Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều sai phạm của ĐH Ngoại thương
Thanh tra Chính phủ vừa chuyển hồ sơ cho Bộ Công an tiếp tục làm rõ, xử lý theo pháp luật việc Trường ĐH Ngoại thương để ngoài sổ sách 197.200 USD (tương đương 3,2 tỷ đồng).
Ảnh minh họa
Ngày 5/3, Thanh tra Chính phủ chính thức thông báo kết luận thanh tra việc giải quyết tố cáo một số nội dung về quản lý tài chính, đầu tư cơ sở vật chất và công tác cán bộ tại Trường ĐH Ngoại thương.
Thu học phí cao hơn quy định
Sau khi rà soát các nội dung tố cáo liên quan đến Trường ĐH Ngoại thương, Thanh tra Chính phủ kết luận, việc Trường ĐH Ngoại thương liên kết đào tạo đại học tại chức với Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Handico) là đơn vị không có chức năng đào tạo.
Kết quả xác minh của Đoàn thanh tra cho thấy, năm 2007, Trường ĐH Ngoại thương ký 3 hợp đồng liên kết đào tạo đại học tại chức với Handico, trong khi Handico không có chức năng đào tạo là trái với Luật Giáo dục 2005.
Ngoài ra, Trường ĐH Ngoại thương còn thỏa thuận giao cho Handico quản lý lớp học, thu học phí, cử cán bộ tham gia giảng dạy và có thể mời giáo viên giảng dạy các môn khi có sự đồng ý của Trường ĐH Ngoại thương là không đúng quy định tại luật.
Nội dung tố cáo này là đúng và trách nhiệm đối với các vi phạm này thuộc về Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo và Trưởng khoa đào tạo tại chức của Trường ĐH Ngoại thương giai đoạn 2005-2010.
Đối với nội dung tố cáo về việc Trường ĐH Ngoại thương thu học phí cao học cao hơn quy định, kết quả chứng minh cho thấy năm học 2006-2007, Trường ĐH Ngoại thương quy định và thực hiện thu học phí cao hơn quy định của Nhà nước. Các năm từ năm học (2007-2008) đến năm học (2012-2013), Trường ĐH Ngoại thương đều quy định thu thêm khoản “hỗ trợ đào tạo” đối với những học viên không phải là cán bộ, viên chức đi học. Tổng số tiền đã thu sai quy định là hơn 2,8 tỉ đồng.
Trách nhiệm về việc thu trái quy định thuộc về Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách vật chất và Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính của Trường ĐH Ngoại thương giai đoạn 2007-2010 và giai đoạn 2010-2013.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Trường ĐH Ngoại thương cũng đã vi phạm trong việc thu tiền ôn thi cao học. Giai đoạn từ 2009 đến 4/2012, Khoa Sau đại học đã tổ chức thu, chi tiền ôn thi cao học là trái Quy chế chi tiêu nội bộ của trường; sử dụng thẻ học viên để thu tiền là vi phạm quy định; đồng thời đã để ngoài sổ kế toán hơn 1,5 tỉ đồng.
Trách nhiệm đối với sai phạm là của Hiệu trưởng, Trưởng khoa Sau đại học, phó Hiệu trưởng phụ trách vật chất, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính giai đoạn 2009-2010 và giai đoạn 2010-2015.
Cơ quan thanh tra cũng khẳng định việc Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương ban hành quyết định phạt đối với những học viên chậm nộp tiền học phí là không đúng quy định của pháp luật.
Kết quả xác minh của Đoàn thanh tra cho thấy, các năm 2011-2013, Trường ĐH Ngoại thương ra quyết định yêu cầu các sinh viên nộp phạt nếu chậm nộp học phí đến hạn là trái thẩm quyền. Hiện trường đã trả lại cho 62 học viên, số tiền là 14.293.000 đồng; còn lại số tiền hơn 1,3 tỉ đồng thu phạt của 2.493 học viên chưa được trả lại.
Để ngoài sổ sách hơn 3 tỷ đồng
Cơ quan thanh tra cũng đã làm rõ nội dung tố cáo về việc từ năm 2006-2013, Trường ĐH Ngoại thương đã liên kết với Trung Quốc đào tạo trên 1.000 sinh viên, doanh thu khoảng 23 tỷ đồng, nhưng khoản thu này đã được để ngoài sổ sách lấy tiền chia nhau, có dấu hiệu trốn thuế.
Theo kết quả xác minh, giai đoạn 2006-2013, ĐH Ngoại thương đã ký 32 hợp đồng đào tạo với 10 cơ sở đối tác (Trung Quốc) với toàn bộ giá trị trên hợp đồng được tính bằng USD, mỗi hợp đồng quy định nhiều khoản thu do ĐH Ngoại thương thu.
Trên thực tế đã đào tạo 1.068 sinh viên, tổng số tiền phải thu theo hợp đồng là 1.156.147 USD. Phòng Kế hoạch tài chính của Trường ĐH Ngoại thương chỉ thu 2 khoản (học phí và ký túc xá), số tiền phải thu là 1.073.950 USD (tương đương trên 19 tỷ đồng), chênh lệch số tiền 82.197 USD do các đối tác đã thu, ĐH Ngoại thương không thu khoản này.
Trong số tiền Trường ĐH Ngoại thương đã thu qua thanh tra thấy từ 9/2006 đến 3/2010, bà Đào Thị Thu Giang (Trưởng phòng Kế hoạch tài chính) đã giao cho bà Nguyễn Thị Hoa thu của 224 sinh viên, thuộc 8 hợp đồng với 8 đơn vị khác nhau trong Chương trình liên kết đào tạo với Trung Quốc số tiền 197.200 USD (tương đương trên 3,2 tỷ đồng) không nhập quỹ, không ghi sổ kế toán của ĐH Ngoại thương.
Đến ngày 8/5/2013, Phòng Kế hoạch tài chính mới lập (Phiếu thu số T06/05) thu số tiền trên 3 tỷ đồng vào quỹ tiền mặt của trường và hạch toán là thu nhập bất thường năm 2013; số tiền chênh lệch hơn 211 triệu đồng đã chi phí cho quản lý hơn 170 triệu đồng, chi mua vật tư kỹ thuật phục vụ quản lý sinh viên Trung Quốc 41 triệu đồng.
Việc để ngoài sổ sách 197.200 USD (tương đương trên 3,2 tỷ đồng) thu từ Chương trình liên kết đào tạo với Trung Quốc từ 9/2006 đến tháng 5/2013 đã là vi phạm quy định tại Luật Ngân sách nhà nước số và có dấu hiệu tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Toàn bộ số tiền phải thu từ liên kết đào tạo với Trung Quốc đã được thu vào quỹ của ĐH Ngoại thương; ĐH Ngoại thương chỉ để ngoài số sách 197.200 USD từ 9/2006 đến tháng 5/2013 không có cở sở chia nhau.
Thanh tra Chính phủ kết luận, trách nhiệm để xảy ra vi phạm thuộc về Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách vật chất, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính giai đoạn 2006 – 2013.
Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ đã thu thập được để Cơ quan điều tra – Bộ Công an tiếp tục làm rõ, xử lý theo pháp luật việc để ngoài sổ sách số tiền 197.200 USD (tương đương trên 3,2 tỷ đồng) từ tháng 9/2006 đến tháng 5/2013 từ Chương trình liên kết đào tạo với Trung Quốc, có dấu hiệu tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999).
Vi phạm trong việc thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
Kết quả xác minh của đoàn thanh tra, giai đoạn 2005 – 2013 cho thấy Trường ĐH Ngoại thương không có quy định về quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm viên chức quản lý các đơn vị trực thuộc trường.
Năm 2013, Hiệu trưởng ký quyết định ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm viên chức quản lý các đơn vị trực thuộc trường vi phạm quy định về độ tuổi quy định tại Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Điều lệ trường đại học.
Về công tác quy hoạch cán bộ quản lý, kết luận của thanh tra cho thấy, từ năm 2005 – 2015, nhà trường không có quy hoạch đối với chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là chưa thực hiện đúng quy định của Đảng về quy hoạch cán bộ. Trách nhiệm này thuộc về Bí thư, Hiệu trưởng, Đảng ủy Trường ĐH Ngoại thương giai đoạn 2005-2015 và Ban cán sự Đảng (Bộ GD-ĐT) giai đoạn 2005-2015.
Cũng theo nội dung tố cáo, Bộ GD-ĐT vi phạm trong bổ nhiệm lại chức danh Phó hiệu trưởng đối với bà Đào Thị Thu Giang và bổ nhiệm chức danh Phó hiệu trưởng đối với bà Lê Thị Thu Thủy khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao là tố cáo đúng.
Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh thuộc thẩm quyền của trường, trong giai đoạn từ 2006 – 2015, trường này đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 190 lượt người đối với chức danh quản lý, trong đó 148/153 cán bộ được bổ nhiệm không có quy hoạch; 90/153 trường hợp không có tờ trình của đơn vị; 67/153 trường hợp không có tờ trình của Phòng Tổ chức Hành chính; 120/153 trường hợp không thông qua Đảng ủy; 109/153 trường hợp không thông qua Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm lần 1; 120/153 trường hợp không tổ chức Hội nghị liên tịch Ban giám hiệu- Đảng ủy để lấy phiếu tín nhiệm lần 2,…
37/37 trường hợp bổ nhiệm lại không tiến hành đánh giá nhận xét cán bộ trước khi bổ nhiệm lại, không có tờ trình đơn vị, không lấy phiếu tín nhiệm, không thông qua Đảng ủy, không họp bàn ban giám hiệu trước khi bổ nhiệm là vi phạm nghiêm trọng về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Tương tự, giai đoạn từ 4/2015 đến tháng 9/2018, trường này cũng vi phạm trong bổ nhiệm, bổ nhiệm lại khi có 34 trường hợp bổ nhiệm trước khi có quy hoạch được duyệt; 14 trường hợp không có quy hoạch; 5 trường hợp điều động bổ nhiệm mới không thông qua Hội nghị viên chức lấy phiếu tín nhiệm lần 1; 12 trường hợp đã có khuyết điểm trong nhiệm kỳ 2010 – 2015,…
Lê Huyền – Thúy Nga
Theo vietnamnet
Hàng loạt sai phạm tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng
Kết quả xác minh của Cơ quan CSĐT (Công an TP.Đà Nẵng) cũng như của ĐH Đà Nẵng cho thấy, công tác thu học phí, quản lý học vụ tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật xảy ra nhiều sai phạm trong thời gian dài.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng - S.X
Cơ quan CSĐT (Công an TP.Đà Nẵng) vừa có thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm về việc ông L.V (41 tuổi, giảng viên của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng) tố giác ông Nguyễn Văn Lành (Thư ký Hội đồng nhà trường, nguyên Phó trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ, nay là Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng) có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ ( Thanh Niên đã thông tin).
Theo thông báo, ông V. tố giác 2 nội dung: nhà trường tổ chức thu 10 khoản lệ phí trái quy định và thu học phí hệ số 1,2 vượt quy định cho các học phần thí nghiệm, thực hành, thực tập, đồ án. Theo kết quả xác minh của cơ quan công an, các khoản phí này đều được đưa vào biểu mẫu trong niên giám hằng năm phát cho sinh viên (SV) nhưng chỉ thu 3 loại phí, gồm: lệ phí xin cấp bảng điểm, lệ phí làm bằng tốt nghiệp và lệ phí rút lui học phần. Cơ quan điều tra xác định hành vi này là vi phạm theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, không có dấu hiệu của tội phạm hình sự.
Về nội dung tố cáo thu học phí hệ số 1,2 vượt quy định cho các học phần thí nghiệm, thực hành, thực tập và đồ án, cơ quan công an xác định Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng làm trái quy định về mức trần học phí (tức thu vượt trần). Trong hai năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017, tổng số tiền thu vượt từ hệ số 1 lên hệ số 1,2 là hơn 1,875 tỉ đồng...
Trước đó, văn bản kết luận nội dung tố cáo do PGS-TS Lê Thành Bắc, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, ký ban hành vào tháng 12.2019, nhận định ông Nguyễn Văn Lành, Thư ký Hội đồng trường, giảng viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng, đã có nhiều sai phạm. Cụ thể, ông Lành đã để xảy ra những trường hợp SV chưa tích lũy đủ số tín chỉ bắt buộc nhưng vẫn được công nhận tốt nghiệp; SV có kết quả học tập yếu nhưng không bị buộc thôi học theo quy chế của Bộ GD-ĐT và của ĐH Đà Nẵng. Về tố cáo không thể hiện công khai đầy đủ thông tin đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học của SV khi tốt nghiệp; bảo lưu điểm không đúng quy định, kéo dài thời gian học trái quy định; có dấu hiệu thiên vị trong quản lý học vụ..., ĐH Đà Nẵng kết luận là đúng hoặc đúng một phần.
ĐH Đà Nẵng giao Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của Ban giám hiệu Trường CĐ Công nghệ giai đoạn 2008 - 2018 vì đã để xảy ra sai phạm trong quản lý công tác đào tạo trong nhiều năm; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cá nhân là lãnh đạo các khoa: kỹ thuật xây dựng, cơ khí, điện - điện tử, hóa học đã thực hiện chưa đúng quy định trong quản lý SV, trong công nhận môn học tương đương và cho phép SV thay thế môn học.
Theo thanhnien
Tiến sĩ Bùi Bích Hạnh được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng Ngày 20-2, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng (Đại học Đà Nẵng) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Phó Hiệu trưởng Trường, nhiệm kỳ 2019-2024. Theo quyết định, Tiến sĩ Bùi Bích Hạnh- Trưởng khoa Ngữ văn được bổ nhiệm giữ chức Phó Hiệu trưởng và bổ nhiệm lại chức danh Phó Hiệu...