Thanh tra đất đai, đừng làm cho có
Từ ngày 1/9, Hà Nội đã tổ chức kiểm tra xử lý vi phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng và công tác quản lý đất đai, quy hoạch kiến trúc liên quan đến trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Ảnh: Dũng Minh
Từ ngày 1/9, Hà Nội đã tổ chức kiểm tra xử lý vi phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng và công tác quản lý đất đai, quy hoạch kiến trúc liên quan đến trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
Quyết định hợp lòng dân…
Theo Quyết định 4679, Hà Nội sẽ thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai trên địa bàn 10 quận, huyện, bao gồm: Tây Hồ, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì.
Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra sẽ xem xét xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý để xảy ra vi phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn các quận, huyện.
Với hàng trăm dự án đang triển khai trên địa bàn, việc thanh tra các dự án nhà ở tại Hà Nội hứa hẹn trở thành một trong các cuộc thanh tra liên ngành lớn nhất và kéo dài nhất trong năm. Đây là điều người dân Thành phố, nhất là người mua nhà tại các dự án có sai phạm mong chờ nhất. Thời gian qua, những sai phạm tại nhiều dự án bất động sản nếu không gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe người dân, thì cũng khiến cư dân, người mua nhà khốn đốn trong thủ tục giấy tờ, nhất là việc làm sổ đỏ.
Văn bản được ban hành hợp lòng dân trong bối cảnh thời gian gần đây xuất hiện nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị nghiêm trọng, chẳng hạn như dự án 8B Lê Trực, tòa nhà Licogi 13; tòa nhà tại tổ 50 phường Yên Hòa… … nhưng đừng làm cho có
Video đang HOT
Số liệu của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng thanh tra xây dựng các cấp thuộc TP. Hà Nội đã lập hồ sơ vi phạm trật tự xây dựng đối với 1.592 trường hợp. Trong đó, có 559 công trình không phép, 348 công trình sai phép, sai thiết kế, quy hoạch… Đây là kết quả có được sau khi các đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã kiểm tra hơn 10.000 công trình. Như vậy, tỷ lệ công trình vi phạm trên số công trình được kiểm tra lên tới hơn 15%.
Tại Hội nghị giao ban quý I/2016 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã và đại diện lãnh đạo các sở ngày 6/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải đã thẳng thắn nêu rõ, tình hình trật tự đô thị còn nhiều hạn chế, “ngày nào cũng có vấn đề”. Vì vậy, ông Hoàng Trung Hải đề nghị lãnh đạo cấp quận, huyện, xã, phường nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo các lực lượng thanh tra, quản lý. “Làm sao không để tràn lan tình trạng xây xong rồi mới xử lý như hiện nay”, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.
Các cuộc thanh tra đúng thời điểm, đúng sự vụ, luôn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện và công khai các sai phạm dự án bất động sản, nhưng phía sau thanh tra, điều dư luận quan tâm hơn cả là việc xử lý sai phạm đến đâu, để tăng cường niềm tin cho người mua nhà.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico cho rằng, hoạt động thanh tra, kiểm tra các dự án bất động sản thường xuyên diễn ra, nhưng kết luận dự án sai phạm và xử lý sai phạm của cơ quan nhà nước tại nhiều dự án lại thường theo kiểu “phạt cho tồn tại”, không đủ sức răn đe.
Thực tế, các chủ đầu tư, với bộ phận pháp chế hùng hậu, luôn “nắm đằng chuôi” mỗi khi giao kết hợp đồng mua bán bất động sản với khách hàng. Những sai phạm làm ảnh hưởng tới quyền lợi của cư dân sau này như lấn chiếm không gian chung, xây vượt tầng, thiếu tiện ích tối thiểu đã cam kết…, hầu như đều do lòng tham của một số chủ đầu tư mà ra và bài toán đã được tính đến mọi lẽ khi dự án đem chào bán. Thực tế này đòi hỏi, bên cạnh việc người mua nhà phải tỉnh táo, nắm đủ thông tin, hoạt động thanh kiểm tra các sai phạm cần “nhanh”, “mạnh”, đột xuất, để phát hiện ra những khoảng lách pháp lý mới có thể bắt trúng các vi phạm, đủ sức khiến từng chủ đầu tư nâng cao ý thức trong việc chấp hành các quy định pháp luật tại từng dự án.
“Nếu chặt tay ngay từ ban đầu, chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến cho rằng, gia tăng các hình thức xử lý vi phạm theo kiểu đột ngột gây khó khăn cho hoạt động xây dựng bất động sản. Tuy nhiên, về lâu về dài nó sẽ hạn chế được những “quả bom nổ chậm” có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện dai dẳng. Điều quan trọng hơn cả là làm sao để tính nghiêm minh của Chính phủ mới, Chính phủ kiến tạo, được thể hiện một cách rõ ràng hơn”, ông Đức cho biết.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thanh tra đất đai với quy mô lớn trên cả nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ký phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020.
Mục tiêu chung của đề án là nhằm tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước.
Đề án sẽ được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước, thời gian thực hiện từ tháng 1-2016 đến tháng 12-2020.
Theo đó, đối tượng thanh tra gồm:
- UBND các cấp huyện, xã trong việc quản lý đất đai; trọng tâm là việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đẩt; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân và việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử đụng đất;
- UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc về quản lý đất đai, tài chính, thuế, xây đựng các cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; việc quản lý đất trồng lúa và việc quản lý đất đai tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp;
- Các tổ chức sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
Sẽ thanh tra 30 tỉnh, thành trên cả nước về đất đai từ 2016 đến 2020.
Theo kế hoạch tại đề án, năm 2016 sẽ tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND các cấp huyện, xã trên phạm vi cả nước.
Bộ TN&MT sẽ trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh đại diện cho các vùng (gồm Phú Thọ, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Phước và An Giang, trong đó tại mỗi tỉnh sẽ thanh tra một đơn vị cấp huyện và hai đơn vị cấp xã).
Năm 2017: Tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp. Bộ TN&MT trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh, TP đại diện (gồm Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bến Tre).
Năm 2018: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế.
Bộ TN&MT trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh, TP (gồm Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Nai, TP.HCM và Cần Thơ, trong đó tại mỗi tỉnh, TP thanh tra ba khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế có dấu hiệu vi phạm).
Năm 2019: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp. Thanh tra sáu tỉnh gồm Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương và Tây Ninh, trong đó mỗi tỉnh thanh tra sáu cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
UBND cấp tỉnh tổ chức thanh tra 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về Bộ TN&MT.
Năm 2020: Tập trung thanh việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa; thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh, TP trực thuộc trung ương (gồm Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Long An và Hậu Giang).
Tổng kinh phí thực hiện đề án ước tính khoảng 49.850 triệu đồng.
Theo_Báo Đất Việt
Ngân hàng Nhà nước thanh tra đột xuất Eximbank Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng, cho biết cơ quan này đang thanh tra đột xuất đối với Eximbank. Câu chuyện của Eximbank không vướng phải những vấn đề tài sản mà là sự bất đồng giữa các nhóm cổ đông lớn. CTCK TP.HCM (HSC) vừa có báo cáo về NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank),...