Malaysia và nhiều nước khác."
Theo ông Cronin, điều này sẽ ngăn chặn được nỗ lực của Trung Quốc nhằm biến sức mạnh kinh tế của họ thành một đòn bẩy gây áp lực với các nước láng giềng để áp đặt luật chơi trên Biển Đông.
Hội thảo trên của CSIS được tổ chức trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc Diễn đàn Đối thoại và Chiến lược thường niên ở Bắc Kinh, nơi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hối thúc Trung Quốc tôn trọng các quy tắc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Theo Khám phá
Bóc trần âm mưu bản đồ 'đường 10 đoạn' của Trung Quốc TQ công bố bản đồ dọc để kiểm tra phản ứng các nước láng giềng và dùng bản đồ này để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Tân Hoa Xã đã đăng tải nhiều hình ảnh về tấm bản đồ mới do Nhà xuất bản Bản đồ Hồ Nam phát hành với chú thích ngang ngược rằng "các...