Ông Medvedev chưa từ bỏ tham vọng làm tổng thống
Mặc dù đã vững vàng với chức vụ thủ tướng trong vòng 6 năm tới, ông Dmitry Medvedev vẫn không quên chiếc ghế tổng thống ở Điện Kremlin.
Những người thân cận Thủ tướng Nga và các chuyên gia nhận xét ông Medvedev hiện đang làm tất cả mọi việc để không đánh mất đi “khí lực tổng thống” và tích cực sử dụng đảng cầm quyền cho mục đích này.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: MK
Nhật báo RBK viết rằng những người thân cận với ông Medvedev công nhận rằng thủ tướng hiện nay đang tính toán để lại trở thành tổng thống sau 6 năm nữa.
Theo tư liệu của báo này, hiện người ta đang bàn bạc về sự tham gia của ông trong các cuộc vận động bầu cử khu vực vào mùa thu tới. Cụ thể, Thủ tướng Medvedev có kế hoạch đi công cán một số khu vực trong mùa hè này và mùa thu sẽ dự một số hội nghị bầu cử.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông còn chủ trì các cuộc hội nghị qua video. Như vậy, ông Medvedev đang làm mọi cách để giành được sự ủng hộ của thành phần ưu tú trong các khu vực.
Bên cạnh đó, trong vòng một tháng kể từ khi ông Medvedev được bầu làm chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, tỉ lệ ủng hộ đảng này đã tăng lên 4-5%.
Thêm vào đó, dư luận các khu vực nước Nga đã bắt đầu có phản ứng tích cực đối với sự tham gia của Thủ tướng Medvedev trong các sự kiện của đảng cầm quyền.
Theo NLD
Ghế "nóng" cho Thủ tướng Noda
Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đang đứng bên bờ vực. Đảng của ông đang chia rẽ quanh dự luật tăng thuế tiêu dùng. Cùng với việc cải tổ nội các, ông lại đang bắt tay với phe đối lập.
Nếu phe đối lập từ chối, ông sẽ phải đối mặt với khả năng từ chức.
Người Nhật biểu tình chống tăng thuế thu nhập và kế hoạch tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân tại Tokyo ngày 10-6 - Ảnh: Reuters
"Đây là thời điểm để đưa ra quyết định vì người dân và tôi đang đánh cược số phận chính trị của mình vào việc thông qua dự luật này" - Kyodo dẫn lời Thủ tướng Noda tuyên bố.
Một trợ lý của ông Noda cho biết thủ tướng đang rất quyết tâm và "bây giờ không ai có thể ngăn cản ông nổi". Thậm chí khi bị một chính trị gia đối lập chất vấn liệu hạ viện có bị giải tán nếu luật này không thông qua, ông Noda liền khẳng định: "Tôi sẽ không nói nhiều nữa, nhưng mọi người hẳn đã có thể hiểu rõ ý định của tôi rồi".
Chia rẽ trong đảng cầm quyền
Ông Noda thề sẽ thúc đẩy việc thông qua đạo luật trước khi kết thúc kỳ họp quốc hội vào ngày 21-6. Ông nhấn mạnh "nếu không tăng thuế, Nhật cũng sẽ đi đến kết cục sụp đổ tài chính y như Hi Lạp". Theo kế hoạch của Thủ tướng Noda, thuế tiêu dùng sẽ tăng mạnh từ 5% hiện tại lên 8% vào năm 2014 và 10% vào năm 2015 (nhằm bù vào khoản nợ đã chiếm 200% GDP). Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại việc tăng thuế sẽ làm mất niềm tin kinh doanh và sức tiêu dùng dẫn đến giảm phát, thất nghiệp... Một khảo sát cho thấy chỉ 17% ủng hộ quốc hội thông qua dự luật thuế trong kỳ họp này.
Trở ngại lớn nhất đối với ông Noda là sự phản đối của nghị sĩ Ichiro Ozawa, cựu chủ tịch và là người đứng đầu phái lớn nhất với hơn 100 nghị sĩ của Đảng Dân chủ (DP). Ông Ozawa chỉ trích việc tăng thuế sẽ phá vỡ cam kết từng giúp DP giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hạ viện năm 2009. Khi đó, DP hứa sẽ tìm cách cắt giảm mọi khoản chi lãng phí trước khi nói đến chuyện tăng thuế.
Lo ngại dự luật tăng thuế có nguy cơ bị phủ quyết nếu hầu hết các nghị sĩ theo phe ông Ozawa bỏ phiếu chống, ông Noda đã cảnh báo "khi bỏ phiếu về dự luật, mọi thành viên DP đều phải tuân theo quyết định của đảng". Song song đó, ông Noda đang vận động sự ủng hộ của phe đối lập để cứu vãn đạo luật tại thượng viện, nơi LDP chiếm đa số.
Phân tích tình thế của Thủ tướng Noda, báo Asahi Shimbun viết: Thủ tướng Noda đang đứng bên bờ vực. Đảng DP đang chia rẽ giữa những người ủng hộ và những người chống lại việc tăng thuế tiêu dùng. Tổng thư ký của đảng Azuma Koshiishi, người được đưa vào vị trí này để thúc đẩy sự tập hợp đoàn kết trong nội bộ DP, rõ ràng đã không hoàn thành được sứ mệnh này. Trách nhiệm này không phải do ông Koshiishi mà do thủ tướng. Ông đã làm như thể trong nội bộ DP đạt được một thỏa thuận, nhắm mắt làm ngơ trước số thành viên DP chống lại dự luật này đang tăng lên. Hơn nữa, ông lại không nắm chắc Đảng Dân chủ tự do (LDP) mà ông đang đưa tay ra bắt có sẵn sàng cứu hộ ông không.
Giải tán hạ viện hay từ chức?
Thủ tướng Noda hiện đối mặt với hai khả năng: hoặc kêu gọi bầu cử hoặc từ chức, điều sẽ đẩy chính trường Nhật rơi vào hỗn loạn.
Nếu dự luật thuế không được thông qua vào ngày 21-6, Thủ tướng Noda vẫn có khả năng đưa vấn đề ra để người dân quyết định bằng cách giải thích cho họ hiểu rõ mục tiêu của ông khi thúc đẩy đạo luật tăng thuế. Còn nếu thay vì làm như thế, ông lại chần chừ và gác lại vấn đề, cứ tiếp tục nhắm mắt làm ngơ trước những chia rẽ trong nội bộ đảng cầm quyền thì ông sẽ gây nên cảm giác bất lực, không có khả năng đưa ra các quyết định và hậu quả logic không gì khác hơn là phải từ chức.
Trong trường hợp đạo luật được thông qua, như giới phân tích nhận định, phe đối lập vẫn có thể yêu cầu ông Noda tổ chức bầu cử để đổi lại sự ủng hộ của họ đối với cải cách luật thuế. Hậu quả là Đảng DP của ông có khả năng sẽ bị thay thế. "Việc tăng thuế tiêu dùng giữa lúc giảm phát sẽ khiến GDP sụt giảm và đẩy Nhật khỏi câu lạc bộ các nền kinh tế phát triển. Một chính sách sai lầm có thể dẫn đến một hậu quả thảm khốc" - chuyên gia kinh tế vi mô Toichiro Asada thuộc Đại học Chuo ở Tokyo nhận định.
Theo Tuổi Trẻ
Thái Lan "khẩu chiến" về Dự luật hòa giải dân tộc 4 phương án của Dự luật hòa giải dân tộc được trình lên Quốc hội Thái Lan để xem xét đang là tâm điểm mà các đảng phái chính trị "đấu khẩu" với nhau. Ngày 3/6, người phát ngôn đảng cầm quyền Vì nước Thái, ông Prompong cho rằng, những cáo buộc của đảng Dân chủ về việc Chính phủ Thái lan đứng...