Thanh toán trực tuyến tại Việt Nam chưa đủ an toàn?
Mặc dù giá trị của thương mại điện tử Việt Nam đã lên đến 2 tỉ USD, người dùng vẫn chưa thể an tâm tận dụng phương pháp thanh toán trực tuyến.
Người dùng Việt Nam ngày càng tin tưởng mua sắm trực tuyến.
Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng của TMĐT Việt Nam, rất nhiều ví điện tử ra đời. Hàng loạt những cái tên có thể kể đến như Ngân lượng, Bảo Kim, MoMo Mobivi, Payoo,.. đặc biệt là hình thức thanh toán qua môi trường di động trên các ví điện tử đang ngày càng phổ biến.
Cùng trao đổi về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Bá Diệp, Giám đốc điều hành công ty dịch vụ di động trực tuyến M-Service, đơn vị chủ quản ví điện tử MoMo (Mobile Money).
Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển rất nhanh tại VN. Theo ông đây có phải là thời cơ tốt cho thanh toán di động phổ biến hơn tại Việt Nam?
Video đang HOT
Để thương mại điện tử phát triển thì cần phải có hai yếu tố là cơ sở hạng tầng công nghệ thông tin và công cụ thanh toán trực tuyến. Ở Việt Nam, theo thống kê thì doanh số bán hàng liên quan đến thương mại điện tử đã lên đến 2 tỉ USD, tuy nhiên một phần rất nhỏ trong doanh thu này được thanh toán trực tuyến thông qua thẻ ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ thanh toán khác.
Tại các nước như Philippines, Kenya, Indonesia… thanh toán trên di động được triển khai để phục vụ những khách hàng là người lao động có thu nhập thấp, không có điều kiện tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Vai trò của thanh toán trên di động như là cánh tay nối dài cho dịch vụ ngân hàng, giúp khách hàng tiếp cận với dịch vụ thanh toán một cách đơn giản và hiệu quả.
Việc thương mại điện tử phát triển tại Việt Nam sẽ góp phẩn đẩy mạnh các kênh thanh toán trực tuyến phát triển, trong đó có thanh toán trên di động. Qua nghiên cứu thị trường, tôi nhận thấy rằng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán cơ bản của người dân Việt Nam là rất lớn, trong đó thương mại điện tử là một phần của nhu cầu.
Ví điện tử giúp ngân hàng giảm ùn tắc và tiết kiệm chi phí dịch vụ giao dịch ngân hàng.
Ông nói rằng doanh thu TMĐT Việt Nam lên đến 2 tỉ USD nhưng lại rất ít giao dịch thông qua kênh thanh toán trực tuyến. Theo ông có phải vấn đề nằm ở niềm tin của người dùng khi thanh toán trực tuyến hay không?
Thanh toán trên di động cũng như thanh toán trên thẻ ngân hàng, đều tuân thủ chặt chẽ các qui định và hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước, vì vậy theo tôi khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng các hình thức thanh toán do các tổ chức có uy tín cung cấp.
Vấn đề ở đây là khi thực hiện các giao dịch thương mại điện tử, khách hàng chưa có sự đảm bảo khi cung cấp các thông tin cá nhân cho các nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa trên mạng. Nếu việc bảo mật thông tin không được thực hiện theo đúng quy chuẩn, các thông tin cá nhân này rất dễ bị đánh cắp hoặc bị tiết lộ và sử dụng trong các mục đích ngoài ý muốn.
Ý ông là thanh toán trực tuyến tại Việt Nam không an toàn?
Việc thực hiện mua bán trên các trang thương mại điện tử hiện nay chứa đựng không ít rủi ro vì thị trường còn mang tính tự phát và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chủ yếu do các cá nhân riêng lẻ mua bán trực tiếp với nhau, không có bảo chứng về sản phẩm, xuất xứ hàng hoá rõ ràng, không có qui định rõ ràng về chế tài, đồng thời không có gì đảm bảo an toàn khi người mua cung cấp thông tin liên quan đến thanh toán cho người bán (ví dụ như thông tin về thẻ tín dụng).
Chúng ta có thể thấy rằng đối với các công ty lớn, kinh doanh có uy tín trên thị trường (như Thế giới di động, Viễn thông A, Zalora…) thì khách hàng hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi mua sắm trực tuyến vì được đảm bảo về xuất xứ hàng hóa, bảo hành theo đúng quy định cũng như bảo mật về thông tin thanh toán và nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ đơn vị cung cấp hàng hóa khi cần thiết.
Cần thời gian để người dùng quen với hình thức thanh toán trực tuyến.
Nói một cách đơn giản, thương mại điện tử thực chất là một chợ ảo, trong đó người bán và người mua tương tác với nhau. Để khách hàng tin tưởng và sử dụng thì chúng ta phải đảm bảo sự minh bạch đối với sản phẩm và xuất xứ, đảm bảo việc thanh toán và giao hàng đơn giản dễ dàng, cũng như có đầy đủ biện pháp kiểm soát và chế tài để đảm bảo quyền lợi của người mua.
Theo Genk
Thanh toán trực tuyến: Canh cánh nỗi lo bảo mật
Với hơn 31 triệu người dùng Internet, thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển. Cùng đó, nhu cầu thanh toán trực tuyến cũng gia tăng và trở thành một trong những loại hình dịch vụ phát triển mạnh mẽ thời gian vừa qua.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Trong một lần trao đổi với phóng viên Vietnam , ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng Giám đốc PeaceSoft (đơn vị sở hữu sàn giao dịch trực tuyến Chodientu.vn) dự đoán, đến năm 2015 tổng sản lượng giao dịch hàng hóa trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 6 tỷ USD, trong đó có 2 tỷ USD giao dịch thanh toán trực tuyến.Thực tế cho thấy, cổng thanh toán trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc đem đến sự giao dịch thuận tiện giữa người mua và người bán. Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn cho các giao dịch này là một yêu cầu bắt buộc.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, một số hệ thống thanh toán trực tuyến phổ biến ở Việt Nam đang gặp phải lỗ hổng an ninh nghiêm trọng.
Tại Hội thảo an toàn thông tin cho sản phẩm và doanh nghiệp diễn ra ngày 13/1, chuyên gia Nhâm Xuân Nam (từng tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ khoa học máy tính tại Đại học quốc gia Singapore) đã trình diễn cách mua hàng không... mất tiền.
Theo ông Nam, sau khi người mua vào website của người bán chọn lựa mặt hàng cần mua và đồng ý thực hiện việc thanh toán. Sau đó, trình duyệt của người mua hàng sẽ gửi yêu cầu thanh toán về máy chủ trang web bán hàng. Thông tin được gởi về có thể gồm mã đơn hàng, danh sách các mặt hàng, tổng số tiền cần thanh toán...
Tiếp theo, ứng dụng web của người bán hàng sẽ xử lý đơn hàng và sẽ trả kết quả về cho người mua hàng dưới dạng một yêu cầu chuyển hướng HTTP. Đích đến của yêu cầu chuyển hướng này là địa chỉ của cổng thanh toán... Để đảm bảo cho cổng thanh toán xác định được yêu cầu gửi đến này được tạo ra từ ứng dụng của người bán hàng, dữ liệu được gửi đi bao gồm một chữ ký của bên bán hàng trên các thông tin còn lại.
Sau khi nhận được yêu cầu chuyển hướng từ phía người bán, trình duyệt của người mua hàng sẽ tự động chuyển đến trang web của cổng thanh toán. Ứng dụng web của cổng thanh toán sẽ tiếp nhận yêu cầu này và bắt buộc người mua hàng phải thực hiện các thao tác trên cổng thanh toán như đăng nhập, điền thông tin thẻ tín dụng hoặc ATM, xác nhận đơn hàng...
Khi người mua hàng thực hiện thành công các bước theo đúng quy trình, phía cổng thanh toán sẽ trả về kết quả cho người mua hàng dưới dạng một yêu cầu chuyển hướng HTTP. Đích đến của yêu cầu chuyển hướng này là địa chỉ máy chủ của trang web bán hàng. Thông tin đi kèm trong yêu cầu chuyển hướng này dùng để xác nhận với trang web bán hàng rằng người mua đã thanh toán thành công. Các thông tin này cũng được đi kèm với một chữ ký.
Tiếp theo, trình duyệt của người mua hàng sẽ tự động chuyển hướng trang web bán hàng sau khi nhận yêu cầu chuyển hướng từ cổng thanh toán.
Cuối cùng, trang web bán hàng sẽ kiểm tra thông tin được gửi đến. Nếu thông tin này có nội dung mô tả đúng như khi khách hàng đã thanh toán đơn hàng và có chữ ký hợp lệ thì giao dịch được thực hiện thành công.
Ông Nam cho hay, ưu điểm của quy trình này là ngắn gọn và đơn giản. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng có thể tạo ra một lỗ hổng nghiêm trọng giúp cho một người có thể thực hiện mua hàng mà không cần phải thanh toán tiền.
Từ chối nêu tên cũng như chi tiết về cơ chế hoạt động của các cổng thanh toán có những lỗ hổng nói trên, ông Nam cho hay các lỗ hổng nói trên đã được biết đến từ rất lâu trong cộng đồng làm về mật mã học, tuy nhiên sau nhiều năm vẫn còn rất nhiều website gặp phải.
Rõ ràng, đã đến lúc các đơn vị thanh toán trực tuyến cần phải có cái nhìn cẩn trọng hơn trong việc bảo mật để đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Có như vậy, thương mại điện tử ở Việt Nam mới có được sự phát triển bền vững./.
Theo TTXVN
Thập Niên Nhất Kiếm công bố giờ mở cửa Thay vì Closed Beta như thường lệ, nhà phát hành quyết định tiến thẳng lên Open Beta vào lúc 14h ngày 11/10. Hai máy chủ Nhật Nguyệt Kiếm và Thiên Bộc Kiếm sẽ được khai mở phục vụ cho giai đoạn thử nghiệm. Song song với hai máy chủ, Thập Niên Nhất Kiếm sẽ tung ra 10 sự kiện lớn với nhiều phần...