Thanh tra Chính phủ “hứa” đối thoại trực tiếp với người dân khiếu nại
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh “hứa”, tới đây sẽ tổ chức đối thoại với người dân trong những vụ việc khiếu kiện tồn đọng kéo dài cần giải quyết. Trong tháng 3, Thanh tra sẽ hoàn thành 90% số vụ việc.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh là thành viên Chính phủ đăng đàn trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời tối 31/3.
Khái quát về tiến độ giải quyết 528 vụ án tồn đọng phức tạp kéo dài theo chỉ đạo của Thủ tướng cũng như yêu cầu của Quốc hội, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho biết, sau khi rà soát toàn bộ số vụ việc, đầu năm 2013, ngành cùng các địa phương đã thống nhất giải quyết được trên 300 vụ, chiến trêm 60% tổng số vụ việc. Đến cuối tháng 2 vừa qua, đã giải quyết dứt điểm trên 110 vụ.
Đối với số vụ việc còn lại, ông Tranh đặt mục tiêu phấn đấu làm nốt, “nếu không được 100% thì cũng phải hoàn thành khoảng 90% số vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài theo chỉ đạo của Chính phủ”. Thanh tra sẽ tập trung tháo gỡ những nguyên nhân dẫn đến phát sinh khiếu kiện tồn đọng, đặc biệt là về cơ chế chính sách. Chính sách đang có những thay đổi, đặc biệt là việc sửa đổi Luật Đất đai lần này.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh
Trả lời câu hỏi về tính khả thi của mục tiêu này, Tổng Thanh tra tự tin khẳng định, cho đến nay, phần thủ tục và phương án xử lý các vụ việc này đã được thống nhất. Việc còn lại là tiến hành thực hiện theo quy trình để đảm bảo việc giải quyết thành công.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành họp liên ngành với Mặt trân Tô quôc, các đoàn thể, đoàn đại biểu Quôc hôi, đại biểu HĐND và các bộ ngành TƯ liên quan để thống nhất phương án, chủ trương giải quyết từng vụ việc cụ thể. Sau đó, tiến hành đối thoại với người dân trong tất cả các vụ việc cần giải quyết.
Sau khi đối thoại, nếu người dân không đồng tình chấm dứt khiếu nại thì trong trường hợp thây cân phải giải quyết lại, Thanh tra Chính phủ sẽ xem xét bước tiếp theo, trong trường hợp vụ viêc đã được xử lý bởi nhiều ngành, nhiều cấp, xử lý nhiều lần, xử lý đúng pháp luật, thấu lý đạt tình thì thông báo chấm dứt thụ lý.
“Làm như vậy sẽ rõ ràng về mặt trách nhiệm là một, rõ ràng mặt pháp luật là hai, thứ ba là để người dân hiểu rõ vụ việc của mình đã được giải quyết trên cơ sở pháp luật và có tình có lý để người dân chấp hành quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước” – ông Tranh phân tích.
Video đang HOT
Trong cuộc đối thoại, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng nhận nhiều phản ánh bức xúc của người dân về việc đã nhiều năm, thậm chí hàng chục năm phải mang đơn khiếu nại đi lại nhiều lần mà không được giải quyết. Nhiều người dân đã gặp phải tình trạng đi đến đâu cũng là những cái lắc đầu, không thuộc thẩm quyền của giải quyết của các cơ quan mà người dân khiếu nại.
Với câu hỏi, liệu tình trạng cơ quan này đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan kia có phải là một trong những lý do khiến cho các vụ khiếu nại bị tồn đọng kéo dài hay không, giải pháp giải quyết tình trạng, Tổng Thanh tra Huynh Phong Tranh giải thích, qua rà soát thì thấy có những vụ việc kéo dài 35, 36 năm, đã qua nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lần giải quyết và có một số vụ là hết thẩm quyền thật sự, nhưng người dân vẫn chưa đồng tình.
Lần xem xét này có thể xem là để chốt lại sau hết cho sự việc.
Năm 2012 tuy số lượt người, số vụ việc khiếu nại tối cáo đã giảm nhưng tính chất phức tạp và gay gắt lại cao hơn so với năm 2011. Đặc biệt là những vụ khiếu kiện đông người ngày càng đông hơn. Đến cuối năm 2012 đã có trên 380.000 lượt người đi khiếu nại tố cáo, gửi trên 124.000 lượt đơn đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó các cơ quan thẩm quyền đã nhận đơn thụ lý và giải quyết được trên 54.000/65.000 đơn có thẩm quyền, đạt trên 85%.
Tháng 5/2012, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị về công tác tiếp công dân, trong đó chỉ đạo Thanh tra chính phủ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong thực hiện việc giải quyết khiếu nại 528 vụ tồn đọng, kéo dài. Thanh tra Chính phủ đã ban hành kế hoạch và thành lập 28 tổ công tác để rà soát số khiếu nại tồn đọng này.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cũng chỉ ra 4 nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh những vụ khiếu kiện phức tạp kéo dài.
Thứ nhất, do cơ chế chính sách chưa đầy đủ, chưa kịp thời, một số chưa đảm bảo được quyền lợi cho người dân. Trong 528 vụ việc đã rà soát, Thanh tra Chính phủ phân loại, thống kê, có 422 vụ việc liên quan đến đất đai chiếm 79,9%, trong đó gồm có lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường GPMB, sau nữa là tranh chấp đất đai và đòi lại đất cũ.
Nguyên nhân thứ hai là do lịch sử để lại. Hiện nay có một số trường hợp đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai do lịch sử để lại nên hiện nay vẫn phải tiếp tục giải quyết.
Nhóm nguyên nhân thứ 3, trong quá trình giải quyết khiếu nại nhiều địa phương đã tích cực giải quyết dứt điểm đến nơi đến chốn, có trách nhiệm nhưng cũng có một số địa phương, ngành giải quyết khiếu nại chưa đến nơi đến chốn, chưa dứt điểm, chưa rõ ràng và đặc biệt là chưa làm rõ việc khiếu nại của công dân, nên người dân chưa đồng tình.
Thứ 4, có một số ít trường hợp chưa hiểu về pháp luật về khiếu nại tố cáo, nên đã có những trường hợp đã giải quyết nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lần đã đúng pháp luật nhưng người dân vẫn viết phiếu.
Theo Dantri
Bộ trưởng phải tiếp dân mỗi tháng một ngày
Theo dự luật tiếp công dân, trừ trường hợp đột xuất, bộ trưởng và chủ tịch UBND cấp tỉnh phải trực tiếp tiếp dân ít nhất mỗi tháng một ngày. Giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp huyện, xã tiếp dân ít nhất hai ngày mỗi tháng.
Ngày 19/3, trình bày trước Thường vụ Quốc hội, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, tiếp công dân là hoạt động quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và trong quản lý của các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định đầy đủ về hoạt động này cũng như mô hình tổ chức, quyền và nghĩa vụ của công dân... Ông Tranh khẳng định Luật Tiếp công dân ra đời sẽ là đạo luật điều chỉnh đầy đủ nhất và đáp ứng yêu cầu hiện nay về hoạt động tiếp công dân.
Theo dự luật, trừ trường hợp tiếp công dân đột xuất, bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh phải trực tiếp tiếp công dân ít nhất một ngày mỗi tháng; giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp huyện, xã tiếp dân ít nhất hai ngày mỗi tháng. Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân; bố trí trụ sở tiếp công dân tại địa điểm thuận lợi; bố trí, phân công công chức có năng lực, phẩm chất tốt làm công tác tiếp công dân...
"Các quy định nêu trên nhằm xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh", ông Tranh nhấn mạnh.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Ảnh: N.Hưng.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, dự luật chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm phối hợp xử lý giữa các cơ quan, mô hình tổ chức trụ sở tiếp công dân ở trung ương, địa phương và nhất là cơ chế, mô hình tổ chức, hoạt động tiếp công dân của Quốc hội, HĐND và một số cơ quan nhà nước. Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, hoàn thiện dự luật để có thể giải quyết một cách thấu đáo hơn các vấn đề này.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, hiệu quả của công tác tiếp dân hiện chưa đạt yêu cầu, vì thế Thanh tra Chính phủ cần nêu rõ mục tiêu khi xây dựng luật. "Các đồng chí không khẳng định là công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sau khi có luật sẽ tạo bước chuyển mới có kết quả cao hơn. Đã làm luật phải có mục tiêu chứ!", ông Hùng nói.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ trách nhiệm của cơ quan tiếp dân là để giải quyết, tức là có trách nhiệm đến cùng hay là tiếp chỉ để giám sát, lắng nghe tâm tư người dân. Ông Hùng e nếu quy định thiếu rõ ràng như trong dự thảo sẽ đẻ thêm nhiều cơ quan, bộ phận tiếp dân trong khi không có trách nhiệm giải quyết. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không khéo càng ách tắc hơn.
"Luật này phải thống nhất chức năng, nhiệm vụ với Luật giám sát các hoạt động của Quốc hội chứ luật này chưa có quyền năng gì cả. Chưa có quyền để giải quyết mà lập cơ quan to ra tiếp suốt ngày thì phản cảm, vô dụng", ông Hùng bình luận.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước nêu quan điểm, nếu tiếp dân để giải quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ của mình thì không cần quy định vì đó là việc cơ quan nào cũng phải làm. Còn tiếp để nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân với tình hình đất nước (thường là Quốc hội, HĐND các cấp) cũng không cần quy định vì luôn có người tố cáo chuyện của cá nhân, gây ảnh hưởng tới hàng trăm người khác trong cùng buổi tiếp dân.
Nhìn từ góc độ thực tế, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện băn khoăn về cách tổ chức tiếp công dân như trong dự thảo. Theo ông, người dân có quyền khiếu nại, tố cáo, phản ánh nhưng cũng phải có nghĩa vụ tìm đúng địa chỉ có chức năng tiếp nhận. Hiện có tình trạng người dân gửi đơn tới Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội... rồi vin vào đó để gây sức ép yêu cầu cơ quan hành pháp giải quyết, tạo dư luận phức tạp.
Nhất trí với ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý thêm, tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp dân phải rõ ràng nếu không sẽ trở thành hành chính hóa, quyền lực hóa. Các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương đáng nhẽ có nhiệm vụ tiếp nhận khiếu nại, tố cáo lại khoán trắng, đẩy hết việc cho cơ quan này.
Giải đáp băn khoăn của đại biểu, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho rằng, nếu cơ quan tiếp dân được giao nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc thì rất tốt. Còn nếu quy định cơ quan tiếp dân chỉ có chức năng hướng dẫn, đặt trong hoàn cảnh trên 70% khiếu nại, tố cáo hiện nay liên quan tới lĩnh vực đất đai thì khi người dân đến lại được hướng dẫn về Sở Tài nguyên Môi trường, UBND tỉnh và người dân không chịu.
"Theo số liệu từ 5 năm trước, trên thế giới có gần 90 nước có thiết chế cơ quan hòa giải, nghe kiến nghị, phản ánh, sau đó đưa kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền tương tự như Thanh tra Chính phủ của ta. Đây là thiết chế rất phổ biến trên thế giới", ông Thanh giải thích thêm.
Trao đổi thêm về vị trí của trụ sở tiếp dân, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng, ngoài bộ phận tiếp dân ở các bộ, ngành, nếu không có trụ sở riêng cho hoạt động này thì sẽ rất rắc rối. Ví dụ năm 2012 có 360.000 người với 120.000 đơn khiếu nại, tố cáo. "Nhiều trường hợp đoàn đông người nằm ỳ ra đó, cơ quanh hành chính không làm việc được. Cơ quan tiếp dân cũng phải có con dấu vì nếu nhận đơn không đóng dấu cho dân thì dân không về, không có dấu khi chuyển đơn không được", ông Tranh nói.
Chốt lại buổi thảo luận, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu trong dự thảo luật phải quy định rõ thời hạn trả lời của cơ quan tiếp dân. Đồng thời, trụ sở tiếp dân phải được tổ chức để liên thông 3 cấp trung ương, tỉnh, huyện. Nếu người dân phản ánh về cấp nào thì cơ quan tiếp dân có nhiệm vụ nhận đơn để chuyển đến cấp thích hợp.
Theo vietbao
"Quốc hội nên có thông điệp cam kết không tham nhũng" "Ngay trong kỳ họp này, Quốc hội nên gửi 1 thông điệp là 498 đại biểu cùng tuyên bố trước quốc dân đồng bào về quyết tâm cao để đẩy lùi tệ tham nhũng, cam kết không phạm vào tham nhũng" - đại biểu Võ Thị Dung phát biểu trước Quốc hội. Phiên thảo luận về tình hình tội phạm, công tác phòng...