Thanos – Từ nhân vật “vay mượn” của DC Comics đến phản diện tuyệt vời nhất trong lịch sử phim ảnh
Bạn có biết rằng Gã Titan điên loạn Thanos – phản diện chính trong 2 bộ phim mang tính lịch sử của Marvel – là nhân vật được vay mượn từ DC? Nhưng liệu đó có quan trọng hay không?
Ngay khi vừa ra mắt hồi tháng 4 năm ngoái, Infinity War ngay lập tức tạo nên cơn sốt phòng vé và mang về hơn 2 tỉ USD. Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của bộ phim, như bộ đôi đạo diễn tài năng Joe và Anthony Russo, dàn diễn viên “khủng” hay kỹ xảo mãn nhãn,… Nhưng một nhân tố đóng vai trò cực kì quan trong trong tác phẩm này và cả phần kế tiếp là Avengers: Endgame ( Avengers: Hồi Kết) chính là phản diện Thanos (Josh Brolin). Khác hoàn toàn với nhiều ác nhân đã xuất hiện ở các bộ phim của Marvel trước đó, tên Titan điên loạn được đánh giá rất cao, thậm chí được trao danh hiệu “phản diện tuyệt vời nhất trong các bộ phim siêu anh hùng”.
Trailer 2 “ Avengers: Endgame”
Xuất thân là một nhân vật được “mượn” từ DC
Marvel và DC là 2 hãng kỳ phùng địch thủ, không đội trời chung nhưng có rất nhiều nhân vật vay mượn từ nhau. Thanos là một ví dụ điển hình khi được tác giả Jim Starlin sáng tác vào năm 1973 để trở thành phản diện trong cuốn truyện The Invincible Iron Man #55. Tên của gã được lấy từ vị thần chết Hy Lạp Thanatos, tương tự như anh trai của hắn là Eros.
Nhiều bạn đọc lúc bấy giờ đã thấy được rằng vẻ bề ngoài cũng như sức mạnh của Thanos có nhiều điểm giống với Darkseid – một nhân vật của DC Comics được công bố 3 năm trước đó bởi Jack Kirby. Ông cũng là tác giả truyện tranh tài năng đã tạo ra các siêu anh hùng “cốt cán” của Marvel như Captain Marvel, Hulk, Thor, Silver Surfer,…
Darkseid – nguyên mẫu của Thanos trong DC Comics
Nhưng theo tác giả Jim Starlin thì dự tính ban đầu của ông dành cho Thanos lại hoàn toàn khác. Ông thừa nhận rằng loạt nhân vật của hành tinh Titan được xây dựng dựa trên ý tưởng về các vị New Gods (Tân Thần) của Jack Kirby, nhưng Thanos lúc đầu chỉ là một kẻ lang thang vũ trụ để tìm kiếm tri thức. Sự giống nhau giữa 2 nhân vật chỉ hiện ra khi biên tập viên Roy Thomas gợi ý Starlin nên cho Thanos một vẻ ngoài mạnh mẽ hơn, để hắn không những có trí tuệ phi thường mà còn có thể chất khó bì được.
Darkseid cũng từng mang Găng tay Vô cực một lần.
DC Comics cũng biết rõ điều này và đã cho nhân vật Darkseid một lần nhặt được Găng tay Vô cực (Infinity Gauntlet) – vũ khí tối thượng của Thanos – nhằm khai thác sức mạnh của 6 viên Đá Vô cực. Nhưng cuối cùng kẻ phản diện của DC lại không sử dụng được nó, và được trợ tá của mình thông báo rằng “Đây là vũ khí của một thực tại khác, nó vô dụng tại đây.”
Gã Titan điên “ác từ trong trứng”
Giống như rất nhiều nhân vật phản diện khác trong Thế giới truyện tranh siêu anh hùng, Thanos có một tuổi thơ rất “dữ dội”. Hắn được sinh ra trên Titan, 1 mặt trăng của sao Mộc và là con của A”lars và Sui-San. Do mắc một gen đột biến mang tên Devient, Thanos từ khi sinh ra đã xấu xí, có màu da xám xịt và thân hình nặng nề, cục mịch. Ngay lúc khìn thấy con, Sui-san đã nói rằng “Tôi nhìn thấy ác quỷ trong mắt của nó” và định lấy dao để lấy mạng hắn ngay trong phòng đẻ!
Mẹ của Thanos đã suýt lấy mạng hắn ngay từ khi đẻ ra.
Thanos bị gia đình lẩn tránh và dần dần thần tượng hình tượng cái chết và cả nữ thần cai quản cái chết – Mistress Death. Lớn lên, hắn ăn cắp một phi thuyền và du hành vũ trụ để đi tìm tay sai cũng như tu luyện sức mạnh bản thân. Khi trở lại quê hương, Thanos ném bom nguyên tử để lấy mạng hàng ngàn đồng bào trên Titan, dùng dao mổ xẻ người mẹ của mình. Sau khi thực hiện những hành động man rợn này, hắn được phong là Gã Titan điên loạn, tiếp tục đi lang thang để tìm cách thống trị vũ trụ.
Sức mạnh “bá đạo” không ai sánh bằng
Các siêu anh hùng Marvel đều “không có tuổi”.
Một trong những điều đáng gờm nhất của Thanos là sự toàn diện về cả về thể chất lẫn trí tuệ. Hắn có siêu sức mạnh vượt xa Thor, Silver Surfer, siêu tốc độ và phản xạ, sức bền không mệt mỏi, khả năng hồi phục nhanh chóng. Còn về mặt trí tuệ, hắn có IQ vượt mặt cả những nhân vật được đánh giá cao về đầu óc nhất của Marvel như Mr. Fantastic hay Doctor Doom.
Thanos còn chẳng ngán cả thực thể vũ trụ.
Vũ khí nổi tiếng nhất của Thanos là chiếc Găng tay Vô cực, có khả năng thu nhận được tất cả sức mạnh của 6 viên Đá Vô cực khiến các thực thể vũ trụ cũng bị đánh bại. Tên ác nhân cũng đã có lần thu nhận được Trái tim của Vũ Trụ (Heart of the Universe) để biến thành nhân vật quyền năng nhất.
MCU có quá nhiều phản diện nhạt nhẽo trước Thanos
Malekith được đánh giá là ác nhận kém nhất MCU.
Thanos là một nhân vật then chốt trong các bộ truyện của Marvel, nhưng truyện tranh và phim ảnh lại là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. Đã có nhiều nhân vật tuyệt vời nhưng khi lên phim lại không lấy lòng được người xem và trở nên lãng phí. Nhưng ngược lại, có những nhân vật không có tên tuổi nhưng qua bàn tay của những đạo diễn tài năng thì lại thành công.
Ronan bị đánh bại chỉ vì một… bài nhảy.
Marvel từ trước đến nay hay bị giới chuyên gia đánh giá thấp về các vai phản diện, gồm nhiều những nhân vật theo dạng “dùng một lần” và không để lại bất cứ ấn tượng gì cho người xem. Ta có thể điểm tên những nhân vật này như Obadiah Stane (Jeff Bridges) trong Iron Man (2008), Justin Hammer (Sam Rockwell) trong Iron Man 2(2010), Malekith (Christopher Eccleston) trong Thor: The Dark World, Alex Pierce (Robert Redford) trong Captain America: The Winter Soldier (2014) và Ronan (Lee Pace) của Guardians of the Galaxy (2014).
Nếu như không phải “fan cứng” của Marvel và xem đi xem lại các bộ phim nói trên, có lẽ bạn sẽ phải Google lại tên của những nhân vật này để biết được họ là ai. Đây quả thực là những vai phản diện rất đáng quên, chỉ là những ‘tấm lót đường’ trong cuộc phiêu lưu của các siêu anh hùng.
Alexander Pierce cũng không để lại quá nhiều dấu ấn.
Các bộ phim siêu anh hùng đều phải đi theo một cấu trúc đã định sẵn, đó là nhân vật chính phải ngăn chặn một kẻ xấu đang có một kế hoạch sẽ ảnh hưởng tới sự sống còn của nhân loại. Thế nhưng để có được một nhân vật phản diện đáng nhớ, thì kế hoạch này phải đi đến một mục đích xác thực, mà qua mắt nhìn của hắn thì đó là một mục đích đúng đắn. Nhưng các nhân vật trên lại có mục đích quá tầm thường như trả thù, kiếm lợi cho bản thân,…
Thanos – tên ác nhân khiến khán giả phải suy nghĩ
Nếu ai là fan của các bộ truyện tranh Marvel và đã đi xem Infinity War thì sẽ biết Thanos trong truyện và lên phim có 2 mục đích hành động khác nhau. Cả 2 đều chu du muôn nơi để đi tìm những viên Đá Vô cực nhằm làm tan biến một nửa sinh vật trong vũ trụ. Nhưng Thanos trong truyện làm điều này để gây ấn tượng với Mistress Death, kẻ hắn thầm thương trộm nhớ.
Mistress Death – người cai quản cái chết trong Vũ trụ Marvel
Trong khi đó, Thanos của MCU mong muốn đem lại cân bằng cho vũ trụ. Theo hắn thì tài nguyên trong vũ trụ là hữu hạn, nhưng các sinh vật sống đang sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng. Nền văn minh nhân loại cũng vì vậy mà sẽ lụi tàn.
Ta có thể thấy được, thứ khiến Thanos phải làm những điều xấu xa không phải vì muốn trở thành bá chủ mà để cứu vũ trụ khỏi sự diệt vong. Người xem càng đồng cảm với hắn khi các nhà làm phim mở ra một cảnh hồi tưởng trên hành tinh Titan. Nơi đây đã từng tồn tại một nền văn minh thịnh vượng, nhưng đã bị chấm dứt do vấn nạn đông dân nói trên.
Titan vốn là một hành tinh trù phú trước khi bị tàn phá.
Trên con đường đi đến mục đích của mình, Thanos cũng đã phải hi sinh rất nhiều điều, trong đó có cả Gamora (Zoe Saldana). Để có được viên Đá Linh hồn, hắn đã phải đổi mạng cô con gái cưng. Đến cuối phim, Thanos tái ngộ Gamora trong Thế giới Linh hồn (Soulworld), và được hỏi rằng đã đánh mất những gì để thực hiện kế hoạch, Thanos chỉ trả lời ngắn gọn: “Tất cả”.
Gamora – người con gái nuôi mà Gã Titan điên loạn yêu quý nhất
Chắc chắn nhiều người sẽ nói rằng tại sao hắn không sử dụng Găng tay Vô cực và các viên đá quyền năng của mình để tạo ra các tài nguyên mới thay vì làm việc tàn nhẫn là lấy mạng các sinh vật sống? Và đây chính là lý do tại sao Thanos là kẻ xấu: kế hoạch của những vai phản diện luôn luôn có các lỗ hổng, những thứ đi ngược với đạo đức tạo tiền đề để các siêu anh hùng phải ngăn chặn.
Thế nhưng ta cũng hoàn toàn hiểu được điều này. Thanos có cái tôi rất lớn khi tự nhận bản thân mình là một vị thần. Hắn cho mình là người đi tiên phong, và sẽ phải làm những điều trái với lẽ tự nhiên để tạo ra tương lai tươi đẹp hơn. Thanos cũng cho rằng vũ trụ này sẽ biết ơn khi kế hoạch của hắn trở nên thành công chứ không giữ mối căm hận. Trong mắt Thanos, hắn mới chính là siêu anh hùng của vũ trụ này!
Thanos là một thế lực nguy hiểm thực sự
Một nhân vật dù có kế hoạch hay đến mấy, nhưng không có sức mạnh để thực hiện thì cũng bằng không. Nhưng thứ này thì Thanos có thừa. Ngay từ đầu Infinity War, người xem đã được thấy khung cảnh tan hoang của con tàu chở người dân Asgard khi đối đầu với hạm đội của Thanos. Ngay sau đó, ta thấy được cảnh hắn một tay bẻ gãy cổ Loki (Tom Hiddleston), đánh tay đôi với Hulk (Mark Ruffalo) – một nhân vật được miêu tả là có sức mạnh cơ bắp vô đối ở các phim trước đó – mà không cần phải động tới bất cứ một viên đá vô cực nào.
Thanos dễ dàng đánh bại cả Hulk
Đối với những nhân vật phản diện trước đây, người xem có thể tự tin rằng chúng sẽ bị đánh bại trong cuối phim và siêu anh hùng sẽ chiến thắng mà không bị tổn hại quá nhiều. Nhưng trong Infinity War với sự hiện diện của Thanos thì không bất cứ siêu anh hùng nào an toàn cả, họ có thể bị lấy mạng một cách không thương tiếc. Chính sự lo sợ cho những siêu anh hùng mà người xem đã theo dõi và yêu quý suốt nhiều năm đã làm Thanos trở nên có giá trị hơn, là một mối hiểm họa thực sự.
Lẫn Vision chỉ bằng tay không.
Tất cả được đẩy lên đỉnh điểm trong những giây phút cuối phim, khi Thanos có mặt ở Trái đất. Mỗi bước đi của hắn là một siêu anh hùng ngã xuống, dù họ có sử dụng bất cứ quyền năng đặc biệt nào của mình đi chăng nữa. Hắn dùng tay không “bóc” được viên Đá Vô cực ra khỏi Vision (Paul Bettany) – một nhân vật được làm bằng Vibranium – thứ vật chất bền chắc nhất trên Trái đất.
Cú búng tay khiến các siêu anh hùng tan biến.
Người xem bàng hoàng khi các siêu anh hùng mà họ yêu thích biến mất bằng một cái búng tay của Thanos, trong khi hắn đã tẩu thoát thành công sang một hành tinh khác. Bộ phim bỗng trở thành một bộ phim về sự thành công và phô trương sức mạnh của Thanos. Đến Endgame, chắc chắn hắn vẫn sẽ giữ được sức mạnh “bá đạo” của mình và gây ra không ít khó khăn cho các siêu anh hùng. Liệu trái đất sẽ được cứu ra sao?
Tạm kết
Càng tìm hiểu, ta càng thấy Thanos là một nhân vật thú vị và có chiều sâu ở cả phiên bản trong truyện và phim ảnh. Đến đây thì khán giả đã trả lời được câu hỏi đầu bài về việc liệu Thanos xuất thân là “bản sao” của Darkseid có quan trọng hay không. Câu trả lời của bạn là gì? Endgame hiện đang công chiếu trên toàn quốc.
(Ảnh: Orlando Arocena)
Theo trí thức trẻ
Không phải bộ đồ hào nhoáng, đây mới là lý do khiến Iron Man trở thành Avengers được yêu thích nhất?
Khi được đặt ra câu hỏi ai là thành viên "giỏi nhất" của Avengers, Iron Manchính là cái tên đầu tiên được nhắc tới. Tony Stark là siêu anh hùng đầu tiên được giới thiệu và là trung tâm của các phần Avengers.
Vì vậy, anh ấy gần như chắc chắn sẽ là người đi đầu trong việc khôi phục lại sự cân bằng của vũ trụ trong Avengers: Endgame.
Sở dĩ khán giả thích Iron Man không phải vì anh ta là siêu anh hùng giỏi nhất, có những pha hành động hay nhất, thiết kế trang phục tuyệt vời nhất,... mà vì trong tất cả các anh hùng trong MCU, nhân vật của anh ta là người gần gũi nhất và thiết thực nhất với mọi người. Bởi vì ngay cả với địa vị là một thiên tài, tỷ phú, tay chơi, nhà từ thiện, nhân vật của anh vẫn là con người thần chất nhất.
Hãy nhìn những siêu anh hùng khác xung quanh Iron Man khi Avengers lần đầu kết hợp. Captain America dường như được sinh ra với ý thức đúng sai bẩm sinh, vì vậy thay vì các nhân vật, các bộ phim của anh ấy nói về thế giới xung quanh đối đầu với ý thức vững chắc như đá của anh ấy nhiều hơn. Bruce Banner liên tục gây chiến với chính mình, và thà tự chết đi nếu được đưa ra lựa chọn. Lỗ hổng nhân vật lớn nhất của Thor là sự kiêu ngạo của anh ta, thường được tạo ra để gây cười. Black Widow, Hawkeye và Nick Fury là những đặc vụ được tuyển dụng, họ được ra lệnh phải hoàn thành một mục tiêu nào đó và họ làm theo vì đó là công việc của họ.
Nhưng còn Tony thì sao? Anh ta không phải là một người lính, một chiến binh hay một thí nghiệm do nền khoa học tạo ra. Sau các bộ giáp và sự giàu có, anh ta chỉ là một chàng trai cố gắng làm điều tốt. Và anh ấy sẵn sàng sử dụng tất cả trí tuệ và tài nguyên của mình để đạt được mục tiêu đó, điều mà người hâm mộ có thể dễ dàng nhận được sau mỗi bộ phim. Thật không may, anh ấy không thật sự hoàn hảo.
Mặc dù anh mặc cảm việc tội lỗi của mình là thứ đưa anh ta trở thành Iron Man, nhưng điều đó cũng khiến anh lao đầu vào việc hỗ trợ Hiệp ước Sokovia vì liên quan trực tiếp đến việc tạo ra Ultron. Lòng tự ái của Tonykhiến anh khó làm việc và khiến tin rằng bản thân là người duy nhất có trí tuệ để bảo vệ thế giới. Nó là nguyên nhân dẫn đến kế hoạch của anh ta thất bại.
Ngoài ra, sự vô cảm của Iron Man cũng khiến anh gặp khó khăn. Tony say sưa lao vào đánh nhau với người bạn thân nhất của mình, khép mình khi anh ấy chết vì ngộ độc palladi, chiến đấu với các tổ chức khủng bố một cách bất chợt và xua đuổi mọi người trong khi bị PTSD. Tony không phải lúc nào cũng là một anh hùng vĩ đại.
Dựa trên cách khán giả nhìn anh ấy đối xử với mọi người, có thể khẳng định Tony không phải lúc nào cũng tốt. Thế nhưng sau mỗi lần vấp ngã, Iron Man luôn học hỏi và sửa những sai lầm của mình. Bằng cách cho anh ta rất nhiều sai sót, Marvel đã tạo ra vòng cung nhân vật hấp dẫn nhất trong lịch sử của mình.
Trong Iron Man, chúng ta thấy anh ta bắt đầu rũ bỏ lòng tự ái của mình khi anh ta hiểu được việc kinh doanh của mình trở nên nguy hiểm như thế nào. Trong Iron Man 2, anh mở ra ý tưởng hợp tác - cho phép bản thân hợp tác với Rhodey đồng thời củng cố mối quan hệ lãng mạn của anh với Pepper. Khi The Avengers ra mắt, chúng ta tận mắt chứng kiến anh ấy đã trưởng thành như thế nào, khi không do dự hy sinh bản thân mình để cứu sống hàng triệu người.
Nhưng điều này không còn nữa khi Iron Man 3 được tung ra, chúng ta thấy Tony vùi mình vào công việc để mang lại cho mình cảm giác an toàn nhưng cuối cùng anh ta chấp nhận rằng những bộ đồ không định nghĩa được bản thân anh. Sau đó, Tony chuyển bài học tương tự cho Peter Parker trong Spider-Man: Homecoming, nói rằng: "Nếu bạn không có gì ngoài bộ đồ, thì bạn không nên có nó."
Trong Civil War, chúng ta thấy Iron Man đối mặt với sự mặc cảm về tội lỗi của mình. Sau khi đưa một nửa Avengers vào tù, Tony thấy mình không có gì ngoài một bộ đồ bị hỏng và nhiều năm chịu đựng cay đắng. Với tất cả những gì anh ấy đã trải qua trong MCU, chúng ta có thể nhận ra rằng Tonyđã nhận ra cách cơn giận của mình kiểm soát anh ấy và cách cảm giác tội lỗi điều khiển hành động của anh ấy.
Vì vậy, khi Cap gửi cho anh ta một chiếc điện thoại để liên lạc với anh ta, Tony không hề quấy khóc hay cố gắng đuổi theo anh ta một lần nữa. Tonychỉ ngồi xuống và mỉm cười, đưa ra dấu hiệu rằng anh ta biết mình đã sai và rằng cần phải tha thứ cho chính mình và những người xung quanh. Tony mà chúng ta đã gặp trong phần Iron Man đầu tiên sẽ không bao giờ làm điều đó.
Cuối cùng, Tony cũng giống như chúng ta. Chúng ta thường muốn trở nên tốt và làm điều đúng đắn, nhưng những sai sót trong mỗi người thường gây trở ngại cho người khác. Vì vậy, khi người hâm mộ thấy Tony nhận ra sai lầm và sửa lại những điều đó, họ cũng hy vọng bản thân họ có thể làm điều tương tự. Đó là lý do tại sao Iron Man là một trong những Avengers xuất sắc nhất.
Hãy ra rạp để xem Iron Man chiến đấu với các siêu anh hùng Avengers trong siêu phẩm Endgame nhé.
Theo saostar
11 năm thanh xuân dành trọn cho Marvel hãy tiếc vì chừng đó là chưa đủ! Thanh xuân đã trải qua rồi thì chẳng thể lấy lại, nhưng 11 năm qua dành trọn trái tim cho Marvel thì cũng đáng Chỉ cần nghe thấy ai đó nói về Endgame, tôi đã thấy bủn rủn tay chân. Không phải bởi tôi trông chờ vào trận đánh mãn nhãn, kỹ xảo hoành tráng. Chỉ biết rằng đây có thể là lần...