“Thánh tốc độ” Nhím Sonic lập kỉ lục phòng vé tại Mỹ
Những bộ phim chuyển thể từ trò chơi điện tử luôn được chú ý vì có sẵn lượng người hâm mộ đông đảo. Hơn 30 năm kể từ ngày ra đời, chú nhím siêu tốc độ Sonic từ lâu đã là nhân vật quen thuộc với nhiều thế hệ.
Cuối tuần vừa qua, “ Nhím Sonic” (tựa gốc: Sonic The Hedgehog) đã công phá màn ảnh thế giới và xác lập kỉ lục phòng vé Bắc Mỹ: Phim chuyển thể từ game có doanh thu cuối tuần mở màn cao nhất lịch sử, với 57 triệu đô. Không những vậy, “Nhím Sonic” còn nhận được điểm A “rực rỡ” từ chuyên trang Cinemascore và 95% “tươi rói” từ các khán giả của Rotten Tomatoes.
Biểu tượng 30 năm của hãng Sega
Năm 1990, hãng trò chơi điện tử Nhật Bản Sega lên ý tưởng về một nhân vật đủ hấp dẫn để cạnh tranh với thành công của tựa game Super Mario Bros thuộc Nintendo, đồng thời thể hiện được công nghệ mới của bộ máy chơi game Sega Genesis mới được ra mắt. Lập trình viên Yuji Naka ấp ủ một trò chơi với một chú thỏ có khả năng lăn trong các đường ống và ném các đồ vật để tiêu diệt kẻ thù. Tuy nhiên, hãng cho rằng việc cầm nắm đồ vật khiến tốc độ của trò chơi bị giảm, kém hấp dẫn. Một số đề xuất cho nhân vật lăn và dùng thân thể làm vũ khí. Ý tưởng này dẫn tới hai loài động vật là nhím và tatu (một loài thú có mai chuyên ăn côn trùng). Cuối cùng, hãng Sega chọn nhím và Sonic the Hedgehog ra đời.
“Sonic The Hedgehog” phiên bản 1991
Để tạo sự thân thiện với người chơi, tạo hình của Sonic lấy cảm hứng từ nhiều nhân vật quen thuộc trong văn hóa đại chúng. Màu lông xanh giống màu logo của hãng game, với mục đích xây dựng nhân vật thành biểu tượng của Sega. Phần đầu Sonic chịu ảnh hưởng từ nhân vật mèo Felix trong phim hoạt hình cùng tên. Trong khi đó, phần thân được vay mượn từ tạo hình chuột Mickey, nhân vật nổi tiếng của hãng Disney. Đôi giày của Sonic lấy cảm hứng từ giày nhảy của “ông hoàng nhạc pop” Michael Jackson, với màu đỏ từ trang phục của ông già Noel. Tính cách Sonic lấy cảm hứng từ chiến dịch bầu cử của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, thường được biết đến với thái độ “có thể làm được” với mọi việc.
Theo cốt truyện, Sonic là sinh thể nhím nhanh nhất hành tinh Mobius. Tuy nhiên, cậu không có siêu tốc độ như trong trò chơi điện tử. Sonic được nhà khoa học Ovi Kintobor làm riêng cho đôi giày Power Sneakers, giúp chú vượt qua tốc độ âm thanh. Trong lần đầu thử nghiệm giày mới, Sonic chạy quá nhanh khiến màu lông đổi từ cam sang xanh nước biển. Siêu tốc độ giúp cậu phát huy đòn tấn công “Sonic Spin Attack”, cuộn tròn người khi đang chạy nhanh trở thành một quả bóng và đánh bay kẻ thù. Cùng tiến sĩ Ovi, Sonic bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ chống trả những thế lực ác độc trên hành tinh. Đối thủ chính của Sonic là nhà khoa học tâm thần Robotnik (hay Eggman), người chế tạo hàng loạt người máy để tuy tìm sức mạnh từ các viên đá Chaos Emeralds.
“Sonic at the Olympic Games” dự kiến sẽ trình làng fan hâm mộ năm nay
Tính đến nay, tựa game Sonic có hơn 100 phiên bản dựa trên mạch chuyện chính, cùng hàng loạt các tựa game spin-off (sản phẩm phái sinh) theo các thể loại đua xe, thể thao, hành động – phiêu lưu, đối kháng… Theo số liệu từ Sega, thương hiệu Sonic bán được hơn 800 triệu bản tính đến năm 2018 – là loạt trò chơi ăn khách nhất của hãng. Hai trò chơi Sonic at the Olympic Games và Mario & Sonic at the Olympic Games Tokyo dự kiến sẽ ra mắt trong năm nay.
Loạt truyện tranh dựa trên game duy trì lâu nhất
Từ năm 1992, loạt truyện về Sonic được tác giả Kenji Terada và họa sĩ Sango Norimoto thực hiện, giúp nhân vật tiếp cận với đối tượng trẻ em. Sonic được miêu tả có tính cách cứng đầu như trẻ em mới lớn, có chút kiêu ngạo nhưng khẳng khái, yêu chính nghĩa. Năm 1993, hãng Archie Comic tại Mỹ mua được bản quyền Sonic bắt đầu viết truyện tranh về nhân vật. Năm 2008, loạt truyện lập kỷ lục Guiness là truyện tranh dựa trên game duy trì lâu nhất với 290 tập trước khi được tái khởi động năm 2013 vì tranh chấp bản quyền. Đó là chưa tính những bản spin-off như Knuckles the Echidna (từ 1997 – 2000) hay Sonic Universe (2009-2017). Tại Anh, nhà xuất bản Fleetway cũng cho ra đời 223 tập truyện về nhân vật Sonic, phát hành từ năm 1993 đến 2002.
Truyện tranh Sonic ra đời từ năm 1992 và luôn thu hút lượng lớn khán giả đón đọc
Khối lượng truyện tranh khổng lồ tạo nên kho chất liệu trong phú cho trò chơi và các phiên bản dựa trên nhân vật Sonic. Trong suốt 30 năm, hàng loạt nhân vật mới ra đời như chú sóc Miles Prowe – trợ thủ của Sonic có khả năng bay bằng đuôi, Amy Rose – cô nhím hồng mà Sonic luôn tự nhận là bạn gái hay Metal Sonic – phiên bản ác độc của Sonic do Eggman chế tạo.
Phiên bản điện ảnh được thai nghén trong nhiều năm
Năm 2013, hãng Sony mua được bản quyền Sonic và dự đình phát hành phim năm 2018. Tuy nhiên, hãng Paramount mua được bản quyền năm 2017 và thuê lại toàn bộ ekip đang làm việc với Sony để tiếp tục dự án.
Bộ phim xoay quanh câu chuyện chú nhím Sonic lạc tới trái đất để chạy trốn kẻ thù. Ở nơi mới, cậu phải đối mặt với vô số những vấn đề phức tạp của cuộc sống mới, đặc biệt khi ở bên con người. Với bản tính hiếu thắng, Sonic không ẩn mình mà gây chú ý khi trở thành ngôi sao bóng đá. Tốc độ siêu việt của cậu khiến quân đội và lực lượng Tình báo Trung ương (C.I.A) chú ý. Đồng thời, nhà khoa học điên rồ Robotnik cũng nhăm nhe chiếm lấy Sonic để sở hữu nguồn năng lượng đột biến đó. Sonic kết bạn với cảnh sát trưởng Tom và được anh giúp đỡ thoát khỏi sự truy đuổi của hàng loạt nhóm người muốn truy bắt mình.
Là “con át chủ bài” của Sega và hãng Paramount, “Nhím Sonic” được cầm trịch bởi đạo diễn Jeff Fowler – người từng được đề cử Oscar với tác phẩm “ Gopher Broke“. Bộ sậu nhà sản xuất cũng là những tên tuổi đình đám như: Neal Moritz – nhà sản xuất của bom tấn The Fast and The Furious và Tim Miller – đạo diễn của Deadpool. Ngoài ra, hai diễn viên chính của bộ phim đều là những gương mặt nổi tiếng Hollywood: tài tử điển trai, tài năng James Marsden và ngôi sao gạo cội Jim Carrey.
Trailer Sonic The Hedgehog
“Nhím Sonic” ( tựa gốc: Sonic The Hedgehog) khởi chiếu toàn quốc từ ngày 21.02.2020.
Theo yeah1
Giới phê bình nói gì về Nhím Sonic?
Sau trailer đầu tiên bị chê bai quá dữ dội, Nhím Sonic (Sonic the Hedgehog) đã phải dời lịch chiếu để chỉnh sửa CGI và kịp ra mắt trong tháng 2. Phim hiện tại nhận được 64% điểm Rotten Tomatoes từ phía các nhà phê bình, nhưng họ chưa hẳn hoàn toàn thỏa mãn với bộ phim.
Ảnh: IMDb
Trailer Nhím Sonic
"Việc sản xuất có thể khiến internet dậy sóng nhiều tháng trước khi hình ảnh người bạn lông lá trong trailer đầu tiên buộc đội ngũ kỹ xảo phải hoạt động để tái thiết kế nhân vật, nhưng điều đáng chú ý của bộ phim này chính là sự vui vẻ, thoải mái, và có lẽ sẽ không khiến ai phải khó chịu", John DeFore của The Hollywood Reporter nói, nhưng có vẻ như các nhà phê bình khác đều tìm được điểm không hài lòng ở Nhím Sonic.
"Dù cho đây là bộ phim dành cho trẻ con đi chăng nữa, thì công thức tạo thành của nó cũng không có nhiều sáng tạo, với trò đùa vui nhất là Sonic sử dụng siêu tốc độ của mình để thao túng những người xung quanh trong khi họ đang đứng yên, giống như các phim X-Men sau này khi nhân vật Quicksilver cũng có nước đi tương tự," Brian Lowry của CNN cho biết, "Điều cơ bản đấy là không phải bất kỳ tài sản trí tuệ nào cũng có sức mạnh để được đầu tư như thế trên màn ảnh rộng, và nếu có cách khả thi nào để xây dựng một thương hiệu điện ảnh xoay quanh game, bộ phim này không mang đến cảm giác đó."
Ảnh: IMDb
Josh Spiegel của SlashFilm cũng đồng ý và viết rằng, "Đây là bộ phim từ chối việc ngừng cù lét, bằng cách nào đó khiến mấy màn cú lét đó chẳng có tí gì hài hước. Với Marsden và Carrey thì bạn chỉ có thể mong đợi bấy nhiêu đó mà thôi, một phần bởi vì luôn có một ánh nhìn trong mắt họ cho thấy sự nhận biết rằng phim sẽ diễn biến đúng như thế này."
Ít nhất thì trường đoạn kỹ xảo và hành động cũng xứng đáng thưởng thức chứ nhỉ? Hoặc có thể là không, nếu ta xét bình luận của Michael Gingold của tờ Time Out. "Thậm chí còn tệ hơn khi nó mang cảm giác phái sinh: quỹ đạo cốt truyện làm người ta liên tưởng đến Bumblebee của thương hiệu Transformers , trong khi Robotnik là phiên bản phản diện mỏng manh của Tony Stark. Trong một loạt so sánh khiến NhímSonic trông kém cỏi, có một đoạn rượt đuổi xuyên qua San Francisco không bằng được so với Ant-Man and the Wasp ," anh than phiền.
Ảnh: IMDb
Steve Rose của The Guardian cũng cảm thấy điều tương tự. "Có những cảnh hành động và kỹ xảo tỏa sáng, nhưng kể cả như thế, nó cũng mang cảm giác vay mượn từ những bộ phim khác", anh viết. "Khả năng làm chậm thời gian rồi sắp xếp lại mọi thứ xung quanh, chẳng hạn, rõ ràng nợ một lời cảm ơn đến Quicksilver trong các phim X-Men. Và thông điệp mà nó buồn mang đến cũng quen thuộc và cũ rích: ý nghĩa thực sự của tình bạn, hạnh phúc với những gì bạn có, máy móc thì xấu xa, con người (và nhím ngoài không gian) thì tốt đẹp. Tổng thể, một bộ phim anh hùng bị tăng động với nhịp điệu nhanh nhưng mang đến cảm giác gấp gáp."
Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy cảm giác quen thuộc là một điều xấu. " Nhím Sonic năm nay có thể là hit lớn nhất của năm 1996, cả về hướng tích cực lẫn tiêu cực," Bilge Ebiri của Vulture viết. "Từ những câu thoại sáo mòn cho đến việc sử dụng không có gì hài hước hình ảnh 'Vâng, là tôi đây, giờ thì có lẽ bạn tự hỏi tại sao tôi ở đây' quen thuộc, cho đến việc Jim Carrey tiếp tục là Jim Carrey trong phim, vài câu đùa ngẫu nhiên của Olive Garden cho đến sự thật hiển nhiên là bạn đang xem, bạn biết đấy, một bộ phim về nhím Sonic... Cả dự án trông như đã được viết, thực hiện và bật đèn xanh cả 10 năm trước. Nhưng đó đồng thời cũng là một phần sự hấp dẫn của nó."
Ảnh: IMDb
Chắc chắn là phải có điểm gì đó đặc biệt về bộ phim này! Chẳng lẽ không ai cảm thấy bộ phim có gì đặc biệt ẩn sâu trong nó sao? Còn cô thì sao, Leigh Monson của Birth.Movies.Death? "Điều ngạc nhiên hơn về bộ phim đấy là việc thể hiện quan điểm tích cực về ưu thế đạo đức của các cộng đồng ngoại ô so với chủ nghĩa thượng đẳng của thành thị, vốn không có gì lạ đối với một bộ phim nhắm thẳng đến Trung Mỹ, nhưng cũng khuyến khích sự ủng hộ người nhập cư thông qua vị thế của Sonic với tư cách là một nhân vật tị nạn khỏi thế giới của chính cậu, đồng thời cũng là quan điểm chống quân phiệt thông qua sự phụ thuộc của Robotnik vào công nghệ máy bay không người lái (drone)," Monson viết. "Đây không phải là những chủ đề sẽ đập ngay vào đầu bạn với tư cách là một thông điệp rõ ràng, nhưng thật sự thú vị khi nhìn thấy sự pha lẫn quan điểm chính trị thông qua một bộ phim giải trí gia đình."
Ảnh: IMDb
Có thể nói rằng, không có bình luận nào có cùng quan điểm với ý ngầm ẩn này của bộ phim. Vậy thì vấn đề của Nhím Sonic là gì? Vấn đề là nó không phải một bộ phim dở, nhưng cũng không hẳn là một bộ phim hay. Hoặc, như Amon Warmann của Empire nhận định, "Phản ứng tiêu cực dành cho trailer đầu tiên - nhất là với tạo hình thực tế một cách không cần thiết và trông quá khó chịu của Sonic - khiến việc phát hành phim bị gián đoạn nhằm chỉnh sửa lại thiết kế nhân vật. Tuy hình ảnh có một sự tiến bộ vượt bậc, sản phẩm cuối cùng nhìn chung lại rất dễ quên."
Nhưng liệu đây có phải là bộ phim dễ quên đối với khán giả?
Theo moveek
Tiểu quái Sonic tấn công phòng vé Bắc Mỹ Bộ phim "Sonic the Hedgehog" sẽ không gặp mấy khó khăn trong việc truất ngôi "Birds of Prey" vào kỳ nghỉ cuối tuần này. Trailer bộ phim 'Nhím Sonic' Tác phẩm điện ảnh dựa trên loạt trò chơi nổi tiếng về nhân vật tiểu quái Sonic. Hãng Paramount hiện chờ đợi tin vui từ bộ phim Sonic the Hedgehog. Đây là tác phẩm...