Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh
Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán dịch vụ công trong quý III-2020 tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Cụ thể, trong 7 tháng năm 2020, tổng số giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt 82,2 triệu món, giá trị đạt 59,1 triệu tỷ đồng (tăng 13,6% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019). Số lượng giao dịch thanh toán qua thẻ đạt gần 205,6 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 475.900 tỷ đồng (tăng tương ứng 29,7% và 15,8%). Trong khi đó, thanh toán qua điện thoại di động cũng đạt 574,4 triệu giao dịch với giá trị đạt 5,9 triệu tỷ đồng (tăng 184,2% về số lượng và 186,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).
Được biết, để bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, an ninh, an toàn và tăng thêm tiện ích sử dụng thẻ, Ngân hàng Nhà nước đang đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng tiến độ kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam. Dự kiến cuối năm 2021, sẽ hoàn thành việc chuyển đổi sang thẻ chip đối với toàn bộ thẻ nội địa.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại đang tiếp tục triển khai nhiều chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán trực tuyến nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Đối với phí chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống 24/7 của Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), có 45/45 ngân hàng đã miễn, giảm phí cho khách hàng đối với các giao dịch giá trị nhỏ (từ 2 triệu đồng trở xuống). Theo đó, khoảng 63% giao dịch thanh toán của khách hàng qua Napas được miễn hoặc giảm phí. Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng.
Chất lượng hàng hóa mấu chốt thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Một số doanh nghiệp thương mại điện tử cho rằng một trong những mấu chốt thúc đẩy thanh toán không tiền mặt là nhà cung cấp phải bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ lẫn công tác hậu mãi, chăm sóc khách hàng.
Thống kê chỉ ra, hiện nay, Việt Nam có 70 tổ chức tín dụng, chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán đã cung ứng các dịch vụ thanh toán qua internet và điện thoại di động thông minh. Riêng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 3 tháng đầu năm nay tăng trên 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế năm 2019, gần 40% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt.
Chất lượng hàng hóa được xem là một trong những mấu chốt thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh minh họa.
Theo nhận định từ giới chuyên gia, với tâm lý "chắc ăn", phần lớn người tiêu dùng vẫn chọn lựa phương thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng. Ngay các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng chưa mạnh tay kết nối thanh toán với các ngân hàng, cổng thanh toán quốc gia.
Một số doanh nghiệp thương mại điện tử cho rằng một trong những mấu chốt thúc đẩy thanh toán không tiền mặt là nhà cung cấp phải bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ lẫn công tác hậu mãi, chăm sóc khách hàng. Bởi nếu không sẽ dẫn tới mất công bằng giữa người thanh toán trước (không tiền mặt) - nhận hàng sau với người nhận hàng trước rồi trả tiền mặt. Chỉ khi người dùng hài lòng với thanh toán không tiền mặt, doanh nghiệp mới tăng dần lượng hàng hóa giao dịch qua online, tăng thêm lợi nhuận nhằm bù đắp cho các chi phí liên quan.
Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Trưởng ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính thẳng thắn chỉ ra, việc doanh nghiệp nhỏ ngại sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại vì không giấu được doanh thu và ảnh hưởng đến các khoản nộp thuế. Mặt khác, một số doanh nghiệp chưa có sự đồng bộ về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt đặc biệt là dịch vụ công. Do đó cần đẩy mạnh thực hiện chiến lược tài chính toàn diện đến 2025, định hướng đến 2030 theo Quyết định số 149 của Thủ tướng Chính phủ.
"Rà soát lại, hoàn thiện các Nghị định liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, hay các thông tư mà hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán định danh xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử. Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ thuế để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa để đảm bảo việc kiểm soát được các hoạt động liên quan đến trốn thuế", bà Nguyễn Thị Hải Bình nêu ý kiến.
Để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tạo sự phát triển bứt phá. Các ngân hàng thương mại tiếp tục hướng dẫn người dân kỹ năng giao dịch tài chính-thanh toán an toàn, hợp lý. Đồng thời, để tạo niềm tin cho khách hàng thì xây dựng quy định pháp luật bảo vệ người sử dụng dịch vụ để đề phòng rủi ro trong thanh toán tiêu dùng.
Ngân hàng "kiên trì" đòi giảm phí và cước tin nhắn Sau 2 lần gửi công văn đề xuất giảm phí tin nhắn nhưng vẫn chưa được thực hiện, mới đây, Hiệp hội ngân hàng lần thứ 3 gửi công văn tới Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị giảm cước tin nhắn để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch bệnh COVID-19. Nằm trong chủ trương của Chính phủ về...