Thanh tra đột xuất việc cung cấp dịch vụ nội dung của mạng Viettel, MobiFone, Vietnamobile
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có quyết định thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ nội dung thông tin của 3 mạng Viettel, MobiFone và Vietnamobile.
Các thuê bao di động thường nhận được tin nhắn về cá độ bóng đá
Đợt thanh tra đột xuất 3 nhà mạng nêu trên về việc chấp hành pháp luật về an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động trong khoảng thời gian từ 1/1/2021 đến ngày 31/10/2022. Khi cần thiết, có thể xem xét số liệu trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.
Video đang HOT
Thời hạn thanh tra là 45 ngày làm việc, không tính ngày nghỉ, ngày lễ, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Đoàn thanh tra do ông Nguyễn Thành Chung – Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông – làm Trưởng đoàn, thành viên là các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông ( Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) cùng các đơn vị thuộc Bộ Công an.
Việc thanh tra đột xuất chính thức bắt đầu sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông công bố quyết định trong thời gian tới.
Trước đó, Bộ Công an đã có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phối hợp thành lập đoàn kiểm tra liên ngành hoạt động cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp viễn thông.
Số cuộc tấn công mạng hướng vào Việt Nam tăng hơn 44%
Trong 11 tháng năm 2022, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã ghi nhận 11.213 cuộc tấn công mạng hướng vào Việt Nam, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 24/11, Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022 do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức với chủ đề Chung tay bảo vệ người dân và doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn.
Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Đăng Khoa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong năm 2022, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã điều phối ngăn chặn 2.328 trang web lừa đảo, vi phạm pháp luật; 1.342 trang web lừa đảo trực tuyến; 986 trang web, blog vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Cục An toàn thông tin cũng đã xử lý 76 trang web phát tán mã độc, chặn kết nối đến 915 địa chỉ máy chủ điều khiển mạng Botnet.
Theo đại diện Cục An toàn thông tin, Việt Nam xếp thứ 25 trên tổng số 194 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số an toàn thông tin, an ninh mạng, tăng 25 bậc so với năm 2019. Tuy nhiên, các mối đe dọa về an toàn thông tin, an ninh mạng vẫn còn hiện hữu.
Theo số liệu từ Cục An toàn thông tin, trong 11 tháng đầu năm 2022, đã có tới 11.213 cuộc tấn công mạng hướng vào Việt Nam, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 3.930 cuộc tấn công giả mạo (phishing), 1.524 cuộc tấn công thay đổi nội dung (deface), 5.759 cuộc tấn công phần mềm độc hại (malware).
Ngoài ra, năm 2022 cũng ghi nhận hình thức lừa đảo phổ biến là giả mạo thương hiệu gia tăng đột biến, chiếm 72,6% tổng số vụ lừa đảo trên mạng được ghi nhận. Các hình thức lừa đảo khác bao gồm giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến chiếm 11,4%; các hình thức như lừa đảo trúng thưởng, việc làm online, ứng dụng cho vay... chiếm 16%.
Trong khi đó, theo kết quả từ khảo sát 135 tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam về công tác đảm bảo an toàn thông tin do VNISA thực hiện, có đến 76% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ nhân lực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện tại. Có tới 87% tổ chức, doanh nghiệp lo ngại về yếu tố con người, 58% đơn vị lo ngại về điểm yếu tố công nghệ và 47% lo sợ về lỗ hổng quy trình. Đặc biệt, 68% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu hàng năm.
Trước thực trạng này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đã kêu gọi VNISA, các doanh nghiệp, cộng đồng an toàn an ninh mạng cùng chung tay đưa Việt Nam trở thành một quốc gia tự chủ về công nghệ, sản phẩm phục vụ an toàn, an ninh mạng. Ông Nguyễn Huy Dũng khẳng định, Bộ Thông tin và Truyền thông cam kết sẽ luôn đồng hành cùng VNISA và các doanh nghiệp trong tiến trình này.
Phát hiện hơn 1.700 lỗ hổng, điểm yếu an toàn thông tin trong hệ thống của cơ quan nhà nước Có một số lỗ hổng đã và đang được các nhóm tấn công, hacker lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích APT... Ảnh minh họa Cục An toàn thông tin vừa cho biết, trong tháng 10/2022, Hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận 517.627 địa...