Thảo dược trị viêm dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống trong y học cổ truyền, do lớp niêm mạc dạ dày xuất hiện những vùng bị loét.
Chè dây – Ảnh minh họa
Người bệnh cảm thấy đau cồn cào như thắt lại mỗi khi đói; đau vùng thượng vị đi kèm là cảm giác buồn nôn, trướng bụng, ợ hơi, ợ chua… Các thảo dược điều trị viêm dạ dày rất phong phú, có giá trị điều trị nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh việc dùng thuốc để dự phòng và điều trị bệnh lý này trong cộng đồng, chế độ ăn uống, làm việc, học tập có vai trò rất quan trọng.
Cần thực hiện tốt chế độ ăn uống: dinh dưỡng phải đầy đủ và cân đối, không nên ăn, uống quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, thức ăn nhiều chất béo. Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya. Không nhịn đói cũng không ăn vội. Hạn chế uống rượu, bỏ hút thuốc lá. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, tránh làm việc quá sức, giảm căng thẳng lo âu.
Các thảo dược trị viêm loét dạ dày:
Chè dây: Có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, cắt cơn đau, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè dây từ 8 đến 15 ngày.
Theo kinh nghiệm dân gian, chè dây có giá trị về mặt dược liệu rất quý; giúp cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dễ liền sẹo; giúp tiêu hoá tốt, ăn uống ngon miệng, dễ ngủ, những người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng uống một thời gian dài thấy bệnh đỡ dần và hết đau.
Cao chè dây không gây ngộ độc cấp tính, không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, cổ truyền và sinh sản khi dùng thuốc trong thời gian dài. Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng đều cho thấy chè dây không thấy có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng.
Chè dây thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả, đem về rửa sạch cắt nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước đun sôi như pha chè uống thay nước. Phơi khô có mùi thơm nhẹ. Sau khi sao, mùi thơm càng rõ hơn. Nước chè dây có vị hơi ngọt, uống rất dễ chịu…
Video đang HOT
Chè dây thuộc tính “hàn lương” (mát lạnh). Ngày dùng 20-30g, sắc uống thay trà hàng ngày. Mỗi đợt uống liên tục từ 15-20 ngày.
Dạ cẩm: có tác dụng làm giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại, người bệnh có cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng. Ngoài ra, dạ cẩm còn được dùng trị bệnh ngoài da, viêm loét miệng, nhiệt miệng.
Trong Đông y, có nhiều cách sử dụng dạ cẩm chữa đau dạ dày như dùng dạng thuốc sắc, cao dạ cẩm hay siro, cách dùng qua nghiên cứu và ứng dụng tại bệnh viện như sau:
Dạng thuốc sắc: Lá dạ cẩm khô 10 – 20g, sắc uống, có thể thêm đường cho dễ uống, ngày uống 2 – 3 lần, uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau.
Cao dạ cẩm: lá dạ cẩm khô 3,5kg, đường kính 1kg, mật ong 500ml. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho đường vào đánh tan, cô lại. Cuối cùng, cho mật ong vào đóng thành chai dùng dần. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15ml, uống trước khi ăn hoặc khi đau.
Cốm dạ cẩm: bột dạ cẩm 3,5kg, cam thảo 0,5kg, đường kính 1kg, tá dược vừa đủ dính (hồ, nếp), thêm đường và sacarin vừa đủ ngọt. Ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần dùng 10 – 15g; trẻ em dưới 18 tuổi uống 5 – 10g.
Bạch truật có công dụng phòng chống và điều trị viêm loét dạ dày, giảm nhanh các cơn đau, giảm cảm giác nóng rát vùng thượng vị, trợ giúp tiêu hóa, ăn ngon miệng. Điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá như táo bón, đi lỏng, ợ chua, ợ hơi.
Giảm lượng dịch vị dạ dày tiết ra trong khi không làm giảm lượng axit tự nhiên có trong dịch vị dạ dày. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu của y học hiện đại và y học cổ truyền cho thấy: các thành phần hóa học có chứa trong cây bạch truật có tác dụng kháng viêm, chống phù nề, tăng cường khả năng tiết mật, thúc đẩy chức năng giải độc gan, chống viêm nhiễm. Nước sắc từ cây bạch truật có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt, ức chế sự đông máu.
Đông y và dân gian có nhiều cách sử dụng cây bạch truật chữa bệnh đau dạ dày khác nhau. Dùng sống: sắc hoặc tán thành bột uống. Ngày uống 6-12g.
DS. Nguyễn Thị Hồng
Theo SK&ĐS
Sáng vừa ngủ dậy đừng uống những loại nước này nếu không muốn dạ dày bị tổn hại
Vừa ngủ dậy đã uống những thứ nước này chỉ làm máu khó lưu thông và nếu không cẩn thận còn làm tăng nguy cơ đột quỵ vào buổi sáng.
Việc uống nước vào buổi sáng có thể giúp kích hoạt nguồn năng lượng trong cơ thể của bạn, từ đó làm tăng độ ẩm trong máu và làm máu lưu thông tốt hơn. Do đó, cốc nước đầu tiên của buổi sáng rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý tới cốc nước này. Thậm chí, có người còn vô tư mở tủ lạnh thấy có nước gì là mang ra uống ngay. Điều này chẳng những không mang đến lợi ích gì cho sức khỏe mà còn gây tổn hại dạ dày theo thời gian. Do đó, bạn nên chú ý tránh uống những loại nước sau vào buổi sáng.
Nước đá
Theo thói quen riêng, rất nhiều người thường uống nước đá lạnh như một cách để giải tỏa cơn khát. Vậy nhưng, nước đá lạnh lại chính là nguyên nhân gây co mạch niêm mạc dạ dày, từ đó làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu. Đồng thời, chức năng tiêu hóa cũng sẽ gặp ảnh hưởng, gây co thắt đường tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy.
Bên cạnh đó, nước đá lạnh cũng có thể gây kích ứng cổ họng, dị ứng với cảm lạnh, từ đó dẫn đến những vấn đề như viêm họng, ho lâu ngày...
Nước hoa quả đóng chai
Không riêng gì nước hoa quả đóng chai mà những lon nước ngọt hay lon cà phê pha sẵn cũng không phải là loại đồ uống bạn nên thưởng thức vào sáng sớm. Bởi những loại đồ uống này không có tác dụng cấp nước mà thậm chí còn làm tăng tần suất đi tiểu trong ngày nhiều hơn. Hậu quả là cơ thể của bạn sẽ ở trong tình trạng thiếu nước suốt cả ngày.
Nước muối pha loãng
Nhiều người lại có suy nghĩ uống nước muối pha loãng vào buổi sáng nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Do buổi sáng, huyết áp trong cơ thể tăng lên, độ nhớt của máu cũng tăng. Nếu uống nước muối lúc này sẽ làm khô miệng, huyết áp tăng cao hơn và gây hại cho sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, lượng muối tối thiểu mà bạn nên tiêu thụ chỉ khoảng 6gr/ngày. Vậy nên, nếu hấp thụ quá nhiều muối thì cơ thể sẽ gia tăng thêm gánh nặng cho tim mạch.
Nước trà xanh
Trà xanh có thể giúp lợi tiểu và ngăn chặn nguy cơ lão hóa sớm. Nhưng việc uống vào buổi sáng, nhất là khi bụng đang trống rỗng sẽ làm cơ thể mệt mỏi, lờ đờ. Còn uống quá nhiều lại dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa.
Vậy nên uống gì vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy?
Nước ấm chính là sự lựa chọn tốt nhất vào sáng sớm. Bởi trong nước ấm có phần nhiệt độ vừa đủ giúp kích hoạt cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý uống một ngụm nước từ từ chứ không nên quá gấp gáp vì dễ làm hỏng lá lách và dạ dày.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Đau dạ dày khi không ăn sáng là bệnh gì? Tôi hay đau dạ dày vào buổi sáng và trưa khi chưa ăn sáng, đau quặn nếu ăn nhiều. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì?(Phương) Ảnh minh họa Trả lời: Khi bị đau dạ dày, bạn cần đến cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm, thủ thuật lâm sàng để có thể chẩn đoán chính xác bệnh và...