Thành viên quốc hội… 19 tuổi
Một cô gái mới 19 tuổi nhưng giành được một ghế trong quốc hội Uganda, trở thành nhà làm luật trẻ tuổi nhất của quốc gia Đông Phi này.
Proscovia Oromait, mới 19 tuổi và đang chuẩn bị vào đại học, đã đứng ra tranh cử đại diện cho khu vực miền đông Uganda nhằm lấp vào chiếc ghế quốc hội còn trống do cha của cô, một nhà làm luật đã qua đời, để lại, theo tin tức từ đài ABC ngày 18.9.
Đảng cầm quyền của Tổng thống Yoweri Museveni đang bị yếu thế nên đã tìm đủ mọi cách để giành được nhiều ghế trong quốc hội với hy vọng giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Nhiều chính trị gia cho biết Oromait đã chính thức thắng cử, giành được một ghế trong quốc hội và nhà làm luật trẻ tuổi này sẽ giúp tăng cường “sức mạnh” cho đảng cầm quyền của ông Museveni.
Trong tương lai, khi trở thành một nhà làm luật, Oromait sẽ đại diện cho Usuk, một khu vực nghèo nhất Uganda, với 100.000 dân nhưng chỉ có một trường học.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều chính trị gia nước này không mấy hài lòng về Oromait, chỉ trích ông Museveni dùng nhiều “thủ đoạn” để giành thêm ghế trong quốc hội cho đảng cầm quyền của ông.
Ông Michael Mukula, một nhà làm luật thuộc đảng cầm quyền, cho biết: “Tôi lo ngại Oromait không hề có một chút kinh nghiệm gì về chính trị thì làm sao chúng tôi có thể giao cho cô gái mới 19 tuổi này một chức vụ quan trọng như thế”.
ABC dẫn lời ông Barnabas Tinkasiimire, một nhà làm luật bảo thủ của đảng cầm quyền, cho biết một cô gái mới 19 tuổi như Oromait chẳng có tí kinh nghiệm và kiến thức nào lại trở thành nhà làm luật thì “thật không thể tưởng tượng nổi”.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn các cơ quan báo đài, Oromait cho biết: “Tuổi tác không quyết định khả năng làm việc của tôi mà là đầu óc”.
Thành viên quốc hội trẻ tuổi nhất Uganda, Proscovia Oromait, đứng cạnh Tổng thống Uganda Yoweri Museveni – Ảnh chụp màn hình video của đài ABC
“Cô bé có thể không có chút kinh nghiệm nào, nhưng cô ta có khả năng học hỏi”, ABC dẫn lời giáo sư Mwambutsya Ndebesa, chuyên ngành Khoa học chính trị thuộc Trường đại học Makerere ở Uganda.
Một số chính trị gia đảng đối lập cho rằng Oromait cũng chỉ là một nạn nhân của chính trường.
Tổng thống Museveni, nắm quyền kể từ năm 1986, hiện đang phải đối mặt với nhiều làn sóng phản đối, yêu cầu ông từ chức và đảng cầm quyền của ông phải giải tán.
Nhiều người phản đối nghi ngờ ông sẽ giao quyền lực cho con trai hoặc vợ khi về hưu.
Theo TNO
Bầu cử Quốc hội Angola: Đảng MPLA giành thắng lợi
Các kết quả sơ bộ ngày 1/9 cho thấy Đảng cầm quyền Phong trào Nhân dân vì tự do của Angola (MPLA) đã giành được 75% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra hôm 31/8, qua đó đảm bảo cho Tổng thống Jose Eduardo dos Santos tiếp tục tại vị thêm 5 năm.
Với 60% số phiếu được kiểm, Ủy ban Bầu cử Quốc gia cho biết MPLA đã giành được đa số phiếu áp đảo, dù giảm đôi chút so với cuộc bầu cử năm 2008.
Trong khi đó đảng đối lập lớn nhất Liên đoàn vì sự độc lập hoàn toàn cho Angola (UNITA) giành được 18% số phiếu bầu và đảng mới thành lập CASA-CE chỉ giành được 4%.
Các đảng đối lập này đều chỉ trích cuộc bầu cử trên diễn ra không công bằng và tự do.
Theo Ủy ban Bầu cử Quốc gia, chỉ hơn 57% cử tri Angola đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội lần này.
Angola là nước giàu tài nguyên, có sản lượng dầu mỏ đứng thứ hai ở châu Phi. Giành độc lập từ năm 1975 song tình hình an ninh chính trị ở Angola không ổn định, và mãi đến năm 2002, nước này mới hoàn toàn chấm dứt được nội chiến./.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đảng cầm quyền Hàn Quốc chọn "bóng hồng" tranh cử tổng thống Đảng cầm quyền của Hàn Quốc vừa chọn con gái của một cựu tổng thống bị ám sát làm ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 12 tới. Đây cũng là lần đầu tiên một chính đảng lớn ở Hàn Quốc chọn một phụ nữ làm ứng viên tranh cử. Bà Park Geun-Hye trong buổi lễ nhận đề cử ứng...