Thanh toán không dùng tiền mặt có sự tăng trưởng mạnh
Để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, an ninh, độ an toàn và tăng thêm tiện ích sử dụng thẻ, Ngân hàng Nhà nước đã và đang đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng tiến độ kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam.
Theo NHNN, hoạt động thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán dịch vụ công trong quý III tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh.
Trong 7 tháng qua, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt 82,2 triệu món, giá trị đạt 59,1 triệu tỷ đồng (tăng 13,61% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019).
Đặc biệt, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt 574,4 triệu giao dịch với giá trị đạt 5,9 triệu tỷ đồng (tăng 186,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Số lượng giao dịch thanh toán qua thẻ đạt gần 205,6 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 475.900 tỷ đồng (tăng tương ứng 29,7% và 15,8% so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt 240,9 triệu giao dịch với giá trị đạt 15,2 triệu tỷ đồng (tăng 39,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, đối với phí chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống 24/7 của NAPAS, có 45/45 ngân hàng đã thực hiện chính sách miễn/giảm phí cho khách hàng đối với các giao dịch giá trị nhỏ (từ 2 triệu đồng trở xuống).
Theo đó, khoảng 63% giao dịch thanh toán của khách hàng qua NAPAS được miễn hoặc giảm phí. Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng.
Thẻ ngân hàng tiếp tục phát triển, đến cuối tháng 7, số lượng thẻ đang lưu hành đạt mức 107,7 triệu thẻ (tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2019).
Để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, an ninh, độ an toàn và tăng thêm tiện ích sử dụng thẻ, Ngân hàng Nhà nước đã và đang đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng tiến độ kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam.
Dự kiến đến cuối năm 2021, việc chuyển đổi sang thẻ chip đối với toàn bộ thẻ nội địa sẽ hoàn thành.
Thanh toán trực tuyến ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng
Trước tác động nặng nề của dịch Covid-19 lên nền kinh tế, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử. Thanh toán trực tuyến được đặc biệt quan tâm và ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng kể từ khi dịch Covid-19 diễn ra.
Trong dịch bệnh, khách đến trực tiếp cửa hàng mua sắm sụt giảm. Tuy nhiên, tại một số cửa hàng khoảng 10 người mua thì 3 - 4 người chọn quét mã thanh toán hoặc chuyển khoản. Khách trả tiền mặt giảm 1/3 từ đầu dịch đến nay.
"Hình thức thanh toán không tiền mặt giảm thiểu rủi ro lây nhiễm khi tiếp xúc gần với khách. Ngoài ra, việc tổng kết sổ sách cuối ngày cũng nhanh hơn, dễ hơn", chị Phạm Thị Nhiên - cửa hàng trưởng Aristino, Thái Hà nói.
Còn với người lái taxi như anh Nguyễn Văn Hưng (Hà Nội), kết thúc một chuyến xe bây giờ không còn thường xuyên phải chạy đi đổi tiền lẻ bù cho khách nữa.
"Với nhiều chức năng mới như mã QR, thẻ không chạm, thẻ chip... sẽ giúp lái xe thanh toán nhanh hơn", anh Hưng cho hay.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong nửa đầu năm nay, chỉ riêng thanh toán qua mobile banking tăng gần 180%, với giá trị lên tới 4,9 triệu tỷ đồng.
Từ đầu năm nay các ngân hàng đưa ra khoảng 1.000 tỷ đồng hỗ trợ tiền phí dịch vụ thanh toán và ưu đãi dưới dạng hoàn tiền nhằm tận dụng đà chuyển biến tích cực thói quen thanh toán từ dịch Covid-19.
Ngoài ra, việc hợp nhất, đơn giản hoá, các nền tảng cũng buộc phải đẩy nhanh tiến độ để giữ chân người dùng trên đà chuyển biến tích cực hiện nay.
Người dùng tăng giao dịch qua di động nhờ phương thức thanh toán an toàn, tiện ích và nhanh chóng. Ảnh minh họa.
Hiện cũng có 34 tổ chức không phải là ngân hàng được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Cách làm của các đơn vị này khá đa dạng như: Kết hợp thanh toán với hệ sinh thái công nghệ, từ gọi xe, giao đồ ăn hoặc giao hàng không tồn tại tiền mặt.
Tiện ích xoay quanh chiếc điện thoại là một định hướng công nghệ buộc các ngân hàng và tổ chức thanh toán cũng phải liên tục thay đổi.
Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục xây dựng, bổ sung hành lang pháp lý cho thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ.
Tiếp tục thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thời đại số Theo nhận định từ giới chuyên gia, thời gian vừa qua, mặc dù thói quen sử dụng tiền mặt của người dân nhìn chung đã giảm bớt, nhưng vẫn chưa chuyển dịch mạnh sang thanh toán không dùng tiền mặt. Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển như vũ bão thì hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trở nên...