Thanh toán điện tử đạt hơn 7 triệu tỷ đồng
Đó là số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc sử dụng thanh toán điện tử. Hiện Việt Nam có 70 tổ chức tín dụng và nhiều đơn vị trung gian thanh toán ví điện tử với giá trị giao dịch qua internet đạt con số khổng lồ (7 triệu tỷ đồng qua intenet và 300.000 tỷ đồng qua điện thoại di động).
Các máy POS dùng để thanh toán không bằng tiền mặt xuất hiện ngày càng nhiều tại các cửa hàng
Mùa dịch Covid-19 vừa qua là thời điểm tốt để ngân hàng số và công nghệ tài chính phát triển. NHNN cũng cho biết, các ngân hàng đã bỏ ra khoảng 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ thanh toán qua các giao dịch điện tử. Cụ thể, doanh nghiệp, cá nhân được giảm phí dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7, giảm 50% mức phí giao dịch thanh toán nhỏ (dưới 2 triệu đồng) qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Dự kiến, tháng 6-2020, sẽ có nghị định mới thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, sẽ giúp tái cấu trúc nền kinh tế, thực hiện số hóa nền kinh tế, số hóa doanh nghiệp và đẩy mạnh thương mại điện tử.
Hướng tới minh bạch, công khai từ thanh toán không dùng tiền mặt
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, thanh toán không dùng tiền mặt trở thành xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia. ây cũng là một trong những giải pháp về cơ chế, chính sách mà Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn ảng đã đề ra, để thúc đẩy minh bạch, công khai, góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Video đang HOT
Ảnh minh họa (Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn)
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt
Những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong nền kinh tế. Công tác chỉ đạo, điều hành cũng đã được cơ quan này triển khai thực hiện quyết liệt nhằm từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới. Cụ thể, NHNN đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2545/Q-TTg phê duyệt ề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 241/Q-TTg phê duyệt ề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự. Bên cạnh đó, NHNN ban hành kế hoạch xác định cụ thể các nhiệm vụ, lộ trình và trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong ngành ngân hàng.
Theo Vụ trưởng Thanh toán (NHNN) Phạm Tiến Dũng, năm 2018-2019 có thể được coi là năm đánh dấu sự thành công trong việc nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thanh toán. Theo đó, Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa và tiêu chuẩn cơ sở "ặc tả kỹ thuật QR code" đã được Thống đốc NHNN ký quyết định ban hành, làm cơ sở để các tổ chức áp dụng thống nhất một chuẩn chung tại thị trường Việt Nam; qua đó tăng cường mức độ an toàn, bảo mật và gia tăng tiện ích, tạo thêm nhiều trải nghiệm cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán.
ến nay, ề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đang bước vào những năm cuối với mục tiêu đạt tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đặt ra mục tiêu đưa tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán xuống dưới mức 10% vào cuối năm 2020 và rút xuống còn 8% vào cuối năm 2025. ể hoàn thành các mục tiêu nêu trên, cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử, liên tục được hệ thống ngân hàng chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của xã hội và thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Số liệu từ NHNN cho thấy, tám tháng đầu năm 2019, số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng đã đạt hơn 158 triệu giao dịch với tổng giá trị đạt hơn 410 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 15,8% và 15,6% so với cùng kỳ năm 2018). Tổng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong tám tháng cũng đạt gần 105 triệu giao dịch, tương ứng với gần 61 triệu tỷ đồng (tăng 19,57% về số lượng và 26,66% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018). Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán điện tử tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng. ến cuối tháng 7-2019, toàn thị trường có 18.841 máy ATM và 262.733 POS được lắp đặt với hơn 50 nghìn điểm chấp nhận thanh toán qua QR code.
Nhiều tính năng, tiện ích cũng đã được tích hợp vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ,... ến cuối tháng 7-2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh in-tơ-nét đạt hơn 226 triệu giao dịch với giá trị giao dịch khoảng 10,9 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 51,8% và 18,3% so với cùng kỳ năm 2018). Số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đạt gần 202 triệu giao dịch với giá trị giao dịch gần 2,1 triệu tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ba con số qua từng năm, tăng tương ứng 104,9% và 155,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý
Theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu, TTKDTM có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền. ặc biệt, TTKDTM còn giúp chống thất thu thuế cho Nhà nước từ những giao dịch chui hoặc không minh bạch; giảm rủi ro rửa tiền, hay nói cách khác là kiểm soát và phát hiện các thanh toán phạm pháp. Thông qua các ứng dụng QR code, ví điện tử hay thẻ tín dụng..., việc TTKDTM nhìn chung an toàn hơn bởi nó được bảo vệ qua hệ thống ngân hàng, các ứng dụng bảo mật vân tay hay nhận dạng khuôn mặt, mã OTP. "Nhưng nói thế không có nghĩa thanh toán phi tiền mặt an toàn tuyệt đối bởi nó cũng có các rủi ro như tình trạng tiền trong thẻ bỗng dưng bị đánh cắp hoặc thậm chí là rửa tiền, điều này cần được các công ty công nghệ tài chính và ngân hàng khắc
phục bằng cách tăng cường bảo mật" - TS Nguyễn Trí Hiếu lưu ý.
ồng tình với xu thế không thể đảo ngược của TTKDTM, Phó Thủ tướng Vương ình Huệ cũng cho biết: Thực tế không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đang hướng tới sự minh bạch. Càng minh bạch thì càng chống được tham nhũng, kể cả tham nhũng vặt. Nhưng khi đánh giá về thực trạng TTKDTM tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Vương ình Huệ cũng nhìn nhận, TTKDTM của nước ta hiện chỉ mới chiếm khoảng 14% trên tổng phương tiện thanh toán; trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia đạt TTKDTM cao nhất thế giới, với tỷ lệ chiếm đến 80% tổng giao dịch. Mục tiêu trong năm tới, tỷ lệ TTKDTM chiếm hơn 30% trên tổng phương tiện thanh toán; ba năm tới mục tiêu là sẽ chiếm tỷ lệ 50% trên tổng phương tiện thanh toán. Do đó, để đẩy mạnh TTKDTM, trước hết phải phổ cập định hướng tài chính toàn diện để toàn bộ người dân hiểu và sử dụng được dịch vụ này. Cùng với đó, cần hoàn thiện hành lang pháp lý để triển khai đề án TTKDTM của Chính phủ.
ồng quan điểm, TS Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cũng nêu đề xuất: ể phát triển TTKDTM, Chính phủ cần chỉ đạo hoàn thiện, cập nhật Chiến lược quốc gia về TTKDTM. Theo đó, năm 2016, Chính phủ đã ban hành ề án phát triển TTKDTM đến năm 2020. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đề án cần liên tục được cập nhật tạo cơ sở thúc đẩy hành lang pháp lý liên quan đến TTKDTM theo kịp yêu cầu thực tiễn. Trong đó, cách tiếp cận xây dựng các quy định pháp luật nên theo hướng khuyến khích thử nghiệm, sáng tạo nhiều hơn, song song với xu hướng chuẩn hóa nhằm tận dụng tốt thành quả công nghệ, nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp.
Cuối cùng, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: thanh toán bằng tiền mặt trên toàn thế giới vẫn có khuynh hướng tăng bất chấp xu hướng mở rộng của thanh toán điện tử. Dẫn báo cáo World Cash Report 2018 của G4S, "trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với GDP năm 2016 tăng lên hơn 9,6% so với mức 8,1% năm 2011", Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh: Số liệu cho thấy mặc dù thanh toán điện tử đang được đẩy mạnh, thanh toán di động đã trở thành xu hướng rõ nét ở nhiều nước nhưng tiền mặt vẫn còn được sử dụng nhiều. Vì vậy, Chính phủ các nước đều rất quan tâm đến việc đẩy mạnh TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử. ối với Việt Nam, trước mắt, NHNN sẽ tích cực, chủ động thực thi một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm thúc đẩy TTKDTM. Theo đó, về khung pháp lý, NHNN hoàn thành dự thảo các quy định thay thế Nghị định số 101/2012/N-CP của Chính phủ về TTKDTM, trong đó đề ra một số giải pháp để mở rộng phạm vi và đối tượng sử dụng dịch vụ TTKDTM; tiếp tục triển khai có hiệu quả một số đề án, chiến lược về lĩnh vực thanh toán...
HỒNG ANH
Theo Nhandan.vn
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2545/Q-TTg và các nghị quyết của Chính phủ. Trong đó, Ngân hàng...