Thanh tra các khu dân cư tự phát ở Cần Thơ
TP Cần Thơ chỉ đạo tổ chức thanh tra các khu dân cư tự phát, xác định rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý cụ thể đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm.
Theo rà soát của các cơ quan chức năng TP Cần Thơ, trên địa bàn TP hiện có 113 khu dân cư tự phát tập trung chủ yếu ở các quận Ninh Kiều (33 khu), Cái Răng (33 khu), Bình Thủy (24 khu)… Hầu hết các khu dân cư tự phát nói trên đều chưa có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500; chưa có hạ tầng kỹ thuật đáp ứng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn đô thị…
“Điệp khúc” xử lý nghiêm
Ông Dương Tấn Hiển, Chủ tịch UBND quận Kinh Kiều, cho biết: Trên địa bàn quận hiện có 33 khu dân cư tự phát, trong đó khu đất có diện tích nhỏ nhất là 340 m2 ở phường An Hòa và khu đất có diện tích lớn nhất là 13.000 m2 ở phường An Bình.
Theo Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, từ năm 2016 đến nay quận đã tiến hành các cuộc thanh tra về việc chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến quản lý đất đai và trật tự xây dựng. Theo đó, quận đã ngăn chặn kịp thời 10 khu đất đã tách thửa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vốn là đất nông nghiệp, chưa có công trình nhà ở. Đồng thời ngăn chặn 17 khu đất khác có 118 công trình xây dựng trên đất không được phép xây dựng. Trong đó đã lập biên bản xử phạt 104/118 công trình; tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ năm công trình tại dự án khu tái định cư phường An Bình và hai công trình người dân tự tháo dỡ.
Ngoài ra, trên địa bàn quận có khoảng sáu khu đất tự phát phù hợp quy hoạch, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ bản như đường đi, điện, nước sinh hoạt…
Cũng theo ông Hiển, năm 2018 quận lập đoàn thanh tra về tách thửa, phân lô xây dựng các khu dân cư tự phát đối với 13 phường thuộc quận. “Qua đó quận sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quản lý đất đai và trật tự xây dựng; tổ chức kiểm điểm đối với các cá nhân, tổ chức thuộc các phường có liên quan; luân chuyển công chức địa chính – xây dựng – đô thị giữa các phường, đồng thời tăng cường cán bộ từ các phòng chuyên môn cho cơ sở để đưa quản lý đất đai vào nề nếp” – ông Hiển nhấn mạnh.
Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện các khu dân cư tự phát, ông Hiển cho rằng do nhu cầu về nhà ở của người dân tăng cao trong khi các dự án đầu tư khu dân cư chưa phủ kín, các quy hoạch kéo dài gây khó khăn cho người dân có nhu cầu về nhà ở.
Xây nhà “lụi” vẫn tiếp tục diễn ra tại khu đất “ăn theo” khu tái định cư 923, quận Ninh Kiều. (Ảnh chụp ngày 9-8) Ảnh: HẢI DƯƠNG
Video đang HOT
Cùng đó, hoạt động san lấp, phân lô bán nền vẫn diễn ra âm ỉ ở nhiều nơi tại TP Cần Thơ.
Có đường dây sai phạm?
Còn tại quận Bình Thủy, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Tâm Niệm, Chủ tịch UBND quận Bình Thủy, cho biết thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP, hiện quận đang tập trung kiểm tra, rà soát, thống kê cụ thể lại các khu dân cư tự phát trên địa bàn. “Còn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì quận đang trao đổi lại với Thường trực UBND TP để thống nhất nhận định và sẽ giao chánh văn phòng quận có phát ngôn chính thức” – ông Niệm cho biết.
Về nguyên nhân xuất hiện khu dân cư tự phát tại một số khu vực là do cấp ủy, đoàn thể chưa thực hiện tốt công tác theo dõi, giám sát trật tự xây dựng để thông tin cho chính quyền địa phương xử lý. Đồng thời một bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân tìm cách đối phó với cơ quan chức năng như tổ chức xây dựng vào các ngày nghỉ, ban đêm…
Ông DƯƠNG TẤN HIỂN , Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều
Trước đó, Thanh tra TP cũng đã chỉ ra hàng loạt sai phạm về công tác quản lý đất đai tại dự án đường nối Cách Mạng Tháng Tám đến đường tỉnh 918 và dự án khu đô thị mới Võ Văn Kiệt (gồm giai đoạn 1 và 2) thuộc quận Bình Thủy. Qua đó cho thấy công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Bình Thủy trong thời gian qua có nhiều sơ hở, yếu kém. “Các sai phạm thường thấy là cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định; việc tách thửa, chia lô, bán nền, xây dựng nhà không phép, sai phép… Đồng thời có dấu hiệu hình thành đường dây sai phạm trên nên đã chuyển hồ sơ cho Công an TP Cần Thơ điều tra làm rõ” – Thanh tra TP cho biết.
Tại quận Cái Răng, ông Lê Thanh Tâm, Chủ tịch UBND quận Cái Răng, cho biết TP Cần Thơ vừa có chỉ đạo giao cho quận tự rà soát và xử lý các khu dân cư tự phát. Hiện Thanh tra quận Cái Răng cũng đang tích cực rà soát các khu dân cư tự phát trên địa bàn, chưa có báo cáo kết luận.
Cần sự quyết tâm
Để giải quyết các vấn đề phát sinh tại các khu dân cư tự phát, mới đây UBND TP Cần Thơ đã chỉ đạo dừng chuyển mục đích sử dụng đất và đầu tư xây dựng tại các khu vực này; các sở, ngành có biện pháp quản lý chặt chẽ địa bàn, không để phát sinh các khu dân cư mang tính tự phát; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích, sử dụng đất không đúng theo quy định.
Đồng thời các quận tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý. Thực hiện rà soát từng khu dân cư tự phát trên cơ sở thực hiện quy hoạch phân khu, danh mục dự án kêu gọi đầu tư và đề án khai thác quỹ đất đã được phê duyệt.
Các chuyên gia đô thị cho rằng chỉ đạo của TP Cần Thơ là kịp thời, tuy nhiên nếu thiếu đôn đốc, giám sát, thiếu kiên quyết thì những khu dân cư tự phát này vẫn tiếp tục mọc lên và sẽ trở thành gánh nặng trong quá trình phát triển TP Cần Thơ. Ngân sách TP phải gồng gánh thêm các khoản chi phí lớn để chỉnh trang, nâng cấp và đấu nối lại hạ tầng đô thị đang bị băm nát.
Buông lỏng quản lý
Trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND TP Cần Thơ tháng 7-2018, Chủ tịch UBND TP Võ Thành Thống nhận định một vài địa phương đã buông lỏng quản lý, chưa làm tròn trách nhiệm, dẫn đến hình thành các khu dân cư tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển kinh tế- xã hội. UBND TP đã chỉ đạo tổ chức thanh tra các khu dân cư tự phát, xác định rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý cụ thể đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra các vụ việc sai phạm.
Bên cạnh đó, TP giao các quận rà soát, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại các khu này nhằm đảm bảo đủ điều kiện phục vụ đời sống dân sinh.
Theo HẢI DƯƠNG
Pháp Luật TPHCM
TP.HCM: Điều chỉnh quy hoạch một số khu dân cư lớn
TP.HCM vừa có quyết định điều chinh quy hoạch chi tiết 1/2000 để điều chỉnh quy hoạch và thực hiện đầu tư dự án khu dân cư C30 và khu đô thị Trường Thọ.
UBND TP.HCM vừa giao UBND quận 10 nghiên cứu phương án thay đổi quy hoạch chi tiết 1/2000 để điều chỉnh quy hoạch và thực hiện đầu tư dự án khu dân cư C30, thuộc phường 14. Nếu được chấp thuận chủ trương điều chỉnh quv hoạch và thực hiện đầu tư dự án này, UBND quận 10 cần đề xuất kế hoạch, lộ trình, thời gian lập quy hoạch.
Trước đó, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 5152/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, để điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư C30, phường 14, quận 10 với diện tích 40,95 ha.
Khu dân cư C30 thuộc một phần phường 14, quận 10 và một phần phường 6, quận Tân Bình. Ranh giới khu đất được xác định phía Đông giáp khu cư xá Bắc Hải, phía Tây giáp đường Lý Thường Kiệt, phía Nam giáp Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, phía Bắc giáp khu dân cư phường 6, quận Tân Bình.
Toàn khu vực quy hoạch được phân chia làm 2 đơn vị ở và các khu chức năng cấp đô thị ngoài đơn vị ở. Đơn vị ở thuộc phường 6, quận Tân Bình có tổng diện tích 190.900 m2. Dân số dự kiến 2.930 người. Đơn vị ở này có đầy đủ tính chất là văn phòng giao dịch và thương mại dịch vụ, giáo dục, khu dân cư hiện hữu, nhà ở xã hội và tái định cư, công trình dịch vụ cấp đơn vị ở và công trình dịch vụ cấp TP.HCM.
Đơn vị ở thứ 2 thuộc phường 14, quận 10 có tổng diện tích: 299.600m2. Dân số dự kiến 5.270 người. Khu ở này có tính chất là văn phòng giao dịch và thương mại dịch vụ, giáo dục, khu công nghiệp kỹ thuật cao, công viên cây xanh tập trung và trung tâm văn hóa, khu dân cư hiện hữu, nhà ở xã hội và tái định cư, công trình dịch vụ cấp đơn vị ở và công trình dịch vụ cấp TP.HCM.
Ngoài ra, còn có khu chức năng cây xanh sử dụng công cộng với tổng diện tích 31.248 m2, khu chức năng y tế hiện hữu rộng 9.683 m2, đất giáo dục rộng 9.826 m2, đất giao thông đối ngoại 49.599 m2, đất công trình dịch vụ đô thị cấp TP.HCM 2.500 m2, đất văn phòng giao dịch và thương mại dịch vụ 109.736 m2, đất văn phòng và nhà công vụ 12.578 m2, đất công nghiệp kỹ thuật cao 12.900 m2, đất công trình công cộng 10.000 m2, đất văn hóa - thể dục - thể thao 6.448 m2...
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát toàn bộ khu đô thị Trường Thọ, quận Thủ Đức và pháp lý của dự án đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển ICD mới tại phường Long Bình, quận 9 để phục vụ di dời cụm cảng Trường Thọ hiện hữu tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức. Đề xuất phương án khả thi để triển khai tổng thể dự án này.
Việc đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển ICD mới để phục vụ di dời cụm cảng Trường Thọ hiện hữu tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức theo hình thức đầu tư đối tác công tư, đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương tại công văn số 211/TTg-KTN ngày 3/2/2016.
UBND TP.HCM cũng đồng ý chủ trương về vị trí, quy mô diện tích, phạm vi ranh giới khu đất dự kiến đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển ICD mới theo nội dung đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc tại Công văn số 4378/SQHKT-QHC, ngày 26/9/2016.
UBND TP.HCM cũng đã duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch khu dân cư Bến xe Miền Đông mới và ga depot (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên), P.Long Bình, Q.9 với quy mô diện tích khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch gần 3 ha.
Để phát huy hiệu quả của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên khi đưa vào hoạt động vào năm 2020, UBND TP chấp thuận bổ sung chức năng sử dụng đất ở, thương mại - dịch vụ. Nhà ở xây dựng tầng cao tối đa 12 tầng.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Vạn Phát Hưng (VPH): LNST 6 tháng đạt 43 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ Riêng trong quý 2, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng vọt từ 0,4 tỷ lên 19 tỷ đồng. CTCP Vạn Phát Hưng (VPH) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2/2018 với doanh thu đạt 191 tỷ đồng, chỉ bằng 1/4 so với mức 546 tỷ đồng của cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp lại tăng mạnh,...