Thành viên mới nhất của NATO ký thỏa thuận xây dựng công sự gần biên giới Nga
Theo tờ báo lớn nhất Phần Lan, Lực lượng Quốc phòng nước này đã bắt đầu ký thỏa thuận với các chủ đất dọc biên giới với Nga.
Những thỏa thuận này sẽ cho phép Helsinki xây dựng công sự trên các vùng lãnh thổ này, chỉ với thông báo trước một ngày.
Biên giới Nga – Phần Lan. Ảnh: SPutnik
“Trong 18 tháng qua, hàng chục chủ sở hữu đất đã bí mật ký kết các hợp đồng sử dụng đất, cho phép xây dựng công sự trên các vùng đất của họ chỉ sau 24 giờ thông báo”, đài Sputnik (Nga) dẫn thông tin từ tờ Helsingin Sanomat cho biết.
Theo luật pháp Phần Lan, cả cá nhân và pháp nhân – bao gồm cả các công ty công nghiệp – đều có thể sở hữu đất đai, bao gồm cả các vùng đất ở biên giới quốc gia.
Video đang HOT
Sau khi ký thỏa thuận, chủ đất sẽ nhận được khoản thanh toán một lần là 793 USD. Hợp đồng này sẽ trao cho lực lượng quốc phòng quyền xây dựng các công trình phòng thủ trên vùng đất này. Sau đó, ký kết các hợp đồng thuê riêng tại các cơ sở đó. Các thoả thuận này có giá trị trong vòng 20 năm.
“Lực lượng quốc phòng sẽ thông báo cho chủ sở hữu đất về việc sử dụng tài sản của họ để xây dựng khẩn cấp qua điện thoại, thư hoặc e-mail ít nhất một ngày trước khi khởi công xây dựng”, tờ báo trích dẫn một đoạn thoả thuận.
Chủ đất sẽ nhận được khoản bồi thường 5.074 USD/ha. Nguồn tin cũng cho biết bất kỳ thiệt hại nào đối với tài sản của chủ đất sẽ được bồi thường riêng.
Ngày 4/4 vừa qua, Phần Lan đã trở thành thành viên thứ 31 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO). Phần Lan là quốc gia châu Âu có đường biên giới dài nhất với Nga, với 1.340 km. Đồng thời, nước này cũng có chung biên giới với cả Liên minh châu Âu và NATO.
Trong những năm gần đây, Nga đã bày tỏ lo ngại về hoạt động chưa từng có của NATO ở biên giới phía Tây nước này. Moskva đã nhiều lần nêu lên quan ngại về việc liên minh do Mỹ dẫn đầu đã tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu. Điện Kremlin nhấn mạnh rằng Nga “không gây ra mối đe dọa nào cho bất kỳ ai, nhưng sẽ không bỏ qua những hành động có khả năng gây tổn hại đến lợi ích quốc gia”.
Tổng thống Lukashenko chỉ trích NATO tập trận gần biên giới Belarus
Tổng thống Alexander Lukashenko cho rằng các nước NATO đang kiên trì thúc đẩy chính sách mở rộng liên minh và tiến hành các cuộc tập trận khiêu khích gần biên giới Belarus.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: TASS
"Các nước NATO đang kiên trì thúc đẩy chính sách mở rộng, tăng cường hiện diện quân sự xung quanh Belarus, liên tục tiến hành các cuộc tập trận khiêu khích ở biên giới của chúng tôi", hãng tin BelTA dẫn lời Tổng thống Lukashenko cho biết tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an hôm 31/8.
Theo ông Lukashenko, các quốc gia NATO đang biện minh cho những hành động đó bằng một số mối đe dọa được cho là xuất phát từ lãnh thổ Belarus. Ông nói rằng các nhà lãnh đạo Ba Lan và các nước vùng Baltic cáo buộc Belarus có ý định "gây hấn vô căn cứ".
Ông cho biết hồi tháng 4, Warsaw đã thông báo cho các quốc gia về quyết định không tuân thủ Hiệp ước Llực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), có liên quan đến Belarus.
"Đây thực sự là hành động quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý cuối cùng trong việc kiểm soát vũ khí. Đây đã là một động thái nguy hiểm. Chúng tôi nên phản ứng ra sao với tất cả những động thái này?", ông Lukashenko nói.
Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Lukashenko cho rằng việc Ba Lan và các nước vùng Baltic yêu cầu nhóm Wagner rời khỏi Belarus là "vô căn cứ". Ông lập luận việc phản đối sự hiện diện của Wagner ở Belarus là không chính đáng, khi quân đội nước ngoài vẫn đóng quân ở Ba Lan và các nước vùng Baltic, vốn đều là thành viên của NATO.
Nhà lãnh đạo Belarus cũng nhấn mạnh Ba Lan và các nước vùng Baltic không có quyền phàn nàn về việc các tay súng Wagner ở Belarus, chừng nào vẫn còn một quân nhân nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ của các quốc gia này.
Wagner đã đưa một nhóm tay súng đến Belarus theo thỏa thuận với Điện Kremlin mà Tổng thống Lukashenko làm trung gian, nhằm chấm dứt một cuộc nổi loạn ở Nga hồi tháng 6.
Trong khi đó, Ba Lan và các nước láng giềng coi sự hiện diện của Wagner ở Belarus là một mối đe dọa an ninh. Để đáp trả, Warsaw đã điều quân tới biên giới phía đông Belarus.
Hồi cuối tháng 7, Minsk cho biết các tay súng Wagner đã bắt đầu huấn luyện lực lượng đặc biệt của Belarus ở phạm vi quân sự, chỉ cách biên giới với Ba Lan vài km.
Nga cảnh báo nguy cơ từ quyết định đưa cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đến gần biên giới Theo hãng tin TASS, ngày 11/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng châu Âu sai lầm khi chưa hiểu những nguy cơ từ quyết định di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến gần biên giới với Nga, vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình...