Thanh tra Coca Cola 45 ngày
Theo Quyết định số 100/QĐ-TTrB Thanh tra Bộ Y tế sẽ tiến hành thanh tra trong vòng 45 ngày tại 3 nhà máy của Coca-Cola Việt Nam tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Ngay sau khi Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Coca-Cola tạm dừng lưu thông 13 sản phẩm, Chánh thanh tra Bộ Y tế vừa tiếp tục có văn bản gửi Sở Y tế 6 tỉnh thành phố gồm TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Khánh Hòa, đề nghị giám sát việc dừng lưu thông 13 sản phẩm bổ sung của Công ty Coca Cola Việt Nam.
Cụ thể 13 sản phẩm này bao gồm nước uống sữa trái cây Minute Maid Nutriboost hương dâu, hương cam, hương xoài, nước tăng lực Samurrai hương dâu chai thủy tinh và chai PET, nước cam có tép Teppy, nước uống vận động Aquarius và Dasani có bổ sung khoáng chất.
Nước uống sữa trái cây Minute Maid Nutriboost hương dâu, hương cam, hương xoài bị đề nghị giám sát dừng lưu thông – ảnh nguồn TTXVN.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, thanh tra Bộ Y tế đã bắt đầu đợt thanh tra toàn diện tại Coca Cola Việt Nam từ 21/6 vừa qua.
Quá trình thanh tra cho thấy 3 nhà máy của công ty này ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM có sản xuất thực phẩm bổ sung, trong khi công ty chưa có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp để sản xuất thực phẩm bổ sung.
Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu công ty tạm dừng sản xuất và lưu thông sản phẩm để hoàn tất các loại giấy tờ theo quy định.
Được biết đợt thanh tra toàn diện Coca Cola Việt Nam của Thanh tra Bộ Y tế thực hiện theo Quyết định số 100/QĐ-TTrB do Chánh thanh tra Bộ Y tế Đặng Văn Chính ký ban hành ngày 15/6/2016.
Cụ thể, Đoàn thanh tra do ông Nguyễn Văn Nhiên – Phó Chánh thanh tra Bộ Y tế làm trưởng đoàn cùng 13 thành viên khác đại diện Cục An toàn thực phẩm, Cục Môi trường y tế, Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Viện Pasteur Nha Trang sẽ thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm của Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam.
Thời gian thanh tra 45 ngày kể từ ngày 15/6/2016.
Video đang HOT
Được biết trong quá trình thanh tra Đoàn sẽ thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm của Coca Cola Việt Nam.
Đoàn sẽ kiểm tra, xác minh trực tiếp tại một số cơ sở phân phối các sản ph ẩm thực phẩm của Coca Cola Việt Nam, cơ sở cung cấp nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì chứa đựng thực phẩm của Coca Cola.
Phát hiện những sơ hở, bất cấp trong quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục. Phát hiện nhân tố tích cực để phát huy.
Phát hiện vi phạm (nếu có) xác định tính chất, mức độ vi phạm, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Kết luận nôi dung tiến hành thanh tra, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của Công ty Coca Cola Việt Nam.
Được biết theo kế hoạch trong năm 2016 Thanh tra Bộ Y tế sẽ tiến hành thanh tra đồng loạt bốn công ty nước giải khát lớn là Pepsi, Coca Cola, Wonderfarm và URC.
Trước đó, đầu năm 2015 thanh tra Bộ Y tế đã tiến hành đợt thanh tra kéo dài gần một tháng tại nhà máy của Công ty nước giải khát Tân Hiệp Phát ở Bình Dương.
Được biết ăm 1994, Coca Cola bắt đầu chính thức kinh doanh ở Việt Nam. Năm 2012, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Coca Cola tuyên bố sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới, đưa tổng vốn đầu tư lên nửa tỷ USD trong 5 năm. Năm 2014, Coca Cola đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện tại, Coca Cola có trụ sở sản xuất và kinh doanh tại 7 tỉnh thành phố, bao gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa và Nghệ An. Tại Việt Nam, trong hàng thập kỷ qua, Coca-Cola luôn nằm trong top 5 thương hiệu có thị phần cao nhất của ngành đồ uống.
Qua hơn 20 năm đầu tư tại Việt Nam, Coca Cola liên tục kêu lỗ dù vẫn mở rộng hệ thống, động thái này dấy lên nghi vấn doanh nghiệp FDI này chuyển giá, trốn thuế.
Theo Giáo Dục
Từ vụ dị vật trong sản phẩm của Coca-Cola: Nghĩa vụ chứng minh sản phẩm lỗi thuộc về ai?
Sau 5 năm, vụ việc tranh chấp giữa Coca-Cola và khách hàng đã ngã ngũ, song những thắc mắc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên vẫn còn bỏ ngỏ.
Sản phẩm nước cam ép Splash của Coca-Cola
Người tiêu dùng thua kiện
Trong đơn khởi kiện đề ngày 28/12/2011, bà Nguyễn Thị Bình Minh (sinh năm 1982, tại P. Tây Tựu, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ngày 5/10/2011, bà mua 5 chai nước cam ép thủy tinh mang nhãn hiệu Splash của hãng Coca-Cola (sản xuất ngày 29/6/2011, hạn sử dụng ngày 29/12/2011) do Chi nhánh Coca-Cola tại Hà Nội sản xuất.
Lẫn trong số hàng này, bà Minh phát hiện có 1 chai Splash còn nguyên nắp, nhưng bên trong chứa nhiều tạp chất như mảnh thủy tinh, mẩu giấy có chữ...
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bà Minh ủy quyền cho 1 công ty luật làm việc với Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam. Sau nhiều lần đàm phán bất thành, hai bên không thống nhất được việc giám định chai nước cam ép Splash nhằm làm sáng tỏ đây có phải là sản phẩm của Coca-Cola hay không?
Do không tìm được cơ quan có thẩm quyền kiểm định độc lập 5 mẫu kể trên, bà Minh đã khởi kiện Coca-Cola Việt Nam ra tòa án với 3 yêu cầu: được bồi thường số tiền mua 1 chai nước cam ép Splash; được xin lỗi công khai trên 5 số báo liên tiếp và Coca-Cola Việt Nam có văn bản giải thích rõ về nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện tạp chất trong sản phẩm.
Và cuộc chiến pháp lý giữa hai bên kéo dài từ đó, trong suốt 5 năm qua.
Trước đề nghị từ phía người tiêu dùng, Coca-Cola khẳng định, sẽ chỉ công nhận tính nguyên vẹn của sản phẩm khi kết quả kiểm định chai nước có dị vật đáp ứng đủ 4 tiêu chí (mức độ đóng chặt nắp chai, độ kín bao bì, hàm lượng đường, vị-mùi-ngoại quan của sản phẩm).
Tòa án đã 2 lần trưng cầu giám định của Viện Khoa học hình sự thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an. Khi vụ việc đưa ra xét xử, cơ quan tố tụng tiếp tục triệu tập giám định viên đến tòa án nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
Ngày 23/9/2015, TAND quận Bắc Từ Liêm đã tuyên bác yêu cầu của bà Minh. Nhận định trong bản án thể hiện, "dấu vết dập ép ở nắp mẫu vật có sự khác biệt với dấu vết dập ép của 63 chai thủy tinh mẫu so sánh" chứng tỏ, sản phẩm này không phải do dây chuyền dập nắp của Coca-Cola thực hiện. Vỏ chai nước cam ép là loại được tái sử dụng nhiều lần. Dây chuyền dập nắp sản phẩm kể từ ngày 29/6/2011 đến ngày cung cấp mẫu đối chứng cuối cùng không có sự thay thế, mà chỉ có sự bảo dưỡng, sửa chữa và Coca-Cola chỉ có một dây chuyền duy nhất.
Không "tâm phục, khẩu phục", nguyên đơn tiếp tục kiện lên cấp phúc thẩm. Song cũng vì không có cơ sở đối với đơn kháng án của nguyên đơn, TAND TP. Hà Nội vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng thua kiện.
Nghĩa vụ chứng minh sản phẩm lỗi thuộc về ai?
Đã có những câu hỏi được đặt ra sau phiên tòa phúc thẩm ngày 14/3/2016. Đơn cử, với điều kiện kinh tế và kỹ thuật hạn chế, làm thế nào người tiêu dùng chứng minh lỗi đối với sản phẩm khuyết tật là hàng chính hãng, không phải "hàng fake" trên thị trường để bảo vệ quyền lợi của mình? Đặc biệt là với sản phẩm có giá trị nhỏ, không có hóa đơn, chứng từ. Thứ nữa, có cần thiết phải chứng minh hàng khuyết tật ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng thì người tiêu dùng mới được bồi thường?
Điều 42, Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định: "Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ".
Tuy nhiên, Điều 79, Bộ luật Tố tụng dân sự cũng đề cập về nghĩa vụ chứng minh: "Đương sự có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời phải đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp".
Trích dẫn Điều 8, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật sư Phạm Ngọc Minh (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn) cho rằng, người tiêu dùng chỉ cần cung cấp sản phẩm lỗi, nghĩa vụ chứng minh lỗi đó thuộc về nhà sản xuất. Trong trường hợp không có lỗi, nhà sản xuất vẫn phải có trách nhiệm bồi thường. Nhưng nếu buộc người tiêu dùng phải chứng minh sản phẩm lỗi, sẽ rất khó.
Trở lại vụ kiện, cơ quan tố tụng còn nhắc đến những phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, kiện người bán hàng thông qua cơ quan, tổ chức xã hội bảo vệ quyền người tiêu dùng. Song rõ ràng, việc lựa chọn cách thức nào, như trong vụ án này, bà Minh khởi kiện Coca-Cola ra tòa án, thì đó đơn thuần là quyền của người tiêu dùng.
Đỗ Mến
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vụ mảnh thủy tin trong chai nước cam ép Splash: Coca-Cola Việt Nam thắng kiện Phiên tòa phúc thẩm xuất hiện tình tiết mới là nguyên đơn cung cấp 3 chai thủy tinh nước cam ép Splash cùng ngày sản xuất với chai nước dị vật. Ngày 14/3, TAND TP. Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án tranh chấp thương mại giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Bình Minh (SN 1982, ở...